Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Địa điểm nghiên cứu 3
1.3.2.Thời gian nghiên cứu 3
1.3.3.Phạm vi về nội dung 3
PHẦN THỨ HAI 4
CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1. Các khái niệm và lý thuyết cơ bản 4
2.1.1. Sản xuất 4
2.1.2. Tiêu thụ 4
2.1.3 .Khái niệm nông hộ và kinh tế nông hộ 4
2.1.4 Khái niệm hiệu quả kinh tế 4
2.1.5. Khái niệm kinh tế nông nghiệp. 5
2.1.6. Đặc điểm của cây lúa. 5
2.1.7.Giá trị kinh tế của lúa gạo 6
2.1.8. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa 7
2.2.Phương pháp nghiên cứu 8
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 8
2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 9
2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 9
PHẦN THỨ BA 11
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 11
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 11
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 14
3.2. Kết quả nghiên cứu 20
3.2.2. Thực trạng canh tác và tiêu thụ lúa của các nông hộ 24
3.2.3. Một số kiến nghị 29
PHẦN IV 31
KẾT LUẬN 31

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có nền kinh tế còn phụ thuộc vào nông nghiệp.Hiện nay,có 80% dân cư tập trung đa số ở nông thôn và chiếm hơn 70% lực lượng lao động toàn xã hội làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp. Do đó, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đặc biệt mục tiêu quan trọng hàng đầu việc giải quyết vấn đề về lương thực, trong đó lúa là cây lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày của con người. Trong điều kiện hiện nay, lúa gạo cung cấp cho con người 80% calo trong khẩu phần ăn. Lúa gạo còn cung cấp một phần cho việc phát triển chăn nuôi, phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm như: Chế biến rượu, chế biến bánh, kẹo... Lúa gạo còn là mặt hàng xuất khẩu góp phần tăng thu nhập quốc dân (Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan).
Nước ta có nhiều tiềm năng về khí hậu, đất đai, lao động thích hợp cho sản xuất lúa nước. Tuy nhiên trong mấy năm trở lại đây, đất sản xuất bị thu hẹp do sự bùng nổ về dân số diễn ra trên toàn cầu, làm cho dân số tăng nhanh, nhu cầu về xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi khác cũng tăng lên. Cùng với sự phát triển về kinh tế, nền công nghiệp cũng phát triển mạnh, đất nông nghiệp bị chuyển sang đô thị hoá, xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy cũng tăng lên nhiều.
Vì vậy vấn đề an ninh lương thực quốc gia được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là ở miền núi cao nguyên. Việc mở rộng diện tích trồng lúa cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa phục vụ nhu cầu tại chỗ cũng hết sức quan trọng.
Tại xã Yang Tao , huyện Lak, tỉnh Đăk Lăk được xem là một xã có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn chủ yếu là cây lúa, ngô nhưng đa số người dân là dân tộc tại chổ, trình độ dân trí còn hạn chế, nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chưa áp dụng một cách triệt để các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn cơ cấu cây trồng cho phù hợp, kỹ thuật thâm canh còn lặc hậu, còn làm theo kinh nghiệm đơn giản... Do đó, năng xuất lúa chưa cao, chưa khai thác được hết tiềm năng của các giống lúa. Vì vậy việc điều tra, nghiên cứu, tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao năng xuất và hiệu quả kinh tế trên một diện tích sản xuất lúa ở địa phương góp phần thúc đẩy công cuộc xoá đói giảm cùng kiệt tại địa phương và trong cả nước.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, em tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình hình canh tác và tiêu thụ lúa của nông hộ tại xã Yang Tao, huyện Lak, tỉnh DakLak”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa tại xã Yang Tao .
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất và tiêu thụ lúa tại xã Yang Tao.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Địa điểm nghiên cứu
Tại xã Yang Tao, huyệnLak, tỉnh Dak Lak
1.3.2.Thời gian nghiên cứu
- Thời gian thu thập số liệu thứ cấp trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2011.
- Thời gian thu thập số liệu sơ cấp là năm 2010.
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 15/10/2011 đến ngày 15/11/2011.
1.3.3.Phạm vi về nội dung
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa của các nông hộ điều tra
- Các khó khăn và thuận lợi của các hộ trồng lúa
- Đưa ra một số kiến nghị để giải quyết các khó khăn
PHẦN THỨ HAI
CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Các khái niệm và lý thuyết cơ bản
2.1.1. Sản xuất
Sản xuất là việc sử dụng nguồn nhân lực để biến đổi những nguồn lực vật chất và tài chính trở thành của cải và dịch vụ.
2.1.2. Tiêu thụ
Tiêu thụ là thực hiện việc đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ và phải tạo ra lợi nhuận. Quá trình tiêu thụ sẽ quyết định hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, quyết định sự tồn tại của quá tình sản xuất.
2.1.3 .Khái niệm nông hộ và kinh tế nông hộ
Nông hộ là các hộ có phương tiện sống dựa trên ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất, nằm trong kinh tế lớn về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia vào thị trường hoạt động với trình độ hoàn chỉnh không cao.(Ellis-1988)
Kinh tế hộ là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn.Sự phát triển của kinh tế nông hộ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung. Do đó cần quan tâm, đầu tư phát triển kinh tế hộ một cách bền vững, từng bước xoá đói giảm nghèo, khắc phục đưa nền kinh tế nông thôn phát triển mạnh xứng đáng với tiềm năng sẵn có.
2.1.4 Khái niệm hiệu quả kinh tế
Có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế :
Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra
Qua các số liệu của bảng, ta có thể nhận xét:
- Buôn Bhôk
Số hộ có mức sống trung bình là 20 hộ trong tổng số 36 hộ chiếm tỉ lệ cao nhất là 55,6%, tiếp theo số hộ có mức sống thấp chiếm 41,6%, còn lại là hộ khá. Như vậy mức sống chung các hộ ở Buôn Bhôk cồn thấp.
Số lao động BQ / hộ biểu thị lực lượng sản xuất chính của hộ. Nhóm hộ cùng kiệt có số lao động BQ hộ thấp hơn hộ trung bình mặc khác BQ khẩu của hộ cùng kiệt là 4,5 khẩu/hộ nên gánh nặng đè lên vai những người lao động trong gia đình.
BQ Khẩu/hộ của các nhóm nhìn chung thấp hơn BQ Khẩu/hộ của xã 0,41 khẩu/hộ. Đối với nhóm hộ nghèo, số khẩu BQ/ hộ cao nhất 4,5 khẩu/ hộ, cao hơn so với nhóm hộ khá là 2 khẩu/hộ và hơn hộ trung bình 3,2 khẩu/hộ. Đây là một đặc điểm chung của hầu hết các hộ cùng kiệt ở trong Buôn nói riêng và trên cả xã nói chung. BQ nhân khẩu/ hộ cao trong giai đoạn hiện nay, nhất là đối với các hộ thuộc nhóm cùng kiệt là vấn đề rất khó khăn trong việc giải quyết việc làm, đảm bảo chất lượng cuộc sống.
-Buôn Drum: số hộ có mức sống thấp là 21 hộ trong tổng số 36 hộ chiếm tỉ lệ cao nhất là 58,33%, tiếp theo số hộ có mức sống trung bình chiếm 38,88%, còn lại là hộ khá. Như vậy mức sống chung ở Buôn Drung thấp hơn Buôn Bhôk. Cụ thể hộ cùng kiệt nhiều hơn 6 hộ, hộ khá ở 2 Buôn đều là 1.
Bảng 9: Một số chỉ tiêu phản ánh đất đai


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Kimloan1231

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Nghiên cứu tình hình canh tác và tiêu thụ lúa của nông hộ tại xã yang tao, huyện lak, Tỉnh Daklak

Yêu cầu link download mới
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đề cương nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ Y dược 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã hương vinh thị xã hương trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015 Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tình hình cận thị và các yếu tố liên quan đến cận thị tại trường trung học cơ sở hùng vươ Y dược 0
D Tình hình nghiên cứu cây neem ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
R Nghiên cứu thống kê tình hình phát triển Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh huyện Ngh Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu thống kê về tình hình phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta giai đoạn 1996-20 Luận văn Kinh tế 0
Q Nghiên cứu, đề xuất việc kiểm soát tình hình ô nhiễm nước ngầm tại Cao Lãnh & Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động ở Công ty cổ phần Chương Dương - Hà Nội Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top