ninzasoi

New Member
Download Đề tài Quản lý rừng cộng đồng của tỉnh Gia La

Download Đề tài Quản lý rừng cộng đồng của tỉnh Gia La miễn phí





Tỉnh Gia Lai hiện còn 728.372 ha rừng tự nhiên đ¬ược giao cho các tổ chức và các cấp quản lý. Tuy nhiên, vấn đề quản lý rừng hiện nay ở cấp xã đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ các cộng đồng dân cư¬ sống gần rừng. Sức ép của các cộng đồng này đến nguồn tài nguyên rừng ngày một tăng cao. Người dân có nhu cầu lấy đất để sản xuất nông nghiệp, lấy gỗ, củi để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày, lấy các sản phẩm khác từ rừng. Chính vì vậy mà diện tích rừng ở những nơi này đang dần dần bị thu hẹp. Đối với những khu rừng đư¬ợc khoán để bảo vệ theo chương trình dự án 327, 661 như¬ hiện nay, ngư¬ời dân cũng chỉ được hưởng sự hỗ trợ của nhà nước bằng tiền khoán để bảo vệ rừng. Nếu cứ hỗ trợ tiền cho dân để bảo vệ rừng mà không cho họ quyền được tự quản lý và sử dụng khu rừng đó một cách bền vững thì chưa thể nói là quản lý rừng bền vững được. Vì vậy, tỉnh Gia Lai phải xác định một hướng đi và các giải pháp cho quản lý rừng cộng đồng trong thời gian tới.
I. Mục tiêu của quản lý rừng cộng đồng
Mục tiêu của QLRCĐ là nhằm tăng lợi ích của dân địa phương trong vùng rừng một cách bền vững và duy trì tính bền vững của các nguồn tài nguyên rừng.
Việc duy trì nguồn tài nguyên rừng đòi hỏi những đặc điểm sử dụng và quản lý rừng tổng hợp và bền vững, mà trong đó các cộng đồng địa phương giữ vai trò tiên phong. Hoạt động quản lý đất rừng là trách nhiệm của cơ quan hành chính xã sao cho phù hợp với nguyên tắc: mọi nhiệm vụ của chính quyền và các cơ quan hành chính cần được tiến hành bởi cấp chính quyền thấp nhất, nhằm bảo đảm cung cấp dịch vụ trực tiếp và có hiệu quả cho công chúng. áp dụng được nguyên tắc này là một bước quan trọng trong cải cách hành chính. Quyền và nghĩa vụ của các cộng đồng địa phương trong việc sử dụng rừng được xác định rõ trong các quy định của xã và dựa trên tiềm năng nguồn tài nguyên rừng, trên cơ sở tính toán khả thi về kinh tế và theo các quy định truyền thống của cộng đồng địa phương.
Để đạt được mục tiêu này, lâm nghiệp cộng đồng sẽ bao gồm 6 hợp phần phát triển chính:
1. Tài nguyên thiên nhiên;
2. Nguồn nhân lực;
3. Các tổ chức cộng đồng địa phương;
4. Doanh nghiệp và thị trường;
5. Công nghệ;
6. Các hệ thống thông tin (phát triển chính sách và các quy định; quyền lợi và nghĩa vụ; phối hợp và t¬ vấn).
Nguồn tài nguyên do các cộng đồng địa phương sử dụng bao gồm:
a. Trong rừng tự nhiên
• Gỗ (là nguồn lợi mang lại thu nhập cao cho người dân)
• Lâm sản ngoài gỗ (dễ thu hái từ rừng)
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Về quản lý rừng cộng đồng của tỉnh Gia Lai

Nguyễn Văn Phong Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Gia lai

Tỉnh Gia Lai hiện còn 728.372 ha rừng tự nhiên được giao cho các tổ chức và các cấp quản lý. Tuy nhiên, vấn đề quản lý rừng hiện nay ở cấp xã đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ các cộng đồng dân cư sống gần rừng. Sức ép của các cộng đồng này đến nguồn tài nguyên rừng ngày một tăng cao. Người dân có nhu cầu lấy đất để sản xuất nông nghiệp, lấy gỗ, củi để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày, lấy các sản phẩm khác từ rừng... Chính vì vậy mà diện tích rừng ở những nơi này đang dần dần bị thu hẹp. Đối với những khu rừng được khoán để bảo vệ theo chương trình dự án 327, 661 như hiện nay, người dân cũng chỉ được hưởng sự hỗ trợ của nhà nước bằng tiền khoán để bảo vệ rừng. Nếu cứ hỗ trợ tiền cho dân để bảo vệ rừng mà không cho họ quyền được tự quản lý và sử dụng khu rừng đó một cách bền vững thì chưa thể nói là quản lý rừng bền vững được. Vì vậy, tỉnh Gia Lai phải xác định một hướng đi và các giải pháp cho quản lý rừng cộng đồng trong thời gian tới.

 I. Mục tiêu của quản lý rừng cộng đồng

Mục tiêu của QLRCĐ là nhằm tăng lợi ích của dân địa phương trong vùng rừng một cách bền vững và duy trì tính bền vững của các nguồn tài nguyên rừng.

Việc duy trì nguồn tài nguyên rừng đòi hỏi những đặc điểm sử dụng và quản lý rừng tổng hợp và bền vững, mà trong đó các cộng đồng địa phương giữ vai trò tiên phong. Hoạt động quản lý đất rừng là trách nhiệm của cơ quan hành chính xã sao cho phù hợp với nguyên tắc: mọi nhiệm vụ của chính quyền và các cơ quan hành chính cần được tiến hành bởi cấp chính quyền thấp nhất, nhằm bảo đảm cung cấp dịch vụ trực tiếp và có hiệu quả cho công chúng. áp dụng được nguyên tắc này là một bước quan trọng trong cải cách hành chính. Quyền và nghĩa vụ của các cộng đồng địa phương trong việc sử dụng rừng được xác định rõ trong các quy định của xã và dựa trên tiềm năng nguồn tài nguyên rừng, trên cơ sở tính toán khả thi về kinh tế và theo các quy định truyền thống của cộng đồng địa phương.

Để đạt được mục tiêu này, lâm nghiệp cộng đồng sẽ bao gồm 6 hợp phần phát triển chính:

Tài nguyên thiên nhiên;

Nguồn nhân lực;

Các tổ chức cộng đồng địa phương;

Doanh nghiệp và thị trường;

Công nghệ;

Các hệ thống thông tin (phát triển chính sách và các quy định; quyền lợi và nghĩa vụ; phối hợp và t vấn).

Nguồn tài nguyên do các cộng đồng địa phương sử dụng bao gồm:

a. Trong rừng tự nhiên

Gỗ (là nguồn lợi mang lại thu nhập cao cho người dân)

Lâm sản ngoài gỗ (dễ thu hái từ rừng)

b. Ngoài khu vực rừng tự nhiên, cộng đồng còn có:

Nguồn thu nhập bổ sung từ sản xuất nông nghiệp, nông lâm kết hợp;

Chế biến nông lâm sản sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm.

Từ những nguồn lợi trên, sẽ góp phần củng cố cam kết của các cộng đồng địa phương để duy trì rừng bằng cách tăng thu nhập từ rừng và giảm sức ép đối với nguồn tài nguyên rừng.

II. Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát nghiên cứu tại các xã của tỉnh Gia Lai

1. Sự cần thiết về quản lý và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng tại địa phương

Tỉnh Gia Lai hiện có 14 huyện, thành phố, 183 xã/phờng, 1.816 thôn/làng/tổ dân phố, 78 xã đặc biệt khó khăn; 39.450 hộ nghèo. Tổng dân số là 1.034.089 người (tính đến 31-12-2001), trong đó người Jrai 314.749 người, Bahnar 128.954 người, Kinh 572.526 người, dân tộc khác 17.860 người. Theo kết quả kiểm kê năm 1998, tổng diện tích rừng là 750.819 ha, trong đó rừng tự nhiên là 728.372 ha, rừng trồng là 22.447 ha. Tổng trữ lợng gỗ 75,6 triệu m3 và 97,9 triệu cây tre nứa.

Ngoài các diện tích rừng đã giao cho các chủ rừng quản lý, còn lại khoảng 300.000 ha rừng tự nhiên do lực lượng kiểm lâm giúp chính quyền địa phương quản lý. Diện tích rừng này chưa có chủ cụ thể, hiện do xã và huyện quản lý. Do vậy diện tích rừng này vẫn chưa được bảo vệ và sử dụng một cách có hiệu quả và bền vững. Trước hết cần lựa chọn thống nhất việc ai sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý có hiệu quả rừng hiện có của tỉnh, đặc biệt là rừng chưa có chủ cụ thể nói trên.

Xuất phát từ tình hình trên, sự cần thiết phải tiến hành quản lý rừng dựa vào cộng đồng bao gồm các lý do sau đây:

QLLNCĐ thích hợp với vùng sâu, vùng xa, nơi đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân phụ thuộc nhiều vào rừng. Diện tích rừng và đất rừng ở tỉnh hiện chiếm gần 50% tổng diện tích tự nhiên, phần lớn nằm gần các cộng đồng dân cư, đặc biệt là các cộng đồng người dân tộc thiểu số. Cuộc sống của các cộng đồng này gắn liền với rừng và đất rừng. QLLNCĐ cần thiết cho người dân ở địa phương bằng chính họ và vì lợi ích lâu dài của họ. Quản lý rừng bền vững phải bảo đảm lợi ích lâu dài cho người dân (đặc biệt là người dân địa phương gắn với rừng).

QLLNCĐ phù hợp với điều kiện kinh tế tự cung tự cấp của người dân địa phương.

Nhà nước không có điều kiện đầu tư một khoản kinh phí lớn để thuê người dân bảo vệ rừng lâu dài, đồng thời nhà nước hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý trực tiếp những vùng sâu, vùng xa . Nếu tiếp tục tình trạng quản lý như hiện nay thì việc quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng sẽ không mang lại hiệu quả bền vững. Vì vậy phải tiến hành giao rừng cho cộng đồng và hướng dẫn cho họ biết cách quản lý, bảo vệ và sử dụng khu rừng của mình.

Quản lý và phát triển tài nguyên rừng hiện tại chưa có sự chủ động tham gia của các cộng đồng địa phương, chưa gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của những người tham gia quản lý và phát triển tài nguyên rừng. Do các chính sách hiện hành chưa được triển khai cụ thể hay còn thiếu, chưa cổ vũ, động viên được các cộng đồng dân c tham gia vào bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Ngoài ra, luật tục của một số cộng đồng có nhiều điểm tích cực nhưng chưa được nhân rộng.

Quản lý lâm nghiệp cộng đồng đã được thực hiện tốt ở nhiều cộng đồng thôn, có tổ chức cộng đồng rõ ràng, có hương ước nội bộ và người đứng đầu cộng đồng thờng được các thành viên trong cộng đồng tôn trọng.

2. Khả năng và năng lực quản lý của xã và các nhóm cộng đồng để tiến hành các nhiệm vụ tổ chức và kỹ thuật liên quan đến quản lý rừng bền vững thông qua việc sử dụng, bảo vệ và bố trí lại rừng dựa vào cộng đồng.

a. Khả năng và năng lực quản lý của xã:

Uỷ ban nhân dân xã: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước cấp cơ sở. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã. Lập quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp, xây dựng quy chế phối hợp trong công tác quản lý và bảo vệ rừng với các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn, chỉ đạo các thôn xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng, phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn để thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Chỉ đạo các thôn thực hiện nhiệm vụ ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top