Misu

New Member
Download Đồ án Thiết kế tháp trích ly dầu nhờn với dung môi Furfurol

Download Đồ án Thiết kế tháp trích ly dầu nhờn với dung môi Furfurol miễn phí





MỞ ĐẦU
Trên thế giới hiện nay dầu nhờn vấn là chất bôi trơn chủ yếu trong các ngành công nghiệp và dân dụng. Với vai trò quan trọng của mình, dầu nhờn đã trở thành một loại vật liệu công nghiệp không thể thiếu. Cũng với sự phát triển của xã hội các loại máy móc, thiết bị, Công cụ được đưa vào ứng dụng trong công nghiệp và dân dụng ngày càng nhiều dẫn đến mức tiêu thụ dầu mỡ bôi trơn tăng lên không ngừng trong những năm qua. Theo thống kê, mức tiêu thụ dầu mỡ bôi trơn trên thế giới hiện nay khoảng 40 triệu tấn mối năm và ở nước ta tuy mức tiêu thụ dầu mỡ bôi trơn thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển nhưng cũng đặt ở mức khoảng 100.000 tấn mỗi năm đối với mức tăng trưởng 4 – 8 % / năm. Đây quả là một con số không nhỏ. Toàn bộ lượng dầu nhờn này hầu như là nhập từ nước ngoài dưới dạng thành phần hay dưới dạng dầu gốc cùng với các loại phụ gia rồi tự pha chế.
Khoa học kỷ thuật ngày càng phát triển thì nhiều công cụ máy móc mới càng phát triển. Khi đó thì những máy móc này đòi hỏi dầu mỡ bôi trơn ngày càng tốt chỉ số độ nhờn cao và chỉ số độ nhờn phải ít thay đổi theo nhiệt độ nhất là phải đáp ứng được yêu cầu: Chống mài mòn bảo vệ kim loại, chống oxy hoá .
Ở nước ta theo đánh giã của các chuyên gia dầu khí, thiệt hại gio ma sát mài mòn và các chi phí bảo dưỡng hàng năm khoảng vài triệu đô la. Tổn thất gio ma sát và mài mòn có nhiều nguyên nhân, nhưng gio thiếu dầu bôi trơn và sử dụng dầu bôi trơn vớ độ nhờn và phẩm cấp không phù hợp chiếm 30 %. Vì vậy sử dụng đầu bôi trơn có chất lượng phù hợp với quy định của chế tạo máy thiết bị, kỷ thuật bôi trơn đúng có vai trò lớn để đảm bảo thiết bị làm việc liên tục, ổn định, giảm chi phí bảo dưỡng nhằm nâng cao tuổi thọ động cơ, hiệu suất sử dụng và độ tin cậy của máy móc. Tuy nhiên để sản xuất dầu nhờn đảm bảo những yêu cầu trên, cần tách các cấu tử không mong muốn trong sản xuất dầu nhờn được thưc hiện nhờ quá trình tách lọc dầu sẽ cho phép sản xuất dầu gốc có chất lương cao.
Qua đây ta thấy rằng công ngệ chưng cất chân không để sản xuất dầu nhờn gốc từ dầu thô gồm các phân đoan chủ yếu sau:
- Chưng cất chân không từ nguyên liệu cặn mazut.
- Chiết tách, trích ly bằng dung môi
- Tách hydrocacbon rắn
- Làm sạch cuối cùng bằng hydro
Quá trình trích ly dầu nhờn bằng dung môi chọn lọc là một quá trìch sử dụng một dung môi để hoà tan cấu tử cần tách khỏi dầu nhờn mà những chất này làm cho chất lượng dầu nhờn kém đi. Đồng thời qua đó ta tách ra những cấu tử có lợi cho dầu nhờn. Trích ly là một phương pháp làm sạch rất phổ biến hiện nay nhất là trích ly bằng dung môi chọn lọc để tạo ra loại dầu nhờn tốt cho công nghiệp.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

MỞ ĐẦU

Trên thế giới hiện nay dầu nhờn vấn là chất bôi trơn chủ yếu trong các ngành công nghiệp và dân dụng. Với vai trò quan trọng của mình, dầu nhờn đã trở thành một loại vật liệu công nghiệp không thể thiếu. Cũng với sự phát triển của xã hội các loại máy móc, thiết bị, Công cụ được đưa vào ứng dụng trong công nghiệp và dân dụng ngày càng nhiều dẫn đến mức tiêu thụ dầu mỡ bôi trơn tăng lên không ngừng trong những năm qua. Theo thống kê, mức tiêu thụ dầu mỡ bôi trơn trên thế giới hiện nay khoảng 40 triệu tấn mối năm và ở nước ta tuy mức tiêu thụ dầu mỡ bôi trơn thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển nhưng cũng đặt ở mức khoảng 100.000 tấn mỗi năm đối với mức tăng trưởng 4 – 8 % / năm. Đây quả là một con số không nhỏ. Toàn bộ lượng dầu nhờn này hầu như là nhập từ nước ngoài dưới dạng thành phần hay dưới dạng dầu gốc cùng với các loại phụ gia rồi tự pha chế.

Khoa học kỷ thuật ngày càng phát triển thì nhiều công cụ máy móc mới càng phát triển. Khi đó thì những máy móc này đòi hỏi dầu mỡ bôi trơn ngày càng tốt chỉ số độ nhờn cao và chỉ số độ nhờn phải ít thay đổi theo nhiệt độ nhất là phải đáp ứng được yêu cầu: Chống mài mòn bảo vệ kim loại, chống oxy hoá .

Ở nước ta theo đánh giã của các chuyên gia dầu khí, thiệt hại gio ma sát mài mòn và các chi phí bảo dưỡng hàng năm khoảng vài triệu đô la. Tổn thất gio ma sát và mài mòn có nhiều nguyên nhân, nhưng gio thiếu dầu bôi trơn và sử dụng dầu bôi trơn vớ độ nhờn và phẩm cấp không phù hợp chiếm 30 %. Vì vậy sử dụng đầu bôi trơn có chất lượng phù hợp với quy định của chế tạo máy thiết bị, kỷ thuật bôi trơn đúng có vai trò lớn để đảm bảo thiết bị làm việc liên tục, ổn định, giảm chi phí bảo dưỡng nhằm nâng cao tuổi thọ động cơ, hiệu suất sử dụng và độ tin cậy của máy móc. Tuy nhiên để sản xuất dầu nhờn đảm bảo những yêu cầu trên, cần tách các cấu tử không mong muốn trong sản xuất dầu nhờn được thưc hiện nhờ quá trình tách lọc dầu sẽ cho phép sản xuất dầu gốc có chất lương cao.

Qua đây ta thấy rằng công ngệ chưng cất chân không để sản xuất dầu nhờn gốc từ dầu thô gồm các phân đoan chủ yếu sau:

- Chưng cất chân không từ nguyên liệu cặn mazut.

- Chiết tách, trích ly bằng dung môi

- Tách hydrocacbon rắn

- Làm sạch cuối cùng bằng hydro

Quá trình trích ly dầu nhờn bằng dung môi chọn lọc là một quá trìch sử dụng một dung môi để hoà tan cấu tử cần tách khỏi dầu nhờn mà những chất này làm cho chất lượng dầu nhờn kém đi. Đồng thời qua đó ta tách ra những cấu tử có lợi cho dầu nhờn. Trích ly là một phương pháp làm sạch rất phổ biến hiện nay nhất là trích ly bằng dung môi chọn lọc để tạo ra loại dầu nhờn tốt cho công nghiệp.

PHẦN I : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

CHƯƠNG I .

THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT VÀ CÔNG DỤNG CỦA DẦU NHỜN

I.1. Mục đích và ý nghĩa của việc sử dụng dầu nhờn .

Dầu nhờn có tầm quan trọng rất lớn trong việc bôi trơn các chi tiết chuyển động, giảm ma sát, giảm mài mòn và ăn mòn các chi tiết máy, tẩy sạch bề mặt tránh tạo thành các lớp cặn bùn, tản nhiệt làm mát và làm khít các bộ phận cần làm khít…

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta luôn đối mặt với lực ma sát chúng xuất hiện giữa các bề mặt tiếp xúc của tất cả mọi vật và chống lại sự chuyển động của vật này sang vật khác .Mặt khác đối với sự hoạt động của các máy móc, thiết bị, lực ma sát gây ra cản trở lớn. Trên thế giới hiện nay xu thế của xã hội sử dụng máy móc càng đòi hỏi máy móc phải bền nhưng nguyên nhân gây ra hao mòn các chi tiết máy móc vẫn là sự mài mòn .Không chỉ ở các nước phát triển, tổn thất do ma sát và mài mòn gây ra chiếm tới vài phần trăm tổng thu nhập quốc dân .Ở cộng Hoà Liên Bang Đức thiệt hại do ma sát mài mòn các chi tiết máy hàng năm từ 30 đến 40 tỷ, trong đó ngành công nghiệp là 8,3 đến 9,4 tỷ, ngành năng lượng là 2,67 đến 3,2 tỷ. Ngành giao thông vận tải là 17 đến 23 tỷ. Ở Canađa tổn thất loại này hàng năm lên tới 5 tỷ đô la Canađa. Chi phí sữa chữa bảo dưỡng thiết bị tăng nhanh chiếm 60% chi phí đầu tư ban đầu. Ở nước ta theo ước tính của chuyên gia cơ khí, thiệt hại do ma sát, mai mòn và chi phí bảo dưỡng hàng năm tới vài triệu USD …chính vì vậy việc làm giảm tốc độ ma sát luôn là mục tiêu quan trọng của các nhà sản xuất ra các loại máy móc thiết bị,cũng như những người sử dụng chúng .Để thực hiện điều này người ta sử dụng chủ yếu dầu hay mỡ bôi trơn. Dầu nhờn hay mỡ bôi trơn làm giam ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc bằng cách cách ly.Các bề mặt này để chống lại sự tiếp xúc trức tiếp giữa hai bề mặt kim loại khi dầu nhờn được đặt giữa hai bề mặt tiếp xúc nên tạo ra một màng dầu rất mỏng đủ sức tách riêng ra hai bề mặt không cho tiếp xúc trực tiếp với nhau. Khi hai bề mặt này chuyển động, chỉ có các lớp phân tử trong lớp dầu giữa hai bề mặt tiếp xúc trượt lên nhau tạo nên một lực ma sát chống lại lực tác dụng gọi là ma sát nội tại của dầu nhờn, lực ma sát này nhỏ và không đáng kể so với lực ma sát sinh ra khi hai bề mặt tiếp xúc khô với nhau .Nếu hai bề mặt này được cách ly hoàn toàn bằng một lớp màng dầu phù hợp thì hệ số ma sát giảm đi đến 100 đến 1000 lần so với khi chưa có lớp dầu ngăn cách. Dầu nhờn cho động cơ là loại dầu quan trọng nhất trong các loại dầu bôi trơn ,tính trung bình chúng chiếm khoảng 40% tổng các loại dầu bôi trơn sản xuất trên thế giới .Ở Việt Nam dầu nhờn động cơ chiếm 60% dầu nhờn bôi trơn. Sư đa dạng của kích cỡ động cơ và đối tượng sử dụng dẫn đến các yêu cầu bôi trơn khác nhau. Cùng với việc làm giảm ma sát trong chuyển động, dầu nhờn còn có một số chức năng khác góp phần cải thiện nhiên liệu, nhược điểm của máy móc, thiết bị chức năng của dầu nhờn được trình bày như sau:

Bôi trơn để làm giảm lực ma sát và cường độ mài mòn, ăn mòn các bề mặt tiếp xúc, làm cho máy móc hoạt động êm ,qua đó đảm bảo cho máy móc có công suất làm việc tối đa và tuổi thọ động cơ được kéo dài.

Làm sạch, bảo vệ động cơ và các thiết bị bôi trơn, chống lại sự mài mòn, đảm bảo cho máy móc hoat động tốt hơn .

Làm mát động cơ, chống lại sự quá nhiệt của chi tiết.

Làm khít động cơ do dầu nhờn có thể lấp kín được những chỗ hở không thể nào khắc phục đựơc trong qua trình chế tạo và gia công máy móc .

Giảm mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị, giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cũng như thời gian chết do hỏng hóc thiết bị.

I.2. Thành phần hoá học của dầu nhờn.

Dầu mỏ là thành phần chính để sản xuất dầu nhờn,thành phần chính của nó là hydrocacbon và phi hydrocacbon. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất dầu nhờn là phần cất ở nhiệt độ sôi trên 3500c từ dầu mỏ (Phân đoạn gazoil chân không ). Vì vậy hầu hết các hợp chất có mặt trong phân đoạn này đều có mặt trong thành phần của dầu nhờn. Trong phân đoạn này, ngoài thành phần chủ yếu là hỗn hợp của nhóm hydrocacbon chữa các nguyên tử ôxy, lưu huỳnh, niken và kim...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top