Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
Lời nói đầu…………………………………………………..…...5
PHẦN I: LÝ THUYẾT
Chương 1: Cao su và công nghệ sản xuất săm xe đạp ………………..…6
1.1. Giới thiệu chung về cao su……………………………………….…..6
1.1.1. Khái niệm……………………………………………………..…..6
1.1.2. Tính chất……………………………………………………….…6
1.2. Các loại cao su……………………………………………….............8
1.2.1. Cao su thiên nhiên.………………………………………………8
1.2.2. Cao su tổng hợp…………………………………………….........11
1.2.3. Cao su tái sinh……………………………………………………12
1.2.4. Các chất phối hợp cho cao su……………………………………14
1.3. Cơ sở lí thuyết về luyện cao su…………………………………....…14
1.3.1. Sơ luyện………………………………………………….............14
1.3.2. Hỗn luyện…………………………………………………..........14
1.4. Các sản phẩm được sản xuất từ cao su…………………...……….…16
1.5. Dây chuyền công nghệ sản xuất săm xe đạp………………………..16
1.5.1. Các chủng loại sản phẩm săm xe đạp…………………………..16
1.5.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất săm xe đạp. ……….. 18
Chương 2: Cơ sở lí thuyết về ép đùn cao su…………………….……...19
2.1. Khái niệm về ép đùn vật liệu……………………………….…….…19
2.1.1. Tách pha lỏng.……………………… ………………….……... 19
2.1.2. Ép định hình………………………………………….….….…...19
2.2. Cơ sở lí thuyết về ép đùn vật liệu…………………………….….…..21
2.2.1. Hệ số lèn chặt.…………………………………………….…….21
2.2.2. Hệ số rỗng.……………………………………….….….….……21
2.2.3. Áp suất ép.……………………………………………..…..……21
2.2.4. Hệ số ma sát………………………………………….….………22
2.2.5. Lực chiều trục.…………………………………………..……....22
2.2.6. Năng suất lí thuyết của máy ép đùn…………………….……....23
2.2.7. Công suất yêu cầu..……………………………………..…..…..24
2.3. Điều chỉnh và kiểm tra quá trình ép đùn…………………..………..24
PHẦN II: THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN..................................................26
Chương 3: Thiết kế máy ép đùn ống săm xe đạp…………………..…..26
3.1. Phân tích và chọn phương án thiết kế………………………...……..26
3.1.1. Phương pháp ép bằng trục vít đùn………………………...........26
3.1.2. Phương pháp ép bằng trục vít xoắn……………………...……..27
3.2. Phân tích chọn phương án…………………………………………...27
3.3. Tính toán động học………………………………………………......28
3.3.1. Giới thiệu chung về động học máy………………………...…...29
3.3.2. Số liệu ban đầu…………………………………………..….......29
3.3.3. Phương trình chuyển động, vận tốc, gia tốc……………….........30
3.4. Tính toán động lực học toàn máy………………………….…..………31
3.4.1. Định các kích thước yêu cầu……………………………..….……31
3.4.2. Xác định các tải trọng tác dụng lên trục vít………….……..……..34
3.4.3. Tính sức bền trục vít đùn…………………………….…….……..39
3.4.4. Tính sức bền vòng xoắn vít ép………………………….….…….42
3.4.5. Tính toán năng lượng tiêu thụ trong quá trình ép………..……….44
3.4.6. Tính toán cân bằng nhiệt cho khoang ép……………….….……..46
3.4.7. Xác định đường kính làm việc của buồng ép…….……..….….....48
3.4.8. Tính toán khuôn ép………………………………………..……...51
3.5. Tính chọn động cơ và phân phối tỉ số truyền..........................................54
3.5.1. Chọn động cơ..................................................................................54
3.5.2. Phân phối tỉ số truyền……………………………………………54
3.5.3. Xác định số vòng quay và công suất các trục……………………55
3.6. Thiết kế các bộ truyền…………………………………………...……57
3.6.1. Thiết kế bộ truyền đai……………………………………..…......57
3.6.2. Thiết kế bộ truyền bánh răng……………………………..….…...62
3.7. Tính toán thiết kế trục và tính chọn then………………………..……79
3.7.1. Thiết kế trục……………………………………….………..…….79
3.7.2. Tính chọn then…………………………………….…..……….....95
3.8. Chọn ổ lăn……………………………………………….…..………...97
Chương 4: Thiết kế hệ thống phun phấn……………………….….……..101
4.1. Tìm hiểu chung về bột chống dính…………………………….……..101
4.2. Quá trình và nguyên tắc chống dính……………………………………101
4.3. Phân tích và chọn phương án thiết kế…………………………………..101
4.3.1. Phương án thổi trực tiếp…………………………………………....101
4.3.2. Phương án hai bình trích…………………………………………...101
4.3.3. Phương án hỗn hợp………………………………………………...103
4.3.4. Phương án đĩa quay………………………………………………...104
4.4. Đánh giá và chọn phương án thiết kế……………………………………105
4.5. Phân tích và tính toán động lực học máy………………………………..106
4.5.1. Phân tích chung……………………………………………………..106
4.5.2. Tính toán chung……………………………………………………..107
4.5.3. Thiết kế và tính toán bộ truyền trục vít bánh vít……………………108
Chương 5: Thiết kế băng tải làm mát và vận chuyển ống săm xe đạp……113
5.1. Tìm hiểu chung về băng tải……………………………………………..113
5.2. Đặc tính kỹ thuật………………………………………………………..113
5.2.1. Mô hình chung về băng tải hay băng chuyền…….……...………..114
5.2.2. Phân loại băng tải…………………………………………………..114
5.3. Thiết kế băng tải………………………………………………..………115
5.3.1. Tính chiều rộng băng tải cao su……………………….…..….…....116
5.3.2. Tính độ bền băng tải………………………………………..……....117
5.3.3. Tính chọn động cơ…………………………………………..…..….118
5.4. Tính chọn tang…………………………………………………..….…...118
5.4.1. Cơ sở lí thuyết…………………………………………………..….118
5.4.2. Chọn và tính toán……………………………………..…….........…119
Chương 6: Thiết kế giàn làm nguội………………………………..…..….....121
6.1. Vị trí của giàn làm nguội trong dây chuyền sản xuất ống săm xe đạp.….121
6.2. Tính chọn động cơ điện………………………………….……………....121
6.3. Thiết kế hộp giảm tốc…………………………………….……….…….121
Chương 7: Thiết kế máy vuốt săm................................................................126
7.1. Tìm hiểu chung về máy vuốt săm…………………….…………….…..126
7.2. Nguyên lí hoạt động…………………………………….………….…..126
7.3. Tính chọn động cơ điện………………………………….……….…….127
7.4. Thiết kế các bộ truyền…………………………………….……………127
7.4.1. Thiết kế bộ truyền đai…………………………………………….128
7.4.2. Thiết kế bộ truyền xích…………………………………………...130
7.5. Các cơ cấu và bộ phận trong máy vuốt săm…………………………..131
7.5.1. Cơ cấu căng xích………………………………………………….131
7.5.2. Miệng vuốt………………………………………………………..133
PHẦN III: HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN
Chương 8: Một số vấn đề về lắp ráp và bảo dưỡng
An toàn và vận hành........................................................134
8.1. Lắp ráp………………………………………………………………..134
8.1.1. Lắp ráp hộp tốc độ……………………………………………….134
8.1.2. Lắp ráp hệ thống máy…………………………………………….134
8.2. Bảo dưỡng máy……………………………………………………….135
8.3. Bôi trơn…………………………………………………………….…135
8.3.1. Bôi trơn hộp giảm tốc…………………………………………..135
8.3.2. Bôi trơn bộ phận ổ………………………….……..…….………135
8.4. An toàn và vận hành…………………………………………………..136
8.4.1. An toàn về điện…………………………………………………..136
8.4.2. An toàn phòng cháy chữa cháy………………………………..…136
8.4.3. An toàn vận hành máy…………………………………..….……136
Kết luận chung……………………………………………………….……137
Tài liệu tham khảo…………………………………………………….….138






 LỜI NÓI ĐẦU 
Hiện nay nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa đất nước ta sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới. Muốn vậy thì các ngành công nghiệp phải không ngừng đẩy mạnh sản xuất, mở rộng nhà máy, xí nghiệp, cải tiến trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhờ chính sách đó, đã đưa đất nước ta phát triển nhanh chóng trong đó có một phần đáng kể đến là ngành sản xuất sản phẩm cao su.
Ở nước ta cũng như tất cả các nước trên thế giới, nhu cầu vận chuyển, giao thông đường bộ ngày càng phát triển mạnh. Vì vậy sử dụng phương tiện xe đạp, xe máy, ôtô là thực trạng đáng quan tâm.
Để đáp ứng nhu cầu thực tế của người tiêu dùng và nền kinh tế, ngành cao su, thiết bị cơ khí cho ra đời sản phẩm cao su không những về số lượng mà còn về chất lượng tốt. Đặt biệt là sản xuất săm xe đạp các loại.
Với yêu cầu thực tế hàng năm rất lớn, để tạo được sản phẩm săm xe đạp nhất thiết phải có thiết bị, máy móc chuyên dùng, đảm bảo yêu cầu sản xuất, yêu cầu công nghệ và môi trường, đó chính là nhiệm vụ của ngành cơ khí.
Để đóng góp một phần vào nhiệm vụ đó, được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Thanh Việt và các anh, chị cán bộ kỹ thuật ở công ty cổ phần cao su Đà Nẵng. Em đã nhận nhiệm vụ thiết kế dây chuyền sản xuất săm xe đạp..
Qua thời gian 3 tháng thực hiện nhiệm vụ, nay em đã hoàn thành, nhưng do khả năng và thời gian hạn chế, đồ án của em không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự góp ý của thầy cô, bạn bè và các anh chị.
Cuối cùng em xin chân thành Thank thầy Nguyễn Thế Tranh và các thầy trong khoa đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
Đà Nẵng, ngày 18 tháng 02 năm 2008

SVTH: Nguyễn Văn Vũ



PHẦN I: LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1:
CAO SU VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SĂM XE ĐẠP
1.1. Giới thiệu chung về cao su:
1.1.1. Khái niệm:
Cao su là hợp chất cao phân tử mà mạch đại phân tử của nó có chiều dài lớn hơn rất nhiều lần chiều rộng và được cấu tạo từ một hay nhiều loại mắt xích có cấu tạo hóa học giống nhau được lặp đi lặp lại nhiều lần.
1.1.2. Tính chất:
Hoạt động hóa học, chức năng kĩ thuật của cao su phụ thuộc vào thành phần hóa học, khối lượng phân tử, sự phân bố khối lượng phân tử và sự sắp xếp tương ứng các mạch đại phân tử trong khối polyme. Độ bền nhiệt của cao su phụ thuộc vào năng lượng liên kết các nguyên tố hình thành mạch chính. Năng lượng liên kết càng cao thì độ bền nhiệt càng lớn, cao su có khả năng làm việc ở nhiệt độ càng cao.
Cấu tạo mạch phân tử của cao su phụ thuộc vào bản chất các liên kết tạo nên mạch chính. Các liên kết không phân cực hình thành các mạch phân tử có cấu trúc thẳng. Các liên kết phân cực hình thành các mạch phân tử dạng lò xo. Cao su silicon có mạch đại phân tử cấu tạo từ các nguyên tố Silic (Si), Oxi (O) xen kẽ nhau. Do liên kết Si - O có độ phân cực lớn, góc liên kết hóa trị nguyên tố Oxi lớn nên mạch đại phân tử Silicon có cấu trúc dạng lò xo (quanh nó được che đậy bằng các gốc Ankyl).
Lực tác dụng tương hỗ giữa các phân tử, các nhóm thế của mạch đại phân tử mà đại lượng để đánh giá nó là mật độ năng lượng kết dính nội gây ảnh hưởng lớn đến độ tương tác và hòa tan polyme vào các loại dung môi hữu cơ. Mặt khác, phụ thuộc vào lực tác dụng tương hỗ giữa các phân tử đàn tính của vật liệu thay đổi khi thay đổi nhiệt độ.
Khối lượng phân tử dài phân bố khối lượng phân tử của cao su cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến tính công nghệ, tính chất cơ lí của vật liệu. Đối với mỗi loại cao su, khi tăng khối lượng phân tử đến một giá trị nào đó, các tính chất cơ lí đều tăng, đặc biệt là độ bền mài mòn và đàn tính của vật liệu. Trong khoảng nhiệt độ, cao su ở trạng thái mềm cao và chảy nhớt. Sự phụ thuộc tính chất công nghệ vào khối lượng phân tử có thể đánh giá qua sự phụ thuộc độ nhớt vật liệu vào khối lượng phân tử theo phương trình:

: độ nhớt của vật liệu.
: giá trị trung bình khối lượng phân tử của cao su.
: hằng số, nhập các giá trị α = 3;4.
k: hằng số phụ thuộc vào bản chất polyme.
Cùng với sự phát triển của các ngành kĩ thuật khác, yêu cầu kĩ thuật đối với cao su, các sản phẩm cao su cũng khác nhau. Nhu cầu sản xuất ra các loại cao su đáp ứng những yêu cầu kĩ thuật đa dạng là cần thiết. Ngày nay trong kĩ thuật chế biến và gia công cao su sử dụng không những cao su từ một loại monome mà các loại cao su cấu tạo từ các loại monome khác nhau. Những polyme nhận được có trong mạch các mắt xích từ những monome khác nhau được gọi là sopolyme. Sự sắp xếp khác nhau các monome trong mạch đại phân tử tạo cho cao su những tính chất cơ học, lý học, hóa học và các tính chất công nghệ khác.
Mạch đại phân tử cao su có thể chứa liên kết đôi và cũng có thể không chứa các liên kết đôi…Sự khác nhau về cấu tạo hóa học, cấu trúc mạch phân tử đã tạo cho cao su những tính chất cơ, lý, hóa đa dạng khác nhau. Phương pháp phân loại cao su theo những tính chất đặc trưng khác nhau không đáp ứng được yêu cầu của công nghệ. Ngày nay tất cả các loại cao su được phân loại theo nguồn gốc sản xuất và lĩnh vực sản xuất. Cách phân loại này giúp cho nhà công nghệ dễ dàng lựa chọn cao su, định hướng công nghệ chế biến và gia công ra sản phẩm với những yêu cầu kĩ thuật cần thiết.
Tìm hiểu đi sâu về cao su hết sức cần thiết để từ đó người kĩ sư cơ khí có thể có những nhận định tổng quan về máy móc, thiết bị sẽ được chế tạo để đưa vào sản xuất, chế biến và gia công cao su. Phương pháp gia công ra sản phẩm cao su là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến chức năng kĩ thuật, thời gian sử dụng sản phẩm đó. Thực vậy, trong quá trình sơ hỗn luyện phụ thuộc vào phương pháp hỗn luyện, máy và thiết bị tiến hành hỗn luyện, có thể nhận được hỗn hợp cao su mà mức độ phân tán đồng đều các cấu tử trong nó khác nhau, phụ thuộc vào phương pháp thành hình sản phẩm, định hình sản phẩm (phương pháp lưu hóa) có thể nhận được các sản phẩm cao su có cấu tử ngoại vi phân tử, cấu trúc mạng lưới không gian khác nhau. Để có được sản phẩm cao su với chức năng kỹ thuật cho trước không những lựa chọn các chất phối hợp thích hợp với hàm lượng thích hợp mà còn phải nghiên cứu lựa chọn phương án thiết kế máy móc thiết bị công nghệ tối ưu nhất để chế tạo và từng bước hòan thiện dần công nghệ chế biến và gia công cao su để nâng cao dần chất lượng sản phẩm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thị trường.

PHẦN III: HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN
CHƯƠNG 8
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LẮP RÁP VÀ BẢO DƯỠNG
AN TOÀN VÀ VẬN HÀNH
8.1. Lắp ráp:
8.1.1. Lắp ráp hộp tốc độ:
- Lắp bánh răng vào trục.
- Lắp tất cả các vòng chặn dầu, bạc, ổ vào trục.
- Lắp trục vào nữa thân dưới hộp tốc độ.
- Lắp nửa thân trên của hộp tốc độ vào.
- Lắp nắp hộp và các bộ phận khác vào.
- Lắp toàn bộ hộp tốc độ lên đế đở.
8.1.2. Lắp ráp hệ thống máy:
- Lắp bánh đai lên trục vào của hộp tốc độ.
- Lắp động cơ.
- Lắp bánh đai nhỏ vào trục động cơ.
- Lắp trục vào xilanh.
- Lắp trục và xilanh vào đế đở.
- Lắp ống dẫn nước vào trục vít đùn.
- Lắp nối trục để nối trục vít đùn với hộp tốc độ.
- Lắp hệ thông dẫn nước làm mát vào xilanh.
- Lắp đầu đùn vào xilanh.
- Lắp hệ thống phun phấn vào máy và đầu đùn.
- Lắp ráp dàn băng tải dẫn động, cắt cao su bán thành phẩm và hệ thống làm mát săm.
8.2. Bảo dưỡng máy:
- Kiểm tra các cơ cấu an toàn sau mỗi ca.
- Châm dầu thêm vào hộp tốc độ hằng tháng.
- Kiểm tra cà thay dầu hộp tốc độ hằng năm.
- Kiểm tra bảo dưỡng, vệ sinh các đường ống nhiệt, nước làm mát 3 thang 1 lần.
- Kiểm tra hệ thống điện, động cơ điện 6 tháng 1 lần.
8.3. Bôi trơn:
8.3.1. Bôi trơn hộp giảm tốc:
Để giảm mất mát công suất vì ma sát, giảm mài mòn răng, đảm bảo thoát nhiệt tốt
và đè phòng các chi tiết máy bị hoen gỉ cần bôi trơn hộp giảm tốc.
Do vận tốc nhỏ nên ta chọn phương pháp bôi trơn ngâm bánh răng trong dầu.
Bảng 10 – 7 [4] chọn độ nhớt của dầu bôi trơn bánh răng ở 500C là 116 centistôc hay 16 độ Engle theo bảng 10 – 20 [4], chọn loại dầu AK20.
8.3.2. Bôi trơn bộ phận ổ:
Bôi trơn bộ phận ổ nhằm mục đích giảm mất mát ma sát giữa cac chi tiết lăn chống mòn tạo điều kiện thoát nhiệt tốt, bảo vệ bề mặt các chi tiết không bị hoen gỉ, giảm tiếng ồn và bảo vệ ổ không bị bụi bặm.
Việc chọn hợp lí loại dầu và cách bôi trơn sẽ làm tăng tuổi thọ của bộ phận ổ.
Chọn phương pháp bôi trơn ổ bằng mỡ là một phương pháp đơn giản nhất vì không cần những thiết bị đặc biệt, chỉ cần nhét mỡ vào bộ phận ổ với một lượng đủ để bôi trơn suốt thời kì làm việc.
Bảng 8 – 28 [4], chọn mỡ để dùng bôi trơn ổ lăn là mỡ .
8.4. An toàn và vận hành:
8.4.1. An toàn về điện:
+ Các tủ điện phải đặt nơi an toàn, cầu dao, ổ cắm phải được bao che cẩn thận.
+ Nắm vững qui trình vận hành máy móc nhằm tránh hiện tượng quá tải, chập cháy do điện.
+ Dây điện qua các khu vực nguy hiểm: hoá chất vùng dể cháy nổ…phải có ống bảo vệ.
+ Khi sửa chửa cần ngắt điện, thường xuyên kiểm tra thiết bị điện, dây dẫn, chống sét, thu lôi…
8.4.2. An toàn phòng cháy chữa cháy:
- Tại phân xưởng phải được bố trí đầy đủ các phương tiện chữa cháy gồm:
+ Bình CO2: dùng chữa cháy điện, các động cơ điện.
+ Bình bột: dùng chữa cháy xăng dầu, chất rắn.
+ Cát khô: dùng chữa cháy xăng dầu, các cầu dao điện.
+ Các loại xô, xẻng, gàu…để vận chuyển cát, nước.
+ Máy bơm cứu hoả.
- Tất cả các dụng cụ, phương tiện chữa cháy đều đặt tại nơi thuận lợi.
- Những điều kiện cần lưu ý trong phân xưởng:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh nội qui phòng cháy chữa cháy, tuyệt đối không mang lửa vào khu vực sản xuất.
+ Bố trí các biển báo, tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy ở khắp nơi.
+ Thường xuyên kiểm tra các thiết bị áp lực, hệ thống điện.
8.4.3. An toàn vận hành máy:
- Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và gọn gàng.
- Xem sổ vận hành để biết tình trạng máy.
- Kiểm tra toàn bộ máy.
- Kiểm tra toàn bộ phạm vi hoạt động của máy trên băng tải.
- Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn.
- Đóng cầu dao điện.
- Khởi động bơm nước, van nước vào hệ thống điện.
- Mở van nhiệt vào đầu đùn.
- Mở van khí nén.
- Đóng aptomat trong bản điều khiển.
- Khởi động nhiệt dao cắt, nhiệt độ cắt khoảng 1800C.
- Khởi động băng tải, các bộ biến tần phù hợp với yêu cầu.
- Khởi động các cơ cấu phun bột, sấy khô.
- Điều chỉnh tốc độ băng tải phù hợp.
- Mở van nước làm nguội trên suốt chiều dài băng tải.
- Đặt chiều dài săm theo từng qui cách.
- Nếu có sự cố phải dừng máy ngay và báo cho người có trách nhiệm xử lí.
- Khi dừng máy thì vặn chiết áp suất điều chỉnh tốc độ về 0, đùng cho máy, cắt aptomat, tắt bơm nước, khoá khí nén.





KẾT LUẬN CHUNG
Sau thời gian 3 tháng làm đề tài, với sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Thanh Việt. Đến nay về cơ bản đồ án đã hoàn thành. Nội dung gồm:
- Phần thuyết minh.
- Các bản vẽ.
Mục đích của đề tài là nghiên cứu và hoàn thiện dây chuyền sản xuất ống săm xe đạp hiện có của nhà máy không nằm ngoài mục đích tạo ra sản phẩm với chất lượng cao nhất với thời gian nhanh nhất đồng thời đề tài cũng là cơ sở để hoàn thiện hàng loạt dây chuyền của nhà máy.
Thành công của đồ án là cả một quá trình nghiên cứu làm việc không mệt mỏi của bản thân trong suốt thời gian thực tập tại nhà máy và thời gian làm đề tài tốt nghiệp. Và trên hết là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Thanh Việt đã
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top