Download Quan hệ tổ chức – quản lý đất đai-Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam

Download Quan hệ tổ chức – quản lý đất đai-Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa . i
Lời cam đoan .ii
Mục lục .iii
Danh mục các chữ viết tắt .vii
Danh mục các bảng .viii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ và kịch bản giải pháp . ix
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ TỔ CHỨC – QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỜI KỲ CHUYỂN
ĐỔI KINH TẾ Ở VIỆT NAM . 13
1.1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai, nông nghiệp, nông thôn . 13
1.1.1 Vị trí, vai trò của đất đai trong đời sống kinh tế – xã hội . 13
1.1.2 Vai trò của nông nghiệp, nông thôn . 15
1.2 Một số nội dung lý luận về sở hữu và sở hữu ruộng đất . 19
1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sở hữu và sở hữu ruộng đất . 19
1.2.2 Quan điểm tư sản về sở hữu ruộng đất và các mô hình về chế độ sở hữu
ruộng đất ở các nước TBCN . 27
1.2.3 Lý luận về sở hữu trong nền kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc . 31
1.3 Một số nội dung lý luận về quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông
nghiệp và phát triển nông thôn . 33
- iv -
1.3.1 Khái niệm, nội dung quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp
và phát triển nông thôn. 33
1.3.2 Quan hệ tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp trong đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam . 38
1.4 Chính sách đất đai một số nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm
về quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn . 46
1.4.1 Chính sách đất đai ở một số nước . 46
1.4.2 Những bài học kinh nghiệm về quan hệ tổ chức – quản lý đất đai của các
nước đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn . 60
Tổng kết chương 1. 63
Chương 2 - THỰC TRẠNG QUAN HỆ TỔ CHỨC – QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỜI KỲ CHUYỂN
ĐỔI KINH TẾ Ở VIỆT NAM . 65
2.1 Tổng quan về tình hình đất đai trong nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam . 65
2.2 Những thay đổi cơ bản của quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông
nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam. 68
2.2.1 Đổi mới hệ thống tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát
triển nông thôn . 68
2.2.2 Quan hệ giữa Nhà nước và nông dân về đất đai trong nông nghiệp và
phát triển nông thôn . 70
2.3 Sự vận hành quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát
triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam . 74
2.3.1 Về tổ chức - quản lý đất đai từ lúc chuyển đổi kinh tế đến nay . 74
2.3.2 Quan hệ giữa các nông hộ trong giao dịch trao đổi, mua bán đất đai nông
thôn và sự ___________xuất hiện tình trạng nông dân không có đất, thiếu đất sản xuất . 78
2.3.3 Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với nông dân có đất bị thu
hồi để thực hiện các dự án. 81
- v -
2.3.4 Một số vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình vận hành quan hệ tổ
chức – quản lý đất đai nông nghiệp . 89
2.4 Đánh giá chung về quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp thời
kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam . 102
2.4.1 Những thành tựu của quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông
nghiệp từ khi đổi mới đến nay . 102
2.4.2 Những bất cập hiện nay của quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông
nghiệp . 112
2.4.3 Những thách thức đang đặt ra đối với quá trình hoàn thiện và nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay . 129
Tổng kết chương 2 . 137
Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN HỆ TỔ CHỨC – QUẢN
LÝ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN . 138
3.1 Xu hướng phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế . 138
3.1.1 Xu hướng phát triển bền vững nông nghiệp, nông dân và nông thôn . 138
3.1.2 Cơ hội và thách thức phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn khi
Việt Nam thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại quốc tế trong lĩnh vực nông
nghiệp. 141
3.1.3 Dự báo một số tiêu chí về dân số và đất đai nông nghiệp đến năm 2020 . 144
3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quan hệ tổ chức - quản lý đất đai
trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam . 147
3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai nông nghiệp . 147
3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức - quản lý đất đai NN . 163
3.2.3 Nhóm các giải pháp hỗ trợ khác . 176
3.3 Một số kiến nghị . 178
- vi -
Tổng kết chương 3 . 179
KẾT LUẬN . 181
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước làm thay
đổi bộ mặt nông thôn. GDP trong lĩnh vực nông nghiệp bình quân hàng năm tăng
- 105 -
3,3%, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp (nông, lâm, ngư) theo
đúng hướng. Hình thành ngày càng rõ nét những vùng chuyên canh theo hướng sản
xuất hàng hóa và sự liên kết công nông nghiệp có hiệu quả trên những địa bàn này,
ví dụ: ĐBSCL trồng cây lúa nước và sản xuất, chế biến cá da trơn; Đắc Lắc trở
thành thủ phủ của sản xuất và chế biến cà phê của Việt Nam và thế giới; Ninh
Thuận sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cây nho; Bình Thuận và Phú Quốc có
sản phẩm nước mắm; Bắc Giang có vải thiều; Các tỉnh Nam Bộ với nhiều đặc sản
như bưởi, xoài, vú sữa, măng cụt…
Thứ ba, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng
được cải thiện; xoá đói giảm cùng kiệt đạt thành tựu to lớn. Năm 2007, thu nhập bình
quân đầu người ở khu vực này tăng 2,7 lần so với năm 2000, đặc biệt là về cơ bản
đã xoá được đói, tỷ lệ hộ cùng kiệt hạ xuống còn 18%; tỉ lệ hộ cùng kiệt ở nông thôn giảm
bình quân 1,5% năm; thành tựu này được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đồng
thời, các công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, phổ cập giáo dục, văn hoá,
thông tin, thể thao cũng được quan tâm và đẩy mạnh hơn. Bộ mặt nông thôn thay
đổi theo hướng văn minh; trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật của nhiều nông dân
được nâng lên.
Thứ tư, hệ thống chính trị ở nông thôn do Đảng lãnh đạo được tăng cường; dân
chủ cơ sở được phát huy; vị thế giai cấp nông dân được nâng cao; an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Thứ năm, các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục được đổi mới;
kinh tế nông thôn phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, góp
phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp, nông dân và nông thôn còn
những điểm cần khắc phục sau:
Một là, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh
thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực, nhất là đất đai; chuyển dịch cơ cấu và đổi
mới cách thức sản xuất còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ.
- 106 -
Hai là, công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh
mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn.
Ba là, các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn đổi mới chậm, chưa đủ sức
phát triển mạnh sản xuất hàng hoá.
Bốn là, Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn còn yếu kém, năng lực thích
ứng, đối phó với thiên tai thấp.
Năm là, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn còn thấp, chênh
lệch giàu cùng kiệt giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo
còn cao; phát sinh một số vấn đề xã hội bức xúc…
2.4.1.2 Quyền sử dụng đất trở thành hàng hoá trong thị trường bất động sản
Luật Đất đai ra đời năm 1993 chủ yếu điều chỉnh quan hệ tổ chức – quản lý đất
đai nhằm kiến tạo nền sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp trên cơ sở: Một là, Nhà
nước trao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất ở với
5 quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp; hai là, xác định
giá đất do Nhà nước quy định. Mặc dù Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực ngày 15
tháng 10 năm 1993 nhưng không có văn bản hướng dẫn thi hành để đưa việc thực
hiện 5 quyền sử dụng đất vào cuộc sống. Thị trường quyền sử dụng đất đối với hộ
gia đình, cá nhân đã có thể chế nhưng cuộc sống chưa tiếp nhận. Mặt khác, Luật Đất
đai năm 1993 chưa đề cập tới cơ chế tham gia thị trường quyền sử dụng đất của các
tổ chức kinh tế. Trước thực tế yêu cầu, ngày 14/10/1994 Ủy ban Thường vụ Quốc
hội đã ban hành pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất và Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân
nước ngoài thuê đất tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy
về chế độ quản lý, sử dụng đất phi nông nghiệp và cụ thể hóa về quyền, nghĩa vụ
của tổ chức kinh tế sử dụng đất. Qua các văn bản này cho thấy, thị trường quyền sử
dụng đất đối với các tổ chức kinh tế mới chỉ được xác lập như một yếu tố gắn với
thị trường các tài sản đã đầu tư trên đất thuê của Nhà nước.
- 107 -
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc khóa VIII đã quyết định chủ
trương đổi mới chính sách đất đai và thị trường bất động sản với nội dung là “quản
lý chặt chẽ đất đai và thị trường bất động sản. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân,
không tư nhân hóa, không cho phép mua bán đất đai. Thực hiện đúng Luật đất đai;
bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và chính sách về đất đai. Trong việc giao
quyền sử dụng hay cho thuê đất phải xác định đúng giá các loại đất để sử dụng đất
đai có hiệu quả, duy trì và phát triển quỹ đất, bảo đảm lợi ích của toàn dân. Khắc
phục tình trạng đầu cơ đất và những tiêu cực, yếu kém trong quản lý và sử dụng
đất.” Với nội dung này, thị trường quyền sử dụng đất được vận hành theo đúng
pháp luật về đất đai; xác định đúng giá các loại đất khi Nhà nước cung ứng đất đai
ra thị trường thông qua việc giao đất; cần chống lại đầu cơ, tham nhũng, tiêu cực
trong quản lý và sử dụng đất đai.
Năm 1998, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Đất đai, trong đó đã bổ sung quyền cho thuê lại quyền sử dụng đất, bảo lãnh và góp
vốn bằng quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, bổ sung các trường hợp tổ
chức trong nước được Nhà nước giao đất và quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho
thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc khóa IX đã chủ trương về thị trường
bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất với nội dung chủ yếu là “hình thành và
phát triển thị trường bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật; từng bước mở rộng thị trường bất động sản cho người Việt Nam ở nước
ngoài và người nước ngoài tham gia đầu tư”. Đến đây, thị trường quyền sử dụng
đất mới được thừa nhận chính thức như một thành phần của thị trường bất động sản,
hướng tới mở rộng đầu tư cho nước ngoài tham gia.
Ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
IX đã thông qua Nghị quyết số 26-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật
về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Với các quan điểm: “đất
đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là TLSX đặc biệt, là nguồn nội lực và
nguồn vốn to lớn của đất nước; quyền sử dụng đất đai là hàng hóa đặc biệt. Chính
- 108 -
sách đất đai phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người đầu tư và người sử
dụng đất. Đổi mới phải phù hợp với đư...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Xây dựng marketing quan hệ giữa công ty TNHH Hàn - Việt (HANVICO) với khách hàng là các tổ chức tại thị trường Hà Nội Luận văn Kinh tế 3
F Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) Luận văn Kinh tế 5
P Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và tác động của nó tới quan hệ thương mại Việt - Tru Luận văn Kinh tế 0
B So sánh mối quan hệ logic-ngữ nghĩa trong tổ hợp cú tiếng Anh và tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 5
C Nghiên cứu quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông hu Luận văn Sư phạm 1
T Tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập t Luận văn Sư phạm 0
G Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị Việt Nam : Luận văn ThS. Luật Luận văn Luật 0
H Bảo lãnh trong quan hệ vay tiền ở các tổ chức tín dụng : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 Luận văn Luật 0
J Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu bộ linh kiện xe máy tại Công ty quan hệ quố Tài liệu chưa phân loại 0
C Môi quan hệ công tác, chế độ quản lý tài chính tài sản và tổ chức thực hiện của trung tâm thông tin Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top