Orin

New Member
Download Đề tài Nghiên cứu và lập quy trình công nghệ sửa chữa đầu quay di động topdriver ps2-500-500 trên giàn tam đảo-01

Download Đề tài Nghiên cứu và lập quy trình công nghệ sửa chữa đầu quay di động topdriver ps2-500-500 trên giàn tam đảo-01 miễn phí





MỤC LỤC
Lời nói đâu 1
PHẦN I: CÔNG TÁC KHOAN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN ĐỘNG QUAY CHO CHÒNG 1
CHƯƠNG I: CÔNG TÁC KHOAN 3
CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG QUAY CHO CHÒNG KHOAN 4
2.1 Khoan bằng động cơ đặt dưới đáy 4
2.1.1 Khoan tuabin 4
2.1.2 Khoan bằng động cơ trục vít (Positive Displaycement Mud Motor 8
2.1.3 Động cơ khoan điện 9
2.2 Khoan bằng động cơ trên bề mặt 11
2.2.1 Bàn Rôto 12
2.2.2 Đầu quay di động (TopDrive) 13
 
PHẦN II: SỮ DỤNG, BẢO DƯỠNG ĐẦU QUAY DI ĐỘNG TẠI
GIÀN KHOAN TAM ĐẢO 01 16
CHƯƠNG III: CẤU TẠO CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẦU
QUAY DI ĐỘNG 16
3.1 Lịch sử phát triển và nguyên lý cấu tạo 16
3.2 Cấu tạo và chức năng hoạt động của đầu quay di động 20
3.3.1 Blốc cân bằng 21
3.3.2 Hộp số hai tốc độ 22
3.3.3 Cụm ống rửa 25
3.3.4. Vành quay 26
3.3.5 Cơ cấu điều khiển quang treo Elevator 27
3.3.6. Bộ đẩy Elevator 28
3.3.7. Bộ ngàm kẹp cần 29
3.3.8. Ống thủy lực 30
3.3.9. Hệ thống van cầu 31
3.3.10. cơ cấu dẫn hướng 33
3.3.11. Hệ thống làm mát 34
3.3.12. Các đường ống phụ trợ 35
3.3.13. Hệ thống khí nén 36
3.3.14. Hệ thống điều khiển tổ hợp đầu quay di động Topdrive 37
3.3.15 Nguyên tắc hoạt động của Topdrive PS2 - 500/500 40
CHƯƠNG IV: CÁC DẠNG HỎNG HÓC, CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐẦU QUAY DI ĐỘNG PS2-500/500
42
4.1 các dạng hỏng hóc,nguyên nhân và cách khắc phục 42
4.1.1 Phanh động cơ 42
4.1.2 Hệ thống làm mát 43
4.1.3 Hệ thống cân bằng 44
4.1.4 Hộp số hai tốc độ 44
4.1.5 Bộ ngàm kẹp đầu nối cần khoan 44
4.1.6 Vành quay 45
4.1.7 Hệ thống van cầu 45
4.1.8 Cơ cấu điều khiển quang treo Elevator 46
4.1.9 Cơ cấu dẫn hướng 46
4.1.10 Hệ thống phòng ngừa cháy nổ 46
4.1.11 Hệ thống van điện từ 47
4.1.12 Hệ thống lọc 47
4.2 Công tác bảo dưỡng và chăm sóc kỷ thuật 47
4.2.1 Các thiết bị đo và kiểm tra 47
4.2.2 tiêu chuẩn về chống ăn mòn các chi tiết 48
4.2.3 Dầu mỡ bôi trơn cho Topdriver 48
4.2.4 Kiểm tra, bảo dưỡng Topdrive PS2 - 500/500 49
4.2.4.1. Bảo dưỡng kiểm tra hàng ngày 49
4.2.4.2. Bảo dưỡng kiểm tra hàng tuần 50
4.2.4.3. Kiểm tra bảo dưỡng hàng tháng 51
4.2.4.4. Bảo dưỡng kiểm tra hàng quý 52
4.2.4.5. Bảo dưỡng kiểm tra nửa năm 52
4.2.5 Kiểm tra hàng ngày hoạt động của hộp số 53
4.2.6 Kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện 53
4.2.7 Kiểm tra bên ngoài các chi tiết 54
CHUONG V: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẦU QUAY DI ĐÔNG TẠI XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH DẦU KHÍ VIETSOVPETRO
63
5.1 Tăng hiệu quả và giảm giá thành khoan 63
5.2 Vừa xoay vừa đẩy cột cần khoan đi xuống 63
5.3 Có thể tháo và vặn cần khoan tại vị trí bất kì 63
5.4 An toàn cho công nhân 63
5.5 Tiết kiệm dung dịch khoan 64
5.6 An toàn cho giếng khoan 64
5.7 Giảm nhẹ việc thả ống chống 64
5.8 Tăng năng suất khi khoan 64
5.9 Những hạn chế khi sữ dụng đầu quay 65
CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN THÔNG SỐ CÔNG SUẤT CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN GE752 TRONG QUÁ TRÌNH KHOAN TRÊN BIỂN
67
6.1 Tính động năng của hệ thống 67
6.2 năng lượng mất mát do sức cản 69
6.3 Năng lượng của quá trình tỏa nhiệt 72
6.4 năng lượng đàn hồi của cột cần khoan 74
KẾT LUẬN 77
Tài liệu tham khảo 78
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

LỜI NÓI ĐẦU

Nghành dầu khí là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Để phát triển nó cần rất nhiều các yếu tố, trong đó sự phát triển về thiết bị cũng là một nhân tố rất quan trọng. Trong quá trình đi thực tập trên giàn Tam Đảo 01. Bản thân em đã được tiếp xúc với rất nhiều thiết bị. Nhưng bộ phận tương đối mới mẻ chính là động cơ khoan topdriver. Và được sự nhất trí của giáo viên hướng dẫn, thầy Trần Văn Bản em đã được chọn đề tài tốt nghiệp làm về: ” quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa tổ hợp đầu quay di động Topdrive PS2 - 500/500 trên giàn khoan Tam đảo – 01”

Chuyên đề:

“tính toán thông số công suất của động cơ điện GE752 trong quá trình khoan trên biển”

Mục đích của đồ án là nghiên cứu và lập quy trình công nghệ sửa chữa tổ hợp đầu quay di động dựa trên những tài liệu thu thập trong quá trình học tập và qua thực tế tại giàn khoan Tam Đảo 01 - Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro, sự giúp đỡ của quý thầy cô. tui xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội 6/2009

PHẦN I: CÔNG TÁC KHOAN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN ĐỘNG QUAY CHO CHOÒNG

CHƯƠNG I: CÔNG TÁC KHOAN

Với trình độ khoa học hiện nay chưa có một phương pháp nào mà từ trên mặt đất có thể phát hiện dầu khí nằm sâu trong lòng đất hay trong lòng đại dương một cách chính xác. Các giếng khoan dầu khí đã được thực hiện nhằm xác định được khả năng chứa dầu, tính chất về địa chất của vùng dầu sau đó mới đem vào khai thác. chiều sâu của một giếng khoan dầu khí, để đạt được mục tiêu của nó, có thể thay đổi từ vài trăm mét đến 10.000m. Nhưng trung bình là khoảng 2.500m, giếng khoan sâu trên 3.500m, giếng khoan cực sâu là trên 4.500m, giếng khoan sâu nhất trên thế giới được biết là khoảng 15.000m .

Giếng khoan là một công trình rất tốn kém, vì vậy cũng như mọi vấn đề đâu tư làm các công trình khác, cần nghiên cứu và lập kế hoạch hết sức kỹ càng mới thực hiện được nó.

Bước đầu tiên của việc nghiên cứu này nhằm xác định cấu trúc địa tầng của tầng đất đá, sau đó mới phác hoạ được cấu trúc mặt cắt của giếng khoan trên lý thuyết.

Việc xây dựng mặt cắt và các phương pháp để đạt tới mục tiêu là kết quả làm việc tập thể của nhiều người thuộc nhiều bộ phận chuyên môn khác nhau. Sau khi thiết kế và được sự đồng ý về kế hoạch khoan. dưới sự chỉ đạo của phòng công nghệ khoan và các ban nghành liên quan bao gồm đội khoan, cán bộ kĩ thuật mới bắt đầu thực hiên.

Nói chung công tác khoan bao gồm các bước sau:

- Công tác xây lắp và chuẩn bị mọi mặt cho công tác thi công.

- Công tác khoan thuần tuý. Choòng trực tiếp phá huỷ đất đá

ở đáy và tuần hoàn dung dịch. Đây là thao tác cơ bản tạo ra giếng khoan nhưng nó cần ít người tham gia nhất. Chỉ có kíp trưởng khoan trực tiếp điều khiển thông qua tời, bàn quay rôto và dẫn động bộ công cụ phá huỷ nhờ cột cần khoan và cần chủ đạo hay thông các loại khoan khác.

- Tiếp cần khoan: Khi khoan hết chiều dài làm việc của cần chủ đạo ta cần nối dài thêm bộ khoan cụ bằng cách gắn thêm đoạn cần khác( có chiều dài bé hơn chiều dài làm việc của cần chủ đạo) và được lắp vào cột cần khoan phía dưới. Cứ như thế cần được lặp đi lặp lại sau mỗi lần khoan hết chiều dài làm việc của cần vuông.

- Công tác kéo thả: Khi choòng khoan đã mòn, cần thay choòng mới hay khi đã đạt đến chiều sâu dự kiến, bộ công cụ khoan phải kéo lên để thay choòng mới hay hạ ống chống.

- Công tác chống ống: Hạ xuống giếng cột ống chống đã được tính toán trước và tiến hành trám xi măng theo thiết kế được duyệt.

- Công tác lắp đặt đầu ống chống (đầu giếng): khi thả ống chống và trám xi măng xong, bước tiếp theo là lắp đặt các thiết bị giá treo đầu ống chống và làm phủ kín ở đầu mút phía trên của nó giữa các cột ống chống( trừ ống bảo vệ không được liên kết). Các thao tác này được thực hiện bằng tay đối với các đầu giếng trên mặt đất. các thiết bị này cũng cho phép lắp đặt các đối áp và các đường ống cao áp, trong đó có đường dập giếng và đường xả. Sau khi lắp đặt cần kiểm tra độ an toàn của giá treo ống, đối áp, và áp suất làm việc của đầu ống chống.

- Công tác hoàn thiện giếng khoan: Đây là công đoạn cuối cùng( sau khi thả ống cột ống chống khai thác) gồm có công việc thả vào giếng các thiết bị cần thiết theo thiết kế như pake, ống khai thác, van an toàn… thông giếng với tầng sản phẩm bằng bắn vỉa, thông tầng bằng các phương pháp xử lý axit, mở vỉa bằng phương pháp thủy lực… sau đó bàn giao giếng khoan cho các công ty khai thác quản lý.

- bước tiếp theo là thu dọn khoan trường và chuyển đến địa điểm mới.

CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG QUAY CHO CHOÒNG KHOAN

Dầu khí là một dạng năng lượng hóa thạch tồn tại chủ yếu trong lòng đất đá nằm ở trên đất liền hay ở dưới biển dưới dạng các mỏ còn gọi là mỏ dầu. Để khai thác được chúng con người cần tạo một lỗ khoan vào sâu trong lòng đất. Để làm được điều đó cần có động cơ dẫn động choòng khoan. Sau đây là các phương pháp dẫn động cho choòng.

. Khoan bằng động cơ đáy

Trong công tác khoan dầu khí việc sử dụng động cơ dẫn động cho choòng khoan là một vấn đề cần thiết và được tính toán hết sức cẩn trọng. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới cả quá trình khoan sau này, mà còn ảnh hưởng tới kinh tế khi thi công một giếng khoan dầu khí trên biển. Trên thực tế việc sử dụng những loại động cơ dẫn động cho choòng, đã được các nhà thầu khoan áp dụng từ lâu. Qua những kiến thức trên lớp và thực tế tui sẽ giới thiệu sơ qua về nguyên lý cấu tạo và chức năng tác dụng của những loại động cơ dùng để dẫn động quay cho choòng khoan.

Có 3 loại động cơ chính dẫn động cho choòng:

Động cơ khoan điện;

Tua bin khoan;

Động cơ trục vít.

Khoan tuabin

Từ đầu thế kỷ XX ở Liên Xô (nay là Liên Bang Nga ) đã dùng động cơ chìm để quay choòng. Vào đầu năm 1924, Tuabin khoan đầu tiên trên thế giới ra đời, chỉ có một tầng từ đó phát triển rất nhanh tới loại có hàng trăm tầng.

Vào năm 1934, Nga và Mỹ đã chế tạo thành công tuabin nhiều tầng có thể từ 100 – 150 tầng, tăng công suất từ 10 – 20 lần, do đó giảm được tốc độ quay và không cần đến dùng hộp số.

Sau năm 1954, khoan tuabin là chủ yếu, hiện nay song song với các phương pháp khoan khác, tuabin vẫn được sử dụng rộng rãi.



Hình 2.1: tuabin khoan

Nguyên lý làm việc:

Tuabin dùng cho khoan là tuabin dọc nhiều tầng giống nhau, vỏ của tuabin được nối với phần dưới của cột cần khoan bằng ren, còn trục của tuabin nối với choòng khoan.

Mỗi một tầng gồm hai phần chính, phần quay được nối với trục tuốc bin gọi là Rôto. Phần đứng yên nối với vỏ gọi là Stato, Stato gồm 1 vòng thép trong đó có gắn các cánh uốn cong. Rôto cũng gồm một vòng thép bên trong cũng được gắn các bản thép cánh uốn cong nhưng ngược chiều với các cánh cong của Stato. Giữa Rôto và Stato có khoảng cách hở để Rôto quay tự do, trong các cánh quạt của tuabi...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Thủy Đậu Bằng Zincpaste Y dược 0
D Nghiên cứu quy trình tổng hợp vật liệu aerogels từ xơ dừa và ứng dụng hấp phụ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu, Chế Tạo Carbon Cellulose Aerogel Từ Hỗn Hợp Sợi Lá Dứa Và Sợi Cotton Ứng Dụng Trong Hấp Phụ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu và thiết kế mô hình học tập hệ thống phun xăng đánh lửa và chẩn đoán trên ô tô Khoa học kỹ thuật 0
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu về mạng Nơron tích chập và ứng dụng cho bài toán nhận dạng biển số xe Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng hệ thống mạng an toàn Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top