daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.

1.1. Ca dao Việt Nam là viên ngọc quý luôn toả sáng trong không gian, thời gian.Với ngôn ngữ tinh tế, sinh động, duyên dáng, giàu hình tượng và đầy chất thơ, ca dao luôn đi vào lòng người, được người người thuộc và truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
1.2. Ca dao phản ánh đời sống, trí tuệ, tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ca dao, trong đó có cả những công trình nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ. Trong ca dao, có một lượng từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người rất đáng quan tâm.
Đây là đối tượng cũng đã được tìm hiểu trong một số bài viết, luận văn... Nhưng việc tìm hiểu nhóm từ ngữ này trong ca dao thì chưa được khảo sát đầy đủ và hệ thống.
1.3. Nghiên cứu từ ngữ trong ca dao nói chung và từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người nói riêng nhằm góp phần tìm hiểu ngôn ngữ từ góc độ tư duy, văn hoá và xã hội. Đây là những lĩnh vực có tính thời sự hiện nay trong ngôn ngữ học.
Đó chính là những lý do cơ bản để chúng tui lựa chọn đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề
Trong phần này chúng tui sẽ nêu một số hướng nghiên cứu có liên quan đến đề tài này.
2.1. Những công trình nghiên cứu về ca dao và ngôn ngữ, thi pháp của ca dao.
2.1.1. Hướng nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ.
Một số công trình đã tìm hiểu ca dao Việt Nam từ góc độ ngôn ngữ, tiêu biểu như:
Tác giả Cao Huy Đỉnh đã nghiên cứu lời đối đáp trong ca dao trữ tình, (Tạp chí văn học, 9/1996).
Tác giả Mai Ngọc Chừ đề cập đến những ngôn ngữ ca dao Việt Nam, (Tạp chí văn học 2/1991).
Tác giả Nguyễn Văn Khang, nói đến sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ,(Tạp chí văn hoá thông tin, NXB, Hà Nội)...
2.1.2. Hướng nghiên cứu từ góc độ thi pháp.
Nguyễn Xuân Kính (1992), nghiên cứu tổng thể của ca dao về mặt thi pháp:
- Thi pháp học và việc nghiên cứu thi pháp của ca dao.
- Ngôn ngữ trong ca dao.
- Kết cấu trong ca dao.
- Một số biểu tượng trong ca dao.
( Thi pháp ca dao – NXB KHXH, Hà Nội 1992)
Trần Đình Sử (1998), nghiên cứu những đặc điểm của thi pháp ca dao:
- Nhân vật trữ tình trong ca dao.
- Kết cấu trong ca dao.
- Hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ trong ca dao.
2.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến trường nghĩa chỉ người như:
Các tài liệu viết về từ vựng - ngữ nghĩa của Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp và Nguyễn Đức Tồn (2002) trong “ Tìm hiểu đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người việt “ ( trong sự so sánh với những dân tộc khác) NXB ĐHQG HN…
2.3. Những đề tài khoá luận, luận văn có liên quan đến từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người:
Luận văn thạc sỹ “Đặc trưng ngữ nghĩa của tục ngữ Việt Nam” (1999) - Nguyễn Thị Thu Hương dưới cái nhìn chung về ngữ nghĩa của tục ngữ, luận văn tốt nghiệp Đại học “ Khảo sát nhóm tục ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người” - Trần Thị Thanh Hà ( khoá 2002-2006) đã đề cập khá rõ về các vấn đề thuộc từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ.
Riêng việc “ tìm hiểu các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao Việt Nam” đang còn là vấn đề mới mẻ, nên chúng tui đi vào nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Luận văn khảo sát các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người xuất hiện trong ca dao Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu.
Nguồn tư liệu lấy từ các cuốn: “ Ca dao Việt Nam” - Nguyễn Bích Hằng, NXB VHTT, H., 2004, cuốn “ Ca dao trữ tình Việt Nam” (do Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào,Sưu tầm và biên soạn) , NXB Giáo dục, 1998. Ngoài ra còn có cuốn “ Tục ngữ - Ca dao- dân ca Việt Nam” – Vũ Ngọc Phan, NXB văn học, 2005.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Như ta đã biết từ chỉ bộ phận cơ thể người là những từ ra đời rất sớm, thuộc vốn từ cơ bản của người việt, vì đây là những từ gần gũi với đời sống con người nhất. Vì vậy, cao dao đã sử dụng những từ này làm chất liệu.
Luận văn có nhiệm vụ sau:
-Tổng kết những vấn đề lý thuyết xoay quanh khái niệm tên gọi của ngôn ngữ và các công trình nghiên cứu có liên quan.
- Thống kê, phân loại các từ ngữ gọi tên các bộ phận cơ thể người trong ca dao Việt Nam.
- Miêu tả các đặc điểm về ngữ pháp của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao Việt Nam.
- Trình bày đặc trưng ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người và vai trò của nó trong việc biểu hiện nội dung ngữ nghĩa.
4.Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
4.1 Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại.
a) Khảo sát lấy số liệu.
b) Thống kê số liệu.
c) Phân loại số liệu sau khi đã khảo sát.
4.2 Phương pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp.
Miêu tả, phân tích cụ thể các từ ngữ sau đó tổng hợp và đi đến kết luận cụ thể.
4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu.
So sánh, đối chiếu số liệu từ nhiều đến ít. Khi có số liệu, người miêu tả, phân tích các từ ngữ chỉ bộ phận người trong ca dao Việt Nam, sau đó đối chiếu với một số thể loại khác có liên quan.
5. Dự kiến bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những khái niệm liên quan đến đề tài.
Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao Việt Nam.
Chương 3: Đặc trưng ngữ nghĩa và vai trò của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao Việt Nam.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top