quaydau_labo

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG QUAY CHO CHOÒNG KHOAN VÀ GIỚI THIỆU VỀ TỔ HỢP ĐẦU QUAY DI ĐỘNG 3
1.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG QUAY CHO CHOÒNG KHOAN 3
1.1.1. Khoan bằng động cơ đáy 3
1.1.1.1. Khoan tuabin: 3
1.1.1.2. Khoan bằng động cơ trục vít (Positive Displaycement Mud Motor) 8
1.1.1.3. Động cơ điện chìm: 9
1.1.2. Khoan bằng động cơ trên bề mặt. 10
1.1.2.1. Bàn Rôto 10
1.1.2.2. Đầu quay di động (TopDrive) 12
1.2. GIỚI THIỆU VỀ TỔ HỢP ĐẦU QUAY TOPDRIVE 13
1.2.1. Đặc điểm chung 13
1.2.2. Một số hãng chế tạo tổ hợp đầu quay di động trên thế giới 14
1.2.3. Những ưu điểm chính của Topdrive 15
1.2.4. Một số nhược điểm của Topdrive 18
1.2.5. Công dụng của Topdrive 18
CHƯƠNG 2:CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỢP ĐẦU QUAY DI ĐỘNG TOPDRIVE PS2 - 500/500 19
2.1. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA TỔ HỢP ĐẦU QUAY DI ĐỘNG TOPDRIVE PS2 - 500/500 22
2.2. CẤU TẠO, CHỨC NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH 23
2.2.1. Hộp số hai tốc độ 23
2.2.2. Cụm ống rửa 24
2.2.3. Vành quay 25
2.2.4. Bộ ngàm kẹp cần 28
2.2.5. Ống thủy lực 28
2.2.6. Hệ thống chống phun bên trong cần IBOP 30
2.2.7. Xe lăn dẫn đường 31
2.2.8. Hệ thống làm mát 32
2.2.9. Các đường ống phụ trợ 33
2.2.10. Hệ thống khí nén 33
2.2.11. Hệ thống điều khiển tổ hợp đầu quay di động Topdrive 34
2.3. Nguyên tắc hoạt động của Topdrive PS2 - 500/500 37
2.3.1. Khoan thuận 37
2.3.2. Khoan ngược 37
CHƯƠNG 3:CÁC DẠNG HỎNG HÓC - NGUYÊN NHÂN - 39
CÁCH KHẮC PHỤC VÀ CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG -SỬA CHỮA TOPDRIVE PS2-500/500 39
3.1. CÁC DẠNG HỎNG HÓC, NGUYÊN NHÂN, CÁCH KHẮC PHỤC 39
3.1.1. Phanh động cơ 39
3.1.2. Hệ thống làm mát 39
3.1.3. Hệ thống cân bằng 40
3.1.4. Hộp số hai tốc độ 41
3.1.5. Bộ ngàm kẹp đầu nối cần khoan 41
3.1.6. Vành quay 42
3.1.7. Hệ thống van cầu 43
3.1.8. Cơ cấu điều khiển quang treo Elevator 43
3.1.9. Xe lăn dẫn đường 43
3.1.10. Hệ thống phòng ngừa cháy nổ 44
3.1.11. Hệ thống van điện từ 44
3.2. KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TỔ HỢP ĐẦU QUAY DI ĐỘNG TOPDRIVE PS2 - 500/500 45
3.2.1. Dầu mỡ bôi trơn cho Topdrive 45
3.2.2. Kiểm tra, bảo dưỡng Topdrive PS2 - 500/500 45
3.2.3. Kiểm tra hàng ngày hoạt động của hộp số 50
CHƯƠNG 4:HỆ THỐNG KHÍ NÉN (PNEUMATIC SYSTEM) 51
4.1. Cung cấp không khí 53
4.2. Blốc cân bằng 53
4.3. Tời khoan và khoá liên động ngàm kẹp 54
4.4. M«t¬ phanh khoan 56
4.5. Ngµm kÑp 58
4.6. HÖ thèng chèng phun bªn trong cÇn IBOP 60
4.7. §­êng dÉn dung dÞch håi (link kickout) 62
4.8. C¬ cÊu chuyÓn ®æi tèc ®é 63
4.9. Vành quay 66
4.10. TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN ĐƯỜNG RAY DẪN HƯỚNG ĐỂ TOPDRIVE PS2-500/500 LÀM VIỆC AN TOÀN 68
4.10.1. Quá trình di chuyển không lắp cần khoan cũng như trạng thái treo bình thường không lắp cần. 68
4.10.2. Quá trình Elevator kẹp cần khoan. 68
4.10.3. Quá trình tháo lắp đầu nối. 69
4.10.4. Quá trình khoan. 69
4.10.5. Quá trình doa ngược. 70
4.10.6. Quá trình kéo thả. 70
4.10.7. Các dạng tải trọng tác dụng lên thanh ray dẫn hướng 70
4.10.7.1. Lực kéo do ma sát trượt và ma sát lăn khi thả dần đầu quay xuống dưới 71
4.10.7.2. Lực uốn thanh ray khi thực hiện thao tác nối cần. 72
4.10.7.3. Ngoại lực tác dụng khi khoan, doa ngược hay khi tháo vặn đầu nối phía dưới. 74
CHƯƠNG 5:AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHI SỬ DỤNG TỔ HỢP ĐẦU QUAY DI ĐỘNG TOPDRIVE PS2-500/500 78
5.1. QUY ĐỊNH VỀ KIẾN THỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG 78
5.2. AN TOÀN KHI VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TOPDRIVE PS2 - 500/500 78
5.2.1. An toàn khi vận hành. 78
5.2.2. Khi bảo dưỡng, sửa chữa 79
5.2.3. Đối với người vận hành 79
5.3. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÙNG BIỂN 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

CHƯƠNG 1
CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG QUAY CHO CHOÒNG KHOAN VÀ GIỚI THIỆU VỀ TỔ HỢP ĐẦU QUAY DI ĐỘNG

1.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG QUAY CHO CHOÒNG KHOAN
1.1.1. Khoan bằng động cơ đáy
Trong công tác khoan dầu khí việc sử dụng động cơ dẫn động cho choòng khoan là một vấn đề cần thiết và được tính toán hết sức cẩn trọng. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới cả quá trình khoan sau này, mà còn ảnh hưởng tới kinh tế khi thi công một giếng khoan dầu khí trên biển. Trên thực tế việc sử dụng những loại động cơ dẫn động cho choòng, đã được các nhà thầu khoan áp dụng từ lâu. Qua những kiến thức trên lớp và thực tế tui sẽ giới thiệu sơ qua về nguyên lý cấu tạo và chức năng tác dụng của những loại động cơ dùng để dẫn động quay cho choòng khoan.
Có 3 loại động cơ chính dẫn động cho choòng:
• Động cơ điện
• Tua bin khoan
• Động cơ trục vít
1.1.1.1. Khoan tuabin:
Từ đầu thế kỷ XX(1923) ở Liên Xô (nay là Liên Bang Nga ) đã dùng động cơ chìm để quay choòng. Vào đầu năm 1924, Tuabin khoan đầu tiên trên thế giới ra đời, chỉ có một tầng từ đó phát triển rất nhanh tới loại có hàng trăm tầng.
Vào năm 1934, Nga và Mỹ đã chế tạo thành công tuabin nhiều tầng có thể từ 100 – 150 tầng, tăng công suất từ 10 – 20 lần, do đó giảm được tốc độ quay và không cần đến dùng hộp số.
Sau năm 1954, khoan tuabin là chủ yếu, hiện nay song song với các phương pháp khoan khác, tuabin vẫn được sử dụng rộng rãi.
Nguyên lý làm việc:
Tuabin dùng cho khoan là tuabin dọc nhiều tầng giống nhau, vỏ của tuabin được nối với phần dưới của cột cần khoan bằng ren, còn trục của tuabin nối với choòng khoan.
Mỗi một tầng gồm hai phần chính, phần quay được nối với trục tuốc bin gọi là Rôto. Phần đứng yên nối với vỏ gọi là Stato, Stato gồm 1 vòng thép trong đó có gắn các cánh uốn cong. Rôto cũng gồm một vòng thép bên trong cũng được gắn các bản thép cánh uốn cong nhưng ngược chiều với các cánh cong của Stato. Giữa Rôto và Stato có khoảng cách hở để Rôto quay tự do, trong các cánh quạt của tuabin năng lượng thuỷ lực của dòng nước rửa được chuyển hoá thành cơ năng để quay trục tuabin được nối với choòng khoan. Dung dịch qua các rãnh uốn cong của đĩa Stato, dòng dung dịch đó bị đổi hướng, khi ra khỏi Stato có vận tốc tuyệt đối lớn đi vào các rãnh Rôto uốn cong, và vận tốc ở rãnh khi vào Rôto dòng dung dịch tác dụng xuống các cánh cong của Rôto làm đĩa Rôto quay dẫn đến trục Rôto quay. Ở Rôto chất lỏng tham gia 2 chuyển động với 2 vận tốc. Vận tốc tương đối U1 (thành phần nằm ngang) làm quay đĩa Rôto và W1 (thành phần thẳng đứng) theo hướng của cánh cong, véctơ của vận tốc tuyệt đối tiếp tục đổi hướng, và đi ra khỏi Rôto là C2, với vận tốc này dòng dung dịch đi vào rãnh của đĩa Stato. Ở tầng tiếp theo với vận tốc tuyệt đối C¬2 và ở đây lại lặp lại như ở tầng 1.
Cấu trúc của tuabin (Hình 1.1)
Tuabin đơn:
Được tạo thành bằng vỏ tuabin và gắn chặt với đĩa Stato của tuabin, ở phía bên trong có trục tuabin gắn với đĩa Rôto để treo trục. Bên trong tuabin phải có một ổ tựa dọc (ổ tựa chính) để giữ cho dung dịch khoan không xâm nhập vào ổ trục chính, do vậy người ta có thể đặt ổ tựa chính ở phía dưới để nâng toàn bộ khối Rôto. Tuỳ theo chiều dài của tuabin người ta có thể lắp từ 2-3 ổ tựa ngang. Ở phần trên cùng của tuabin là đầu nối chuyển tiếp để nối với đầu dưới của cột cần khoan. Phía dưới cùng của tuabin có đế tuabin, đế này được bịt kín giữa phần tuabin và trục tuabin nhờ một đệm đặc biệt nhằm đảm bảo áp suất làm việc của tuabin không bị hao hụt trong quá trình làm việc.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

mhoangvt

New Member
Re: Đồ án Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và quy trình sửa chữa tổ hợp đầu quay di động Topdrive PS2-500-500 trên giàn khoan Tam Đảo-01 Vietsovpetro

ad ơi down chỗ nào vậy? :beg:
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top