Download Ghi nhận về Hà Lan đối mặt với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Download Ghi nhận về Hà Lan đối mặt với biến đổi khí hậu và nước biển dâng miễn phí





Đợt khảo sát thứnhất, chỉthực hiện được vềchiều cao đê và lớp phủ đê, đã
được báo cáo với Nghịviện Hà Lan năm 2002: 50% trong tổng số3550 km đê và
giồng cát đáp ứng các tiêu chí; 35% không đủthông tin đểkết luận; 15% không
đáp ứng yêu cầu vềan toàn. Báo cáo ước tính cần 2,55 tỉeuros cho việc tăng
cường an toàn đê.
Theo kết quảcủa đợt khảo sát thứhai chi tiết hơn, báo cáo với Nghịviện
cuối năm 2006, tỉlệchiều dài đê và giồng cát không đáp ứng các tiêu chí mới về
an toàn đê cao hơn. Tổng chi phí cho việc kiện toàn đê theo tiêu chí mới vượt quá
ngân sách dành cho công tác này trong năm năm. Kếhoạch High Water Protection
Planthểhiện sựlựa chọn ưu tiên của Chính phủ, được thực hiện thông qua đềán
FLORIS(Flood Risks and Safety in Netherlands).



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Hà Lan đối mặt với biến đổi khí hậu – NNT, 17.01.2011
1
GHI NHẬN VỀ HÀ LAN ĐỐI MẶT VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG 1
Gs.Tskh. Nguyễn Ngọc Trân
Để tưởng nhớ Cố Thủ tướng Võ văn Kiệt
Hà Lan là một lãnh thổ mà phần lớn là vùng đất thấp, được hình hành từ bốn
châu thổ của các sông Rhine (Rhin), Maas (Meuse), Schelde và IJssel (Hình 1).
Lịch sử Hà Lan là lịch sử chiến đấu không ngừng và kiên cường với biển và ngập
nước để tồn tại từ trên 2000 năm nay.
Hình 1. Địa hình Hà Lan
Hà lan được thế giới biết đến như là đất nước của các polder (pôn-đơ) và
hiện có trên 3000 polder ở các quy mô khác nhau (Hình 2).
Polder là một vùng đất thấp được đê bao bọc, là một thực thể thủy văn theo
nghĩa là nó không có trao đổi nước bên ngoài ngoại trừ những công trình do con
người xây nên và vận hành. Cối xay gió, biểu tượng của Hà Lan, là một công trình
sử dụng năng lượng gió để bơm và tháo nước cho các polder, kết hợp làm cối xay.
Hình 2. Sơ đồ phổ biến của các polder
1 Bài viết này được chuẩn bị từ đầu năm 2010, được đối chiếu và bổ sung trong chuyến du khảo tháng 10.2010
Hà Lan đối mặt với biến đổi khí hậu – NNT, 17.01.2011
2
1. Đê Afsluitdijk và hệ thống công trình Delta Works
Nói đến polder là nói đến khả năng đê bị vỡ. Từ 1700 đến năm 1926 đã có
490 lần vỡ đê. Hình 3 chỉ ra vị trí và thời gian xảy ra các vụ vỡ đê này.
Hình 3. Vị trí và thời gian các lần vỡ đê ở Hà lan từ 1700 đến 1950
Những trận vỡ đê xảy ra vào các năm 1134, 1287, 1375, 1404, 1421, 1530,
1570, 1717, 1916 và 1953 thuộc loại thiệt hại nặng nề nhất 2.
Sau thiên tai năm 1916, đê Afsluitdijk được xây dựng, ngăn IJselmeer với
Biển Bắc. Polder Weringmeer được cải tạo và ba polder mới rông lớn Noordoost,
Oostelijk Fleveland và Zuidelijk Flevoland được hình thành (Hình 4).
Hình 4. Đê Afsluitdijk và các polder mới Hình 5, Vỡ đê năm 1953. Màu xanh là vùng bị ngập
Đê Afsluitdijk dài 32 km, bề mặt rộng 90 mét, chiều cao thiết kế ban đầu 7,25
mét trên mực nước biển. Ở đầu tây nam, Den Oever, có âu thuyền Stevin và ba dãy
mỗi dãy năm cửa cống. Ở đầu đông bắc Kornwerderzand có âu thuyền Lorentz và
2 1287, đê bị vỡ tạo ra một vịnh mới Zuiderzee; 1421: lụt ở Zeeland và Holland, 30 làng bị ngập và khoảng 2000
người chết; 1570: Vỡ đê làm ngập 2/3 diện tích của Hà Lan. Hơn 2000 người chết, hàng chục ngàn người mất
nhà cửa; Giáng sinh 1717, trận bão Biển Bắc tồi tệ nhất trong vòng 400 năm tấn công Hà Lan, Đức và
Scandinavia làm 14.000 người chết trong đó Hà Lan có 2276; Năm 1916, nhiều đê điều ở Zuiderzee bị vỡ.;
Ngày 1/2/1953, bão lũ đã nhấn chìm phần lớn khu vực phía tây nam của Hà Lan, giết chết 1835 người, làm ngập
hơn 150 ngàn ha đất. Xem Hình 5.
Hà Lan đối mặt với biến đổi khí hậu – NNT, 17.01.2011
3
hai dãy mỗi dãy năm cửa cống. Do nước từ các sông liên tục đổ vào và nước từ các
polder mới được hình thành tháo ra, nên định kỳ IJsselmeer được thay nước.
Sau trận vỡ đê ngày 01.02.1953, đề án Delta Plan đề xuất một hệ thống
công trình (Delta Works) rất quy mô cho vùng Zeeland và Nam Holland (Hình 6a).
Đen: nước mặn; Xanh: nước lợ; Xanh lạt: nước ngọt
(a) Đề án Delta Plan ban đầu (b) Đề án Delta Plan cuối cùng
Hình 6. Đề án Delta Plan sau trận vỡ đê năm 1953
Đề án ban đầu (Hình 6a) đã được tranh luận rất nhiều vì các tác động to lớn
của các công trình đến môi trường. Nếu các cửa sông bị bịt kín lại, chế độ triều
trong vùng này sẽ bị thay đổi căn bản. Đặc biệt nghề nuôi trai, ngành công nghiệp
chủ lực của vùng sẽ bị mai một. Đề án cuối cùng được thỏa hiệp và được Nghị viện
thông qua là đề án thể hiện trong Hình 6b. Delta Works được hoàn tất và đi vào
hoạt động từ năm 1978.
2. Những thay đổi về môi trường nhận thấy được
Như dự kiến, chế độ thủy văn trong các thủy vực sau đê đã thay đổi đáng kể.
Tất cả các cửa sông trong Delta Plan đều được đóng kín trừ Oosterschelde và
Westerschelde. Mặc dù đê mở, ở Oosterschelde, chế độ triều đã giảm đi khoảng
25%. Ở những nơi khác, chuyển động triều bị chặn đứng, và nước mặn trở thành lợ
hay ngọt. Vận tốc dòng chảy có nơi giảm đến 80 - 100% (Hình 7).
H.7 Giảm tốc độ dòng chảy tại Eastern Scheldt H.8. Thay đổi địa mạo tại Oosterschelde
sau khi có các công trình. Nguồn: Rijkwaterstaaat
Hà Lan đối mặt với biến đổi khí hậu – NNT, 17.01.2011
4
Địa mạo lòng sông và nhiều khu vực sau các công trình cũng biến đổi nhiều
(Hình 8). Các thay đổi về chế độ thủy văn, về chất lượng nước, và về địa mạo dẫn
đến những biến đổi sâu sắc về sinh vật. Các loại cá biển không còn, các loại chim
biển không đến nữa. Dần dần các loài thủy sinh vật khác phát triển và thay thế.
Theo các chuyên gia tình hình này không thể đảo ngược được.
Ở Zuiderzee, được gọi là IJsselmeer sau khi đê Afsluitdijk hoàn tất, cũng
tương tự. Các loại cá như hareng, anchois, tôm và các loài thủy sản khác trước đây
rất nhiều, đã dần dần biến mất. Theo ngư dân đây là một hậu quả của con đê.
Các công trình Delta Works và đê Afsluitdijk đã giải quyết được vấn đề an
toàn cho người dân, tạo thêm những polder mới, và về phương diện này là những
thành công lớn. Thế nhưng đồng thời, các công trình đó đã tạo ra những vấn đề
mới và bài toán mới.
Rõ ràng nhiệm vụ quản lý nước bao quát hơn việc xây dựng và bảo trì ngày
càng nhiều các đê và cống đập.
Việc đất ở các châu thổ bị sụt lún là một hiện tượng tự nhiên do các chất liệu
trầm tích ngậm nước ít hay nhiều, và nền đất yếu.
Tuy chưa có số liệu đo đạc và được theo dõi tại các châu thổ, nhưng có thể
ước tính, độ lún tỉ lệ thuận với mức độ thâm canh tăng vụ, với mật độ dân số và
khối lượng các công trình được xây dựng bên trên, với mức độ khai thác nước
ngầm, dầu mỏ. Mức độ sụt lún có thể từ 1÷10 mm/năm thậm chí đến 300 mm/năm.
Nhiều công trình khoa học đã quan sát, theo dõi quá trình đất lún trong các
polder. Độ sụt lún cao ở những địa bàn có than bùn. Hình 9 diễn đạt quá trình này.
H.9.Quá trình sụt lún đất trong polder. Đất canh tác ban đầu trở thành đất
trồng cỏ cho chăn nuôi, và cần xây thêm đê thứ hai. Nguồn: Van de Ven, 1993.
3. Đánh giá mức độ an toàn của hệ thống đê
Có ba nguyên nhân được đưa ra để giải thích trận vỡ đê ngày 01.02.1953:
(a) Đê thấp và mái đê rất dốc;
(b) Cơn bảo phát sinh từ hai áp thấp đến từ Scotland hội tụ lại làm cho nước
biển dâng cao, tràn qua đê và xói móc thân đê từ bên trong, làm cho đê yếu và vỡ;
(c) Cơn bão trùng với lúc có triều xuân phân.
Đó là chưa kể đến tình trạng sụt lún đất trước đó làm tăng khả năng đê bị vỡ.
Cũng may là vào ngày vỡ đê không có lũ đổ về từ thượng nguồn các sông.
Nếu không thì thảm họa sẽ còn lớn hơn nhiều.
Hà Lan đối mặt với biến đổi khí hậu – NNT, 17.01.2011
5
Chính vì lẽ đó, sau khi các công trình Delta Works đi vào hoạt động năm
1978, Luật về an toàn đê đã được Nghị viện Hà Lan ban hành.
Trước những thách thức của b...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top