lonely_duck0407

New Member
Download Đề tài Tính toán lắp đặt tuyến ống dẫn nước ép vỉa từ dàn MSP4 đến dàn MSP8

Download Đề tài Tính toán lắp đặt tuyến ống dẫn nước ép vỉa từ dàn MSP4 đến dàn MSP8 miễn phí





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƯỜNG ỐNG VÀ CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ KHAI THÁC DẦU KHÍ 3
1.1. Khái quát về đường ống 3
1.2. Các loại công trình sử dụng cho việc khai thác dầu khí ở mỏ Bạch Hổ 9
1.2.1. Hệ thống các giàn thép cố định 9
1.2.2. Hệ thống trạm rót dầu không bến 14
1.3. Nước ép vỉa, các đặt tính và yêu cầu cơ bản 15
1.3.1. Giới thiệu chung về nước ép vỉa 15
1.3.3. Các đặt tính và yêu cầu cơ bản của nước ép vỉa 24
1.4. Giới thiệu đoạn đường ống tính toán 26
1.4.1. Đặc trưng ống 26
1.4.2. Các số liệu ban đầu phục vụ tính toán kiểm tra 26
CHƯƠNG 2: KIỂM TRA ĐỘ BỀN CỦA ĐƯỜNG ỐNG 28
2.1. Tính toán độ bền của đường ống chịu áp lực trong lớn nhất 28
2.1.2. Kiểm tra thi công (thử áp lực) 28
2.1.2. Kiểm tra ở trạng thái vận hành 29
2.2. Kiểm tra bài toán mất ổn định cục bộ (mất ổn định tiết diện) đường ống 31
2.2.1. Kiểm tra ở trạng thái thi công (thử áp lực) 31
2.2.2. Kiểm tra ở trạng thái khai thác (vận hành) 33
2.3. Kiểm tra bài toán mất ổn định lan truyền 34
2.3.1. Kiểm tra ở trạng thái thi công (thử áp lực) 34
CHƯƠNG 3: KIỂM TRA ỔN ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA ĐƯỜNG ỐNG .35
3.1. Mục đích của bài toán kiểm tra ổn định vị trí 35
3.2. Xác định lý thuyết sóng tính toán 36
3.3. Kiểm tra khả năng ổn định vị trí của đường ống 41
CHƯƠNG 4: TÌM NHỊP TREO TỐI ĐA MÀ ĐƯỜNG ỐNG CÓ THỂ VƯỢT QUA 43
4.1. Địa hình hố lõm 43
4.1.1. Kiểm tra ở giai đoạn sau khi thi công 43
4.1.2. Kiểm tra ở giai đoạn khai thác 45
4.2. Ống vượt qua địa hình đỉnh lồi 48
4.3. Hiện tượng dao động dòng xoáy khi ống bị treo 51
4.3.1. Xác định tần số dao động của dòng xoáy 51
4.3.2. Xác định tần số dao động riêng của ống 52
CHƯƠNG 5: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG ỐNG 54
5.1. Một số phương pháp thi công đường ống biển trên thế giới 54
5.1.1. Phương pháp thả ống bằng tàu thả ống 54
5.1.2. Phương pháp thi công dùng xà lan thả ống có trống cuộn ống 56
5.1.3. Phương pháp kéo ống trên mặt nước 58
5.1.4. Kéo sát mặt 59
5.1.5. Kéo gần sát đáy 60
5.1.6. Kéo sát đáy 61
5.2. Một số phương pháp thi công nối ống ngầm 62
5.3. Lựa chọn phương án thi công 63
5.3.1. Số liệu đầu vào phục vụ công tác thi công 63
5.3.2. Năng lực thi công của liên doanh VietsovPetro 63
5.3.3. Yêu cầu của phương tiện thi công 63
5.3.4. Kết luận lựa chọn phương án thi công 64
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN THI CÔNG TUYẾN ỐNG, AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 65
6.1. Tính toán ứng suất trong quá trình thi công rải ống 65
6.1.1. Đặt vấn đề 65
6.1.2. Số liệu đầu vào 66
6.1.3. Tính toán kiểm tra bền đoạn cong lồi 67
6.1.4. Tính toán kiểm tra bền đoạn cong lõm 68
6.2. Thi công tuyến ống 70
6.2.1. Công tác thi công trên bờ 70
6.2.2. Công tác thi công trên biển 71
6.2.3. Thời gian thi công tuyến ống 71
6.2.4. Quy trình thi công ống trên tàu rải ống 72
6.3. An toàn lao động và bảo vệ môi trường 72
6.3.1. An toàn lao động 72
6.3.2. Kỹ thuật an toàn khi thử áp lực đường ống 73
6.3.3. Bảo vệ môi trường 73
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay đối với nhiều quốc gia, dầu khí đã trở thành nguồn tài nguyên thiên nhiên mang tính chiến lược cực kì quan trọng, nó có thể làm xoay chuyển và làm khởi sắc nền kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Liên doanh dầu khí VietsovPetro là một thành phần rất quan trọng trong nền công nghiệp đó. Công nghệ khai thác, thu gom và vận chuyển dầu khí tại các mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng…của xí nghiệp đang được tiến hành tốt, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần giải quyết.

Hiện nay phần lớn các giếng khai thác đều cạn kiệt nguồn năng lượng vỉa. Do đó người ta thường có những tác động nhân tạo lên vỉa dầu nhằm duy trì năng lượng vỉa, cho phép duy trì áp suất gần bằng áp suất ban đầu để đạt được hệ số khai thác k lớn nhất, trong đó có phương pháp bơm ép nước vào vỉa.

Từ những phân tích ở trên và được sự đồng ý của Bộ môn, cùng với mong muốn của em nhằm sử dụng có hiệu quả các đường ống phục vụ cho công tác khai thác nên em đã chọn đề tài “Tính toán lắp đặt tuyến ống dẫn nước ép vỉa từ dàn MSP4 đến dàn MSP8”. Đồ án được cấu tạo gồm 6 chương:

Chương 1. Tổng quan về công nghệ khai thác dầu khí

Chương 2. Kiểm tra độ bền của đường ống

Chương 3. Kiểm tra ổn định vị trí của đường ống

Chương 4. Tìm nhịp treo tối đa

Chương 5. Lựa chọn phương án thi công tuyến ống

Chương 6. Tính toán thi công, an toàn lao động và bảo vệ môi trường

Trong quá trình thực tập và viết đồ án được sự giúp đỡ của bác Lê Biên Thùy XN Khai thác dầu khí VietsovPetro, với các tài liệu tham khảo và kiến thức bổ sung trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Đặt biệt với sự chỉ dẫn tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Văn Thịnh, em đã thực hiện được quyển đồ án này. Mặc dù bản thân có rất nhiều cố gắng nhưng thực tế và kiến thức còn rất nhiều hạn chế cho nên cuốn đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức.Vì vậy em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Cuối cùng em xin chân thành Thank các thầy cô trong trường Đại học Mỏ - Địa chất đã dạy dỗ em trong thời gian em học tại trường. Đặc biệt là các thầy trong bộ môn Thiết bị dầu khí và Công trình và hơn nữa là Thầy Nguyễn Văn Thịnh đã giúp đỡ em trong việc hoàn thành cuốn đồ án này.

Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Văn Hùng
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐƯỜNG ỐNG VÀ CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ KHAI THÁC DẦU KHÍ

1.1. Khái quát về đường ống

Ngày nay trong một số nghành sản xuất công nghiệp, đường ống và bể chứa được sử dụng rộng rãi ở nhiều phạm vi khác nhau. Nó có tác dụng quan trọng trong việc vận chuyển và cất giữ các sản phẩm công nghiệpmà thiếu nó thì quá trình tự động hóa của một số nghành công nghiệp sẽ gặp khó khăn thậm chí không thực hiện được. Đường ống bể chứa có nhiều loại khác nhau do đó chúng phải được thiết kế, chế tạo, lắp ráp trên cơ sở có căn cứ kỹ thuật, đảm bảo cho hệ thống làm việc an toàn, liên tục và đạt hiệu quả cao trong sử dụng.

Đối với nghành Dầu Khí việc vận chuyển các sản phẩm từ miệng giếng đến các điểm cất chứa sản phẩm được thực hiện bằng đường ống vận chuyển. Mọi tuyến ống phải được tính toán thiết kế cẩn thận trên cơ sở tính toán bền, nhiệt và tính toán công nghệ, đảm bảo cho quá trình vận hành được an toàn một tuyến ống bao gồm các đoạn đầu nối và phụ kiện kèm theo.

Toàn bộ quá trình thu gom được bắt đầu từ miệng giếng đến các trạm chứa,suất sản phẩm thương mại. Hệ thống thu gom có các nhiệm vụ:

1.Tập hợp sản phẩm từ các giếng riêng rẽ, từ các khu vực trong mỏ lại với nhau, đó là nhiệm vụ thu gom.

2. Đo lường chính xác về số lượng và chất lượng của các thành phần trong sản phẩm khai thác theo các mục đích khác nhau.

3. Xử lý chất lưu khai thác thành các sản phẩm thô thương mại.

Chất lưu khai thác còn gọi là chất lỏng giếng, khai thác lên là một hỗn hợp dầu - khí - nước, bùn cát. Trong đó còn có các hóa chất không phù hợp với yêu cầu vận chuyển và chế biến như CO2 , H2O, các loại muối hòa tan hay không tan. Nên việc thu gom phải bảo đảm tách các pha trước hết là tách khí, ách nước, tách muối hòa tan hay không hòa tan; sau đó mỗi pha phải tiếp tục được xử lý.

* Công dụng của ống:

Tuyến ống dùng vận chuyển dầu và các sản phẩm khác thường có đường kính 100 ÷ 1400 mm với áp lực từ 12 ÷ 100 daN/cm2 được gọi là đường ống dẫn chính có các chức năng sau:

- Dùng vận chuyển khí thiên nhiên và nhân tạo từ nơi sản suất đến nơi tiêu thụ.

- Dùng vận chuyển dầu và sản phẩm dầu từ nơi khai thác đến nơi tiêu thụ (các kho chứa, nhà máy chế biến, các trạm cung cấp, các nhà máy xí nghiệp…).

Dầu và khí sau khi khai thác sẽ được vận chuyển qua hệ thống đường ống tới các trạm xử lý, sau đó được chuyển tới các trạm cất chứa. Các phần chuyển tiếp đi qua chướng ngại vật thiên nhiên và nhân tạo. Dọc theo tuyến ống người ta cho lắp đặt các thiết bị truyền dẫn tín hiệu, các trạm bảo vệ, các thiết bị chống ăn mòn điện hóa … ngoài ra dọc theo các tuyến ống dẫn khí người ta cho lắp đặt thêm các trạm nén khí, phân phối khí khoảng cách 120 ÷ 150 km.

* Phân loại ống:

Do yêu cầu đa dạng và tính chất làm việc phức tạp nên ống được phân loại theo nhiều cách:

1. Theo phương pháp lắp đặt: ngầm dưới đất, ngầm dưới nước, trên mặt đất hay được treo trên không.

2. Theo chất được truyền tải: dẫn nước, dẫn dầu, dẫn hỗn hợp hay ống được chuyển động phân đoạn các chất khác nhau bằng các nút ngăn cách.

3. Theo đặt tính và trị số áp lực: Theo đặt tính, ta phân ra ống có áp và ống tự chảy (không áp). Loại ống có áp lực, thông thường chất lưu lấp đầy tiết diện ống. Trường hợp không lấp đầy thì có thể có áp lực hay tự chảy. Các ống lấp đầy thường là ống vận chuyển dầu thương mại, ống thu gom nước, còn ống thu gom trong hệ thống kín thường không lấp đầy. Trong ống không tự chảy chuyển động thực hiện nhờ trọng lực, gây ra bởi chênh lệch cao trình ở hai đầu ống. Lúc đó nếu dầu và khí chuyển động riêng rẽ, đường ống được xem là tự chảy tự do hay không áp, còn lúc không có pha khí được xem là tự chảy có áp. Ống chia ra loại cao áp (lơn hơn 60 kG/cm2 ), loại thấp áp (bé hơn 16at) và loại trung bình.

4. Theo nhiệt độ chất chuyển tải ta chia ra ống lạnh (≤ 0oC), ống nhiệt

(> 50o C) và ống bình thường.

5. Theo chức năng ta chia ra ống xả (từ miệng giếng tới bình tách đo), ống gom dầu, gom khí, gom nước và ống dẫn dầu thương mại.

6. Theo sơ đồ thủy lực, ống được xem là đơn giản nếu không phân nhánh và đường kính không thay đổi và ống phức tạp.

7. Theo mức độ ăn mòn của chất chuyển tải ta phân ra ống cho môi trường ăn mòn, ít ăn mòn và ăn mòn cao.

* Vật liệu chế tạo ống:

Trong công nghiệp dầu khí, theo vật liệu ta chia ra ống cứng và ống mềm.

- Ống cứng được chế tạo từ thép cacbon, thép không gỉ, thép ...
 

vanminhnguyen

New Member
Re: Download Đề tài Tính toán lắp đặt tuyến ống dẫn nước ép vỉa từ dàn MSP4 đến dàn MSP8

bạn có thể gửi cho mình tài liệu này mình rất cám ơn, mình đang cần lắm !
 

tctuvan

New Member
Re: Download Đề tài Tính toán lắp đặt tuyến ống dẫn nước ép vỉa từ dàn MSP4 đến dàn MSP8

Bạn download tại đây nhé


Đừng quên Chia sẻ với với ai cần =>
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
S Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần V Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Công tr Luận văn Kinh tế 0
G Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 808 Luận văn Kinh tế 0
M Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp xây dựng và kinh d Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Luận văn Kinh tế 0
C Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Luận văn Kinh tế 0
T Tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩn xây lắp trong các doanh nghiệp xây l Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp xây lắp Điện – Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top