peachgirl_91211

New Member
Download Đề tài Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf (Probiotic) trong thức ăn của lợn nái nuôi con và lợn con từ tập ăn đến cai sữa miễn phí



MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Yêu cầu 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1. Khái quát về probiotic 3
2. Cơ chế tác dụng của probiotic 4
3. Cơ sở khoa học của chăn nuôi lợn nái sinh sản 7
3.1. Đặc điểm di truyền về khả năng sinh sản của lợn nái 7
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái 8
4. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của lợn con và các yếu tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng 11
4.1. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hoá lợn con 11
4.2. Hoạt động của enzyme tiêu hoá 11
4.3. Tập ăn cho lợn con trong giai đoạn theo mẹ 12
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 13
1. Những công trình nghiên cứu trong nước 13
2. Những nghiên cứu ở ngoài nước 15
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
1. Đối tượng nghiên cứu 18
2. Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi 19
2.1. Nội dung nghiên cứu 19
2.2. Chỉ tiêu theo dõi 19
3. Phương pháp nghiên cứu 20
3.1. Thiết kế thí nghiệm 20
3.2. Thí nghiệm đối với lợn nái 20
3.3. Thí nghiệm đối với lợn con 20
4. Địa điểm và thời gian thực tập 21
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
1. Bổ sung Biosaf trong thức ăn lợn nái 23
1.1. Năng suất sinh sản của lợn nái 23
1.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến sự hao mòn của lợn nái 26
1.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến thời gian động dục trở lại 30
1.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến khả năng tiết sữa của lợn nái 31
2. Bổ sung Biosaf trong thức ăn lợn con 32
2.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến khả năng thu nhận thức ăn của lợn con giai đoạn (7 – 21 ngày) 32
2.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến khả năng phòng bệnh tiêu chảy của lợn con (7-21 ngày) 36
2.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến tăng trưởng của lợn con trong giai đoạn (7 -21 ngày) 39
2.4. Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm Biosaf trong thức ăn của lợn nái nuôi con và lợn con 43
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
A. KẾT LUẬN 46
B. ĐỀ NGHỊ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47



Mục tiêu của chăn nuôi lợn nái sinh sản là sản xuất ra số lợn con cai sữa/ nái/năm cao, giảm giá thành sản xuất. Tuy nhiên mục tiêu này bị tác động bởi nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố cơ bản là nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn con, giảm tỷ lệ còi cọc, tỷ lệ chết ở lợn con, giảm hao mòn cơ thể lợn nái, rút ngắn thời gian động dục của lợn nái. Tuy nhiên để làm tăng thu nhận thức ăn và tiêu hoá thức ăn, giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa.

Trong nhiều năm qua, việc sử dụng kháng sinh như là chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi, hạn chế tính nhạy cảm của lợn con đối với một số vi sinh vật có hại như: Salmonella, Eacherichia coli, Clostridium, cũng như kích thích sinh trưởng nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn tăng khả năng hấp thu thức ăn của lợn con đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi gây ra sự kháng kháng sinh, tồn dư kháng sinh trong thực phẩm làm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng. Hiện nay người ta đang lựa chọn một số loại thức ăn bổ sung như : Probiotic, Prebioic, axit hữu cơ, enzyme tiêu hoá…để thay thế cho việc bổ sung kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, giảm sự kháng kháng sinh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong thực tế chăn nuôi lợn nái sinh sản hiện nay vấn đề lan giải đặt ra, tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy trong giai đoạn theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa tăng. Làm tăng tỷ lệ chết, tăng tỷ lệ còi cọc của lợn con , làm giảm năng suất chăn nuôi lợn nái. Biosaf là chế phẩm sinh học có tác dụng hạn chế bệnh tiêu chảy ở lợn con. Xuất phát từ vấn đề thực tế trên chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf (Probiotic) trong thức ăn của lợn nái nuôi con và lợn con từ tập ăn đến cai sữa”

2. Mục đích nghiên cứu

- Bổ sung chế phẩm Biosaf trong khẩu phần của lợn nái nuôi con và lợn con từ tập ăn đến cai sữa nhằm:

+ Tăng khả năng tiết sữa, rút ngắn thời gian động dục trở lại, giảm tỷ lệ hao mòn cơ thể lợn mẹ.

+ Tăng khả năng sinh trưởng, khả năng phòng bệnh tiêu chảy, khả năng thu nhận thức ăn và chuyển hoá thức ăn của lợn con theo mẹ.

3. Yêu cầu

- Theo dõi, ghi chép đầy đủ, chính xác

- Số liệu thu thập được phải đảm bảo tính khách quan

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Khái quát về probiotic

Thuật ngữ probiotic được đưa đầu tiên bởi Lilly và Stillwell (1965) để mô tả những yếu tố kích thích sinh trưởng được sản sinh bằng vi sinh vật. Probiotic được bắt nguồn từ gốc Hy Lạp với nghĩa trợ sinh (prolife). Fuller (1989) định nghĩa probiotic như một loại thức ăn bổ sung vi sinh vật sống, có tác động có lợi đến động vật chủ nhờ khả năng duy trì sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Năm 1989, US FDA (Food and Drug Administriation) đã yêu cầu những nhà sản xuất dùng thuật ngữ vi sinh vật được cho ăn trực tiếp là DFM (Direct Fed Microbials) hơn là dùng probiotic. FDA định nghĩa DFM như một nguồn vi sinh vật sống tìm thấy trong tự nhiên, nó bao gồm cả vi khuẩn, nấm mốc nấm mem (trích dẫn bởi Lã Văn Kính,1998)

Bệnh tiêu chảy ở con vật non đặc biệt là ở lợn con thường xảy ra sau khi nhân tố gây bệnh đã phát triển quá mức. Khi nhân tố gây bệnh tấn công vào tế bào vách ruột, sản sinh độc tố. Để hạn chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước kia người ta thường bổ sung kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên hiện nay việc sử dung kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi gây ra nhiều tác hại. Nên probiotic được coi như là trái ngược với kháng sinh, kháng sinh huỷ diệt cuộc sống còn Probiotic xây dựng và thúc đẩy cuộc sống. Probiotic là thành phần thức ăn vi sinh vật sống có khả năng di chuyển trong đường tiêu hoá và cư trú ở kết tràng sẽ chế ngự các vi khuẩn có hại. Nồng độ vi khuẩn ở mức tối thiểu là 106 – 108 vi khuẩn phát triển/gam thức ăn (đơn vị này tính theo khuẩn lạc, tức là số lượng vi khuẩn phát triển). Thông thường nó được sản xuất từ các vi khuẩn sống có trong đường ruột của con vật, sau đó đem nuôi cấy. Nó là một chế phẩm thương mại dạng khô hay dạng lỏng (thường được sản xuất ở dạng bột) trong đó thường chỉ có một loại hay vi khuẩn hay nấm men, khi vào trong đường ruột các loại này đều sống được để tác động vào quần thể vi sinh vật đường ruột.

2. Cơ chế tác dụng của probiotic



Theo tài liệu của Han Poong indutry Co.,Ltd (2002), Fuller (1992), Fuller (1989), Saarela và ctv (2000), Lã Văn Kính (1998), cơ chế tác dụng của probiotic như sau:

- Duy trì hệ vi sinh vật đường ruột bằng cách loại trừ cạnh tranh và bằng hoạt động đối kháng. Ngăn cản sự sinh trưởng của các vi khuẩn có thể gây bệnh.

Cạnh tranh bao gồm: Cạnh tranh về vị trí bám dính trên nhung mao ruột, cạnh tranh chất dinh dưỡng, cạnh tranh về khối lượng các chất sinh ra bởi vi sinh vật. Kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi như vi khuẩn nhóm Lactobacillus, giảm các vi khuẩn nhóm Clostriadia. Nhiều nghiên cứu chứng minh probiotic ức chế sự bám dính của vi sinh vật gây bệnh như E.coli, Salmonella typhimurium. Việc ức chế khả năng bám dính của vi sinh vật gây bệnh sẽ ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh của chúng, từ đó probiotic được coi như giải pháp phòng ngừa bệnh đường ruột.

- Tăng lượng thức ăn thu nhận và khả năng tiêu hoá: Probiotic kích thích tính thèm ăn, làm tăng tích luỹ mỡ, Nitrogen, Ca, P, Cu, Mn , tiết các enzyme tiêu hoá như α amylase, cellulase, lipase, protease (Han poong Industry Co., Ltd., 2001).

- Tăng cường tổng hợp Vitamin nhóm B như B1, B2, B6, B12, tăng cường trao đổi chất giảm tiêu tốn thức ăn, nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn nái. Giảm tính kém chịu đựng với lactose, giảm triệu chứng GERD (bệnh ngược dạ dày thực quản), giảm dị ứng, giảm phản ứng viêm, giảm Cholesterol trong huyết thanh, kích thích khả năng miễn dịch và tăng cường đáp ứng miễn dịch (tác động đối với hệ miễn dịch ở niêm mạc ruột).

- Làm giảm hoạt tính urease trong chất chứa ruột non, ngăn chặn tổng hợp những amin độc, giảm nồng độ NH3 trong phân gia súc, gia cầm, do đó ảnh hưởng có lợi đến môi trường.

- Tăng cường quá trình trao đổi chất: Tăng hoạt tính của enzyme tiêu hoá, tăng sản sinh các axit béo bay hơi (axit Lactic, Propionic, Axetic, Succinic), tăng tiêu hoá protein và chất bột đường ở lợn con.

- Tăng khả năng miễn dịch: yếu tố được xác định có vai trò kích thích hệ thống miễn dịch là thành phần của vách tế bào vi khuẩn (peptidoglycan). Sự phân huỷ Peptidoglycan tạo ra chất muramyl peptid có tác dụng kích thích hoạt động của đại thực bào (Tannock, 1997). Saarela và ctv (2000), cho rằng khả năng bám vào niêm mạc ruột của Probiotic tạo nên sự tương tác giúp probiotic tiếp xúc với hệ thống lympho đường ruột và hệ thống miễn dịch, nhờ đó thúc đẩy hiệu quả miễn dịch và tạo nên sự ổn định của hàng rào bảo vệ của ruột.

Sản phẩm Probictic thường là tổ hợp các vi sinh vật có ích như: Lactobacillus, Bacillus, Steptococcus, saccharomyces, Candida... Biosaf là một trong những chế phẩm sinh học của...
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Xem thêm
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung tỉ lệ bột lá sắn trong khẩu phần tới sức sản xuất thịt của gà broiler Lương Phượng nuôi
 

nguenthong

New Member
Re: [Free] Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf (Probiotic) trong thức ăn của lợn nái nuôi con và lợn con từ tập ăn đến cai sữa

Bạn có thể gửi link đề tài này cho mình không? Thank bạn nhiều Email [email protected]
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf (Probiotic) trong thức ăn của lợn nái nuôi con và lợn con từ tập ăn đến cai sữa

Trích dẫn từ nguenthong:
Bạn có thể gửi link đề tài này cho mình không? Thank bạn nhiều Email [email protected]


Link vừa mới update cho bạn đó
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top