thyhang159

New Member
Download Đề tài Hổ trợ lãi suất của chính phủ

Download Đề tài Hổ trợ lãi suất của chính phủ miễn phí





A: Mở đầu
B: Nội dung
I: Nội dung của chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ
II:Tác động cùng những kết quả đạt được của chương trình hỗ trợ lãi suất đối với nền kinh tế.
III: Những mặt trái trong chính sách hỗ trợ lãi suất
IV: Bài học từ chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ.
C: Kết luận
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Mục Lục
A: Mở đầu B: Nội dung
I: Nội dung của chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ
II:Tác động cùng những kết quả đạt được của chương trình hỗ trợ lãi suất đối với nền kinh tế.
III: Những mặt trái trong chính sách hỗ trợ lãi suất
IV: Bài học từ chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ.
C: Kết luận
A: Mở Đầu
Cuộc khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ năm 2007 và bùng nổ mạnh vào năm 2008 đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vở của hàng loạt hệ thống ngân hàng, sụt giá chứng khoáng và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới… Tình trạng tồi tệ của các tổ chức tài chính đã khiến cho tình trạng đói tín dụng xảy ra ở nhiều nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất thực. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẩn tới suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
Tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng kinh tế cũng ảnh hưởng đến hầu hết các khu vực kinh tế như: nhu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp, nguồn tín dụng của thế giới trở nên cạn kiệt làm cho các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp suy giảm, các dòng ( FDI, FPI, kiều hối) ít đi làm cho cán cân thanh toán trở nên xấu đi, ngành ngân hàng Việt Nam do trình độ liên kết đối với các hệ thống tài chính quốc tế còn rất hạn chế nên ít chịu tác động trực tiếp. Nhưng đối với khu vực doanh nghiệp, tình trạng cạn kiệt tín dụng trên thế giới lại xảy ra đúng vào lúc tín dụng dành cho khu vực doanh nghiệp dân doanh đang khan hiếm và lãi suất vay vẫn đang được duy trì ở mức tương đối cao làm cho các doanh nghiệp rời vào tình trạng khó khăn trong sản xuất, làm các dự án...
Cuộc suy thoái kinh tế thế giới đã có ảnh hưởng rõ rệt đến khu vực xuất nhập khẩu của Việt Nam mà trong đó mối lo ngại chính là hoạt động xuất khẩu, vốn chiếm 70% GDP. Trong tám tháng đầu năm 2009, xuất khẩu tính theo đôla đã giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Về nhập khẩu, tám tháng đầu năm 2009 đã chứng kiến sự suy giảm còn mạnh mẽ hơn, thấp hơn 28,2% so với cùng kỳ năm trước. Sự xuống dốc tương đối của xuất khẩu và nhập khẩu lại giúp thu hẹp thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai, trong đó thâm hụt tài khoản vãng lai được ước đoán ở mức 5 phần trăm của GDP năm 2009, giảm xuống từ 11,9% năm 2008.Còn sự thâm hụt tài chính có khả năng tăng lên đến 9,4% GDP trong năm 2009, phản ánh mức sụt giảm doanh thu và chi phí tiêu dùng tăng lên đáng kể….đó chỉ là một phần những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam
Trước những tình hình khó khăn về kinh tế như vậy đã yêu cầu Chính Phủ công bố gói kích thích bao gồm nhiều biện pháp khác nhau, từ việc trợ cấp lãi suất, hoãn thuế đến việc giải ngân thêm vốn. Những biện pháp đó của chính phủ đã phần nào có những ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế, tin tưởng rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tự tìm đường thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng một cách tốt đẹp.
Bài tiểu luận này sẽ làm sáng tỏ một trong các biện pháp kích thích mà chính phủ đã sử dụng đó là “ hỗ trợ lãi suất “mà chính phủ đã công bố và thực hiện năm 2009. Bao gồm nội dung của biện pháp, những tác động đến sự tăng trưởng của nên kinh tế, nhưng kết quả đạt được, những tiêu cực và nhưng bài học rút ra từ biện pháp này.
B: Nội Dung
I: Nội dung của chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ
Năm 2008 là năm lạm phát cao, buộc phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt thì sang 2009, tình hình kinh tế vĩ mô có phần phức tạp hơn mà biểu hiện rõ nét nhất là nền kinh tế chưa kịp "cắt cơn" lạm phát, đã phải đối mặt với suy giảm, Chính phủ phải điều chỉnh mục tiêu: ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát, tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội.
Đầu năm 2009, Chính Phủ đã đưa ra gói kích cầu bao gồm các nhóm giải pháp cơ bản:
1, Với doanh nghiệp: giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ lãi suất ở mức 4%; với dân cư, trợ cấp người nghèo, giãn/miễn thuế thu nhập cá nhân, giảm VAT, đào tạo lao động;
2, Về phía Chính Phủ: tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng chi tiêu công, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để tăng xuất khẩu.
Nổi bật và có tác động rõ rệt nhất là chính sách hỗ trợ lãi suất mà ở đó vai trò của hệ thống ngân hàng và các công cụ chính sách tiền tệ một lần nữa lại được phát huy mạnh mẽ.
Đến hết tháng 7/2009, tống dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của toàn hệ thống ngân hàng đã đạt 389.107 tỷ đồng, trong đó dư nợ đối với các doanh nghiệp nhà nước là 61.048, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 259.454 tỷ đồng và với hộ kinh doanh là 68.605 tỷ đồng.
Để đối phó với suy thoái, Chính Phủ của hầu hết các nước đều đưa ra các gói hỗ trợ lên đến hàng ngàn tỷ USD và cách thức hỗ trợ chủ yếu là trực tiếp như: mua tài sản xấu, sở hưu vốn của các tập đoàn tài chính và tập đoàn công nghiệp lớn; chi tiền cho người nộp thuế, người tiêu dùng; thưởng tiền cho người hủy xe cũ, mua xe mới,…Gói hỗ trợ của Chính Phủ Việt Nam được định lượng là 1 tỷ USD( trên 17.000 tỷ đồng) với cách làm rất sáng tạo, rất linh hoạt, rất “ made in Việt Nam”.Phần lớn tiền hỗ trợ không được chi trực tiếp mà được hỗ trợ gián tiếp thông qua hỗ trợ lãi suất. Bằng cách này chúng ta đã kích thích tăng trưởng mạnh tín dụng, giúp các doanh nghiệp có được nguồn vốn giá rẽ nên giảm được giá thành sản phẩm, suy trì ổn định sản xuất, kích thích được nhu cầu trong nước…
Cụ thể của chương trình là chính phủ ban hành các gói hỗ trợ khác nhau:
a) Hỗ trợ lãi suất ngắn hạn
Đối tượng áp dụng về hỗ trợ lãi suất: khách hàng vay tại tổ chức tín dụng là các tổ chức, các cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hay dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài. Trường hợp khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dich vụ ở nước ngoài, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam có quy định riêng
Các khoản cho vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất: là các khoản cho vay ngắn hạn (thời hạn cho vay đến 12 tháng) bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến 31 tháng 12 năm 2009, bao gồm:
Các khoản cho vay mà khách hàng vay sử dụng để làm vốn lưu động cho hoạt động sản xuất - kinh doanh
Các khoản cho vay mà khách hàng vay sử dụng để làm vốn lưu động cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh: Xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp theo quy định của pháp luật hiện hành; các lĩnh vực xã hội hoá, chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường.
Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất
Tối đa là 08 tháng, áp dụng trong năm 2009 đối với các khoản vay theo hợp đồng tín d
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top