karen_lee1988

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Lời nói đầu
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài 1
1.1. Mục đích 1
1.2. Ý nghĩa 1
2. Giới thiệu về nhiên liệu khí hóa lỏng LPG 1
2.1. Nhiên liệu khí hóa lỏng LPG 1
2.1.1. Thành phần hóa học 1
2.1.2. Các tính chất của LPG 2
2.1.3. Chỉ số Octan 4
2.2. So sánh nhiên liệu LPG với Xăng 4
3. Giới thiệu động cơ 1TR-FE 7
3.1. Giới thiệu chung về động cơ 1TR-FE 7
3.2. Đặc điểm tổng quát động cơ 1TR-FE 9
3.2.1. Động cơ 9
3.2.2. Cơ cấu phối khí 11
3.2.3. Hệ thống nhiên liệu 12
3.2.4. Hệ thống kiểm soát khí xả 13
3.2.5. Hệ thống xả 15
3.2.6. Hệ thống làm mát 15
3.2.7. Hệ thống bôi trơn 16
3.2.8. Hệ thống đánh lửa 16
3.2.9. Hệ thống khởi động 18
3.2.10. Hệ thống nạp 18
4. Tính toán nhiệt 19
4.1. Tính toán nhiệt khi động cơ dùng xăng 19
4.1.1. Các số liệu ban đầu 19
4.1.2. Các thông số chọn 20
4.1.3. Tính toán các chu trình công tác 20
4.1.4. Xây dựng đồ thị công 28
4.2. Tính toán nhiệt khi động cơ dùng LPG 31
4.2.1. Các số liệu ban đầu 31
4.2.2. Các thông số chọn 32
4.2.3. Tính toán các chu trình công tác 32
4.3. Bảng so sánh các thông số tính toán nhiệt 40
5. Khảo sát hệ thống nhiên liệu 43
5.1. Hệ thống cung cấp không khí động cơ 1TR-FE 43
5.1.1. Sơ đồ hệ thống cung cấp không khí 43
5.1.2. Các bộ phận của hệ thống cung cấp không khí 43
5.2. Khảo sát hệ thống nhiên liệu xăng động cơ 1TR-FE 45
5.2.1. Hệ thống cung cấp xăng động cơ 1TR-FE 45
5.2.2. Hệ thống điều khiển phun xăng điện tử động cơ 1TR-FE 52
5.2.3. Tính toán và hiệu chỉnh lượng phun 62
5.3. Khảo sát hệ thống nhiên liệu LPG 68
5.3.1. Sơ đồ bố trí hệ thống cung cấp LPG cho động cơ 68
5.3.2. Giới thiệu bộ phụ kiện LPG 70
5.3.3. Tính toán kích thước cơ bản của họng khuếch tán LPG 78
5.4. Hệ thống điện điều khiển cấp LPG 81
6. Quy trình lắp đặt hệ thống cung cấp LPG lên xe 83
6.1. Lắp điện 83
6.2. Lắp cơ khí 91
6.3. Kiểm tra, hiệ chỉnh 95
6.3.1. Kiểm tra 95
6.3.2. Hiệu chỉch 95
7. Quy trình chế tạo một số chi tiết 95
7.1. Quy trình chế tạo họng cấp LPG 95
7.2. Quy trình chế tạo van không tải 105
8. Kết luận 107
Tài liệu tham khảo 108
1. Mục đích ý nghĩa đề tài
1.1. Mục đích.
- Thấy rõ được vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
- Tìm hiểu, nắm vững cấu tạo và nguyên lý làm việc của từng chi tiết, cụm chi tiết và của hệ thống cung cấp nhiên liệu xăng và LPG cho động cơ để từ đó thấy được ưu nhược điểm của từng hệ thống.
- Thấy được tầm quan trọng trong việc thiết kế lắp đặt và thay thế một số chi tiết trong hệ thống cung cấp LPG cho động cơ.
- Nắm vững các thao tác trong quá trình lắp đặt, kiểm tra hiệu chỉnh cũng như chế tạo thay thế các chi tiết của hệ thống cung cấp LPG cho động cơ.
1.2. Ý nghĩa.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống nhiên liệu xăng - LPG động cơ 1TR-FE lắp trên xe Innova của hãng Toyota nhằm mục đích giảm mức độ phát khí thải từ động cơ ra môi trường góp phần thực hiện các công ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã cam kết tham gia.
- Đa dạng hóa nguồn năng lượng cho giao thông vận tải, giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu lỏng truyền thống.
- Nhiên liệu khí hóa lỏng LPG là nhiên liệu sạch, sử dụng nhiên liệu LPG còn giảm chi phí cho người sử dụng.
2. Giới thiệu về nhiên liệu khí hóa lỏng
2.1. Nhiên liệu khí hóa lỏng LPG.
2.1.1. Thành phần hóa học
- Khí hóa lỏng LPG là sản phẩm thu được từ quá trình chưng cất dầu và tinh luyện khí thiên nhiên. Thành phần chủ yếu là C3H8 (Propan) và C4H10 (Butan) được nén theo tỷ lệ phần trăm Propan trên phần trăm Butan.
- Ở nhiệt độ và áp suất khí quyển LPG ở dạng khí. Để thuận tiện về tồn chứa và vận chuyển LPG được hóa lỏng. Trong thực tế thành phần hỗn hợp các chất có trong khí hóa lỏng LPG không thống nhất. Tùy theo tiêu chuẩn của các nước, khu vực mà tỷ lệ thành phần trong LPG khác nhau, có tỷ lệ giữa Propan và Butan là 50/50 hay 30/70. Ở Châu Á, thành phần nhiên liệu khí hóa lỏng khá ổn định, chứa chủ yếu là Hydrocacbon C4, chẳng hạn như ở Hàn Quốc chỉ có Butan là khí hóa lỏng được sử dụng phổ biến. Ngược lại ở Mỹ thì chỉ có Hydrocacbon C3 được sử dụng.




Bảng 2-1 Thành phần khí hoá lỏng sử dụng phổ biến ở Pháp và Mỹ

Tên chất Thành phần (%)
Mỹ Pháp
Methane
Ethane
Propylen
Propane
Iso- Butane
n- Butane
Iso-Butane+but-ène
(E)-but-2-ène
(Z)-but-2-ène
Butane-1,3-diene
Iso-penten
n-penten 0,6
6,6
1,1
91,3
0,3
0,03
0
0
0
0
0
0 0
0,4
9,1
31,8
19,6
28,3
6,1
2,7
1,8
0
0,06
0,03

- Đặc biệt trong thành phần khí hoá lỏng LPG chứa rất ít lưu huỳnh. Thường chỉ chứa (40 60)ppm, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn, cho phép của cộng đồng Châu Âu (200ppm) một tiêu chuẩn khắt khe nhất về các chất phụ gia có trong nhiên liệu. Do đó, động cơ dùng LPG phát ra rất ít các chất ô nhiễm gốc lưu huỳnh và hiệu quả của bộ lọc xúc tác được cải thiện.
2.1.2. Các tính chất của LPG
Do thành phần chủ yếu của LPG là Propane và Butane nên tính chất của LPG là tính chất của Propane và Butane.
LPG có đặc tính sau:
- Là một chất lỏng không màu (trong suốt).
- Là một chất lỏng không mùi, không vị, tuy nhiên trong thực tế trong quá trình chế biến được pha thêm Ethyt Mecaptan có mùi đặc trưng để dễ phát hiện rò rỉ. Nồng độ mùi phải đủ để nhận ra trước khi chúng tạo thành hỗn hợp nổ.
- Bản thân Gas không độc, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến thực phẩm và sức khoẻ con người, tuy nhiên không nên hít vào với số lượng lớn vì có thể gây ngạt thở hay say do thiếu Ôxy.
- Gas nặng hơn không khí (1,5 2) lần, nhẹ hơn nước 0,5 lần vì vậy nếu thoát ra ngoài hơi Gas sẽ lan truyền ở mặt đất và tập trung ở những phần thấp nhất, như rãnh, hố Gas,...tuy nhiên nó sẽ tản mất ngay khi có gió.
- Khí hóa lỏng LPG được tồn chứa trong các loại bể chịu áp lực khác nhau, chúng tồn tại ở trạng thái bão hoà. Gas lỏng ở dưới, hơi Gas ở phía trên theo quy định an toàn các loại bể chứa Gas chỉ được phép nhập (80 85)% thể tích, phần còn lại đảm bảo cho sự giản nở vì nhiệt của Gas lỏng.
- Đặc trưng lớn của LPG khác với các loại khí khác là chúng tồn tại ở dạng bảo hoà nên với thành phần không đổi (70% Butan -30% Propan). Áp suất bảo hoà trong bể chứa cũng như trong hệ thống không phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài. Thông thường Gas Petrolimex có áp suất 4,5 kg/cm2 7,8kg/cm2 ở nhiệt độ (15 30)0C.
- LPG có tỷ lệ giãn nở lớn: một đơn vị thể tích Gas lỏng bay hơi tạo ra 250 đơn vị thể tích hơi Gas do vậy LPG rất thuận tiện và kinh tế khi vận chuyển và tồn chứa ở dạng lỏng.
- LPG còn là nhiên liệu sạch: Hàm lượng lưu huỳnh thấp (< 0,02%), khi cháy chỉ tạo ra CO2 (Dioxyt carbone) và hơi nước, không tạo muội, không tạo khói, đặt biệt không sinh ra khí SO2 , H2S, CO ...
- LPG hoá lỏng có nhiệt trị riêng theo khối lượng cao, cao hơn cả xăng hay dầu Diesel (Bảng 2-2). Tuy nhiên do khối lượng riêng của nó thấp, nhiệt trị riêng theo thể tích thấp hơn nhiên liệu lỏng khác .
Bảng 2-2 So sánh LPG và các loại nhiên liệu cổ điển
Thông số đặc trưng Eurosper Diesel Propane thương mại Butane thương mại LPG
Khối lượng riêng (kg/dm3) 0,725 0,780 0,820 0,860
0,510 0,580 0,510 0,580

Nhiệt trị thấp:
- Theo khối lượng (MJ/kg)
- Theo thể tích (MJ/dm3)
42,7


32,0
42,6


35,8
46,0


23,5
45,6


26,4
45,8


25,0
2.1.3. Chỉ số Octan
- Nhiên liệu khí hoá lỏng được đặc trưng bởi chỉ số octan nghiên cứu (RON) cao, có thể đạt tới 98. Bảng 2.3. giới thiệu RON của các loại khí khác nhau. Chỉ số octan động cơ (MON) của LPG cũng cao hơn xăng.
Bảng 2-3 Chỉ số Octan của một số chất
Chất RON ÔMON
Propane
Propène
n-Butane
Isobutane
But-1-ène
But-2-ène >100
102
95
>100
(98)
100 100
85
92
99
80
83

2.2. So sánh nhiên liệu LPG so với nhiên liệu Xăng.
- Nguồn cung cấp:
LPG là sản phẩm của quá trình khai thác và chưng cất dầu mỏ. Trên thế giới có khoảng 40% LPG thu được từ quá trình lọc dầu thô. Sản phẩm LPG trên thế giới năm 1995 là 130 triệu tấn, chiếm tổng năng lượng tiêu thụ dưới các dạng khác nhau. Người ta dự kiến trong những năm đầu của thế kỷ 21, tổng sản lượng LPG trên thế giới sẽ đạt 200 triệu tấn /năm. Ngoài ra, LPG cũng được sản xuất từ khí thiên nhiên, do đó LPG được xem là nhiên liệu có nguồn gốc dự trữ thay thế lớn hơn các loại nhiên liệu truyền thống đặc biệt là nhiên liệu xăng.
Phần lớn hiện nay chúng ta nhập LPG từ nước ngoài. Lượng khí hoá lỏng dùng làm nhiên liệu cho ôtô đường trường hiện chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn: 1% Pháp, 3% Mỹ, 8% Nhật. Tuy nhiên, ở một số nước có chính sách khuyến khích sử dụng LPG làm nhiên liệu cho ôtô nhằm giảm ô nhiễm môi trường như Hà lan, Ý ,... Số liệu trên chưa kể những động cơ trên các ôtô chuyên dụng sử dụng LPG ( Chẳng hạn ôtô chạy trong sân bay, xe nâng chuyển, máy móc nông nghiệp ... ).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

có bản vẽ
 

manhnd95

New Member
Re: [Free] Đồ án Thiết kế lắp đặt hệ thống nhiên liệu Xăng - LPG động cơ 1TR-FE

123312
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top