Koen

New Member
Download Khóa luận Xử lý nước thải của quá trình sản xuất sữa bằng phương pháp hoá học

Download Khóa luận Xử lý nước thải của quá trình sản xuất sữa bằng phương pháp hoá học miễn phí





 
PHỤ LỤC
Trang
Lời mở đầu.6
Phần1 - Phần tổng quan 7
I –Vài nét về vai trò của nước sạch và tình trạng ô nhiễm môi trường 7
I.1 –Vai trò của nước sạch 7
I.2 – Tình trạng ô nhiễm môi trưòng 7
I.2.1 - Tình trạng ô nhiễm môi trưòng trên Thế Giới 7
I.2.2 – Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 8
II – Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp 9
II.1 – Phương pháp xử lý cơ học 9
II.2 – Phương pháp xữ lý hoá học và hoá lý học 9
II.2.1 – Phương pháp oxy hoá nhiệt 10
II.2.2 – Phương pháp oxy hoá-Nhiệt-Xúc tác 10
II.2.3 – Phương pháp oxy hoá-Bức xạ 11
II.2.4 –Oxy hoá bằng các chất oxy hoá mạnh 11
II.3 – Phương pháp xử lý sinh học 12
III – Phân loại và các đặc tính của nước thải 13
IV – Các thông số quan trọng của nước thải 13
IV.1 – Xác định chất rắn 13
IV.2 – Màu sắc nước. .14
IV.3 – Mùi của nước.14
V – Các thông số đánh giá chất hữu cơ có trong nước.14
 
Trang
V.1 – Nhu cầu oxy hoá học(COD) .14
V.2 – Nhu cầu oxy hoá sinh học(BOD).14
V.3 – Hàm lượng oxy hoà tan trong nước(DO).15
VI – Các hợp chất sunfua , các nguồn gây ô nhiễm và phương pháp xữ lý.15
VI.1 – Tính chất lý, hoá và sinh học của hợp chất sunfua.15
VI.1.1 – Tính chất của đihiđrôsunfua (H2S).15
VI.1.2 – Tính chất của Natri sunfua (Na2-S).16
VI.2 – Các suafua có trong nước và nguồn gây ô nhiễm 19
VI.3 – Các phương pháp loại bỏ sunfua trong công nghiệp 20
VI.3.1 – Phương pháp điện phân để loại S2- ở dạng kết tủa 20
VI.3.2 – Phương pháp dùng xúc tác có tính oxy hoá 21
VI.3.3 – Phương pháp sục oxy không khí ướt 21
VI.4 – Phương pháp xác định sunfua 21
VI.4.1 - Chuẩn độ điện thế nhờ điện cực chọn lọc sunfua 21
VI.4.2 - Phương pháp so màu 22
VI.4.2.1 – Xác định trắc quang phản ứng tạo metylen xanh 22
VI.4.2.2 – Phép đo độ đục của dung dịch ít tan 22
VI.4.3 – Phương pháp trọng lượng 22
VI.4.4 – Phương pháp thể tích 22
VI.4.4.1 - Chuẩn độ bằng hexaxianoferat(III) 22
VI.4.4.2 – Phương pháp chuẩn độ Iốt 23
Phần2 : Thực nghiệm 24
I - công cụ và hoá chất 24
I.1- công cụ 24
I.2 – Hoá chất 24
Trang
II - Chuẩn bị hoá chất 24
III - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu . . . .25
Phần 3-Kết quả và thảo luận 28
I. -Một số thông số cùa nước thải 28
II. - Khảo sát ảnh hưởng của môt số yếu tố đến quá trình xử lý 29
II.1 - Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến quá trinh xử lý 29
IV.2- Khảo sát ảnh hưởng của pH đến quá trình xử lý 30
IV.3 - Khảo sát ảnh hưởng của lượng CaO đến quá trình xử lý 31
IV.4 - Khảo sát ảnh hưởng của lương CaOCl2¬ đến quá trình xửlý 32
Kết luận. 34
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ng loại bỏ một số hợp chất không tan. Các chất này có thể tồn tại ở các dạng hợp chất vô cơ hay hợp chất hữu cơ. Các phương pháp thường dùng là: lọc qua lưới, lắng, xiclon thuỷ lực, lọc qua lớp vật liệu cát và quay li tâm.
II.2-Phương pháp hoá học và hoá lý học.
Phương pháp này để thu hồi các chất quý hay để khử các chất độc hay các chất có ảnh hưởng xấu đối với giai đoạn làm sạch sinh học sau này. Cơ sở của phương pháp hoá học là các phản ứng hoá học, các quá trình hoá lý diễn ra giữa các chất bẩn với hoá chất cho thêm vào. Những phản ứng diễn ra có thể là phản ứng oxi hoá khử, các phản ứng tạo kết tủa , hay các phản ứng phân huỷ chất độc.
. Các phương pháp hoá học là ôxi hoá và keo tụ ( hay còn gọi là đồng keo tụ), thường đi đôi với quá trình trung hoà kèm theo quá trình tạo keo tụ và những hiện tượng vật lý khác. [6]
. Phương pháp Ôzon cũng thuộc loại phương pháp hoá lý học. Thực chất của phương pháp này là phá huỷ các tạp chất độc hại trong nước thải hay có thể thu hồi các chất quý như ( Fe, Cu, Al…) . Thông thường hai nhiệm vụ phân huỷ chất độc và thu hồi chất qúy được giải quyết đồng thời. Nhờ các quá trình oxi hoá khử mà các chất độc hại được biến chuyển thành các chất không độc hại, một phần ở dạng lắng cặn, một phần ở dạng khí và bay hơi. Vì vậy, để khử các chất độc hai trong nước thải phải dùng nhiều phương pháp nối tiếp nhau như ôxi hoá -lắng cặn và hấp thụ tức là hoá học- cơ học và hoá lý học.[13]
. Oxy hoá là phương pháp có khả năng phân huỷ hoá học các hợp chất hữa cơ, trong đó các chất ôxi hoá thường dừng như: KMnO4, K2Cr2O7, NaClO, CaOCl2, O3, H2O2… Phương pháp oxi hoá cũng đa dạng. [6]
II.2.1-Phương pháp oxy hoá nhiệt [2]
Thực chất của phương pháp này là oxi hoá các tạp chất hữu cơ trong pha lỏng bằng O2 không khí ở nhiệt độ và áp suất cao. tuỳ từng trường hợp vào nhiệt độ, thời gian tiếp xúc mà các tạp chất hữu cơ có thể bị oxi hoá một phần hay toàn bộ.
II.2.2-Phương pháp oxi hoá- nhiệt- xúc tác.
Oxy hoá được tiến hành ở nhiệt độ 260-540o, [2] chất xúc tác thường được dùng là Pt đựơc mang trên Ni. Độ huỷ độc > 95%. Phương pháp này đạt hiệu quả kinh tế hơn nên được sủ dụng rộng rãi hơn phương pháp oxy hoá - Nhiệt.
Ưu điểm của cả 2 phương pháp oxy hoá - nhiệt – xúc tác là không gây sự ô nhiễm mới vì sản phẩm là CO2 và H2O. Phương pháp oxy hoá - nhiệt – xúc tác được sử dụng trong pha hơi, rất tiện lợi cho trường hợp nước thải bị ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Trên các hệ xúc tác Cu-Cr và Mn có thể làm sạch hoàn toàn nước thải các chất như axeton. Phenol, isopropanol, các dẫn xuất của pinacolin.
Tuy nhiên cả 2 phương pháp trên có những nhược điểm:
Tiêu tốn năng lượng lớn, thiết bị đắt tiền, tạo cặn cáu, ăn mòn, các chất xúc tác không bền trong môi trường hơi H2O và bị ngộ độc khí trong pha hơi có các chất độc như Cl2, F2….
II.2.3- Phương pháp oxy hóa - bức xạ:
Sản phẩm của sự phân ly bức xạ nước là: O2, H2, H2O2… phương pháp này có khả năng oxy hoá có hiệu quả các chất gây ô nhiễm trong thải như Xyanua, phenol, chất hoạt động bề mặt với nồng độ cỡ 10-3 ÷ 10-2 mol/l.[9]
II.2.4- Ôxy hoá bằng các chất oxy hoá mạnh
Clo và các dẫn xuất của nó như: ClO2, NaClO, CaOCl2, có khả năng oxy hoá cao được dùng để oxy hoá các chất hữu cơ và một số chất như phenol, xyanua, H2S….Cl2 có khả năng tăng cường quá trình oxy hoá quang hoá các tạp chất hữu cơ trong H2O thải lên 25 ÷ 28 lần hiệu quả 95%.[9]
.KMnO4 và K2Cr2O7 là những chất oxy hoá mạnh, có khả năng phân huỷ tạp chất hữu cơ trong nước thải nhưng đều là hoá chất đắt tiền nên hạn chế dùng cho xử lý nước thải công nghiệp.
. Trong thực tế có rất nhiều công trình xữ lý nước thải công nghiệp thực phẩm bằng phương pháp hoá học, hoá lý đã được công bố như: Wn.Dun-hu dùng phương pháp keo tụ với tác nhân là keo Composite dạng bùn chứa Bo. Hay Satyanarayan và cộng sự đã xử lý nước thải của nhà máy sữa đậu nành bằng phương pháp hoá lý. Họ đã dùng chất keo tụ như vôi, phèn, FeCl3, Fe2(SO4)3…
. Phương pháp hấp thụ cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các vật liệu dùng cho quá trình hấp thụ thường là các sản phẩm nông nghiệp, rẻ tiền, dễ kiếm như xơ dừa, than bùn, than hoạt tính. Quá trình oxy hoá tiếp xúc kết hợp với phương pháp tuyến nỗi đã được Limin nghiên cứu. Hiệu suất xử lý COD và BOD với nồng độ đầu tương ứng là 1500 ÷ 2500; 800 ÷ 1500 mg/l đều đạt hiệu
suất 90% và đạt tiêu chuẩn B của nước thải. [4]
II.3-Phương pháp xử lý sinh học
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học chiếm vai trò quan trọng kể cả về quy mô củng như giá thành đầu tư. Yếu tố quan trọng nhất của biện pháp sinh học để xử lý nước thải là bùn hoạt tính bởi vì mỗi loại nước thải khác nhau có độ ô nhiễm bởi các chất hữu cơ khác nhau, việc lựa chọn các chủng vi sinh vật phù hợp cũng như tạo điều kiện cho chúng sinh trưởng phát triển là hết sức quan trọng. Hơn nữa việc lựa chọn các chủng vi sinh vật có khả năng phân huỷ tốt và kết hợp nhanh sẽ rút ngắn thời gian xử lý.
Với nguồn nước thải chứa nhiều hợp chất hữu cơ như nước thải của ngành công nghiệp thực phẩm có thể áp dụng các mô hình xử lý khác nhau như bùn hoạt tính, xử lý yếm khí, kết hợp hồ ôxy hoá với hồ yếm khí, hay yếm khí tuỳ nghi ( kết hợp cả hiếm khí và kị khí). Đối với các nhà máy có lưu lượng nước thải lớn và nước thải chứa nhiều hợp chất hữu cơ phải sữ dụng nhiều phương pháp để xửlý nước thải.
Nói chung tất cả các phương pháp xử lý nước thải có thể phân thành 2 nhóm: nhóm các phương pháp thu hồi và nhóm các phương pháp phân huỷ. Đa số các phương pháp hoá lý được dùng để thu hồi các chất quý trong nước thải và thuộc nhóm thu hồi còn các phương pháp hoá học và sinh học thuộc nhóm các phương pháp phân huỷ. Gọi là phân huỷ vì các chất bẩn có trong nước thải sẽ bị phân huỷ chủ yếu theo các phương pháp oxy hoá và một ít theo phản ứng khử. Các sản phẩm tạo thành sau khi phân huỷ được loại bỏ khỏi nước thải ở dạng khí, cặn lắng hay đôi khi vẫn còn tồn tại trong nước với hàm lượng nhỏ nhưng không độc. Những phương pháp thu hồi chỉ được dùng để xử lý các loại nước thải đậm đặc riêng biệt. Còn đối với các nước loãng và khối lượng nhiều thì dùng các phương pháp đó không hợp lý.
Nước thải công nghiệp sau khi xử lý có thể xả vào các nguồn nước nếu đảm bảo vệ sinh và nuôi cá. Nhiều khi có thể sử dụng lại trong các dây chuyền sản xuất.
Tóm lại việc lựa chọn các phương pháp xử lý nào để đạt hiệu suất cao đồng thời lại có ích về mặt kinh tế là tuỳ từng trường hợp vào thành phần cũng như mức độ ô nhiễm của nước thải ở từng nơi.
III – PHÂN LOẠI VÀ CÁC ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI [1]
Nước thải là chất lỏng đựơc thải ra sau quá trình sử dụng của con người và bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
1-Nước thải sinh hoạt : Là nước thải từ các khu dân cư khu hoạt động thương mại, công sở, trường học, vv….
2...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tính toán bể lắng lamella cho trạm xử lý nước thiên nhiên công suất 80 000 m3 ngày đêm Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh Giá Khả Năng Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ Aao Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Khoa học kỹ thuật 0
D Đa dạng di truyền vi khuẩn tổng hợp chất kết tụ sinh học và ứng dụng xử lý nước thải sau biogas Khoa học Tự nhiên 0
D phương pháp xử lý nước thải trong công nghiệp chế biến thịt Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp keo tụ - tuyển nổi điện hóa với anode hòa tan nhôm, sắt Khoa học Tự nhiên 0
D Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư phường Trường Thạnh, quận 9, công suất 600 m3/ngày đêm Khoa học Tự nhiên 0
D Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm công suất 500m3/ngày đêm Khoa học kỹ thuật 0
D Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu dân cư Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, công suất 200m3/ngày Khoa học kỹ thuật 0
D Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy chế biến mủ cao su Long Hà + bản vẽ Khoa học kỹ thuật 0
D Khảo sát và thiết kế hệ thống xử lý nước thải Công Ty TNHH Mía Đường BOURBON Gia Lai Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top