tctuvan

New Member
Link tải miễn phí luận văn
Nam Cao là "Nhà văn hiện thực sâu sắc". Người đã kế tục trào lưu văn học Hiện thực phê phán và đưa lại cho dòng văn học này một sức sống mới, những giá trị, thành tựu to lớn về nhiều mặt. Nam Cao là một tác giả truyện ngắn bậc thầy, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn trong lịch sử văn học dân tộc.
Nam Cao là một nhà văn có vai trò quan trọng trong lịch sử văn học. Ở cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau cách mạng tháng Tám, nhà văn đều có những cống hiến đặc biệt có ý nghĩa. Ở giai đoạn 1940 - 1945, trào lưu văn học Hiện thực phê phán đi vào khủng hoảng. Nam Cao đã xuất hiện và bằng những sáng tác của mình, ông đã "phục hưng" và đem lại cho dòng văn học này một đỉnh cao mới. Sau cách mạng, khi các nhà văn chưa kịp chuyển biến về tư tưởng để bắt kịp với thực tiễn, Nam Cao đã nhanh chóng chuyển mình và có những sáng tác xuất sắc, có ý nghĩa "mở đường" cho nền văn nghệ kháng chiến như "Đôi mắt", "Nỗi truân chuyên của khách má hồng"…
Vì vậy trong chương trình văn học ở nhà trường phổ thông, Nam Cao là một tác giả quan trọng, có nhiều tác phẩm được đưa vào chương trình phổ thông giảng dạy. Ở cả hai giai đoạn sáng tác, tác phẩm của nhà văn đều được chọn giảng, trước cách mạng có "Chí Phèo", "Đời thừa" sau cách mạng có "Đôi mắt" … Sáng tác của Nam Cao có giá trị nghệ thuật cao, có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, có nhiều đóng góp về phương châm quan điểm sáng tác. Đặc biệt là tính chất hiện đại là một đặc điểm bao trùm lên sáng tác của nhà văn. Do đó, tác phẩm của Nam Cao là đề tài nghiên cứu phong phú và "hứa hẹn nhiều khả năng hoán vị" (Phong Lê)
Nghiên cứu về tác phẩm của Nam Cao có thể đứng ở nhiều góc độ, ở mỗi góc độ khác nhau sẽ có những cách nhìn khác nhau. Chúng tui nhận thấy việc tiếp cận tác phẩm Nam Cao từ góc độ cái nhìn từ thế giới nhân vật người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao, là một hướng có khả năng thâm nhập sâu vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Khám phá ra những nét độc đáo của ông so với các nhà văn Hiện thực phê phán cùng thời trên phương diện chủ nghĩa hiện thực.
Nam Cao viết nhiều nhưng tập trung ở hai mảng đề tài chủ yếu là cuộc sống người nông dân và cuộc sống người trí thức tiểu tư sản cùng kiệt trong xã hội trước cách mạng tháng Tám. Ở mảng đề tài nào thì Nam Cao cũng đã đạt được những thành công rất lớn trong sáng tác của mình.
Trong những sáng tác của Nam Cao trước cách mạng thì giới phê bình cho rằng : Ở đề tài viết về người nông dân, là đề tài thành công và đặc sắc nhất trong cuộc đời sáng tác của Nam Cao. Trong những tác phẩm viết về người nông dân, Nam Cao đã thể hiện một tính nhân văn cao cả với một bút pháp hiện thực sâu sắc.
Có những chủ đề Nam Cao và có những nhân vật Nam Cao. Song điều chúng tui quan tâm trong luận văn này là tập trung hình tượng người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao. Chúng tui mong muốn sẽ khám phá sâu hơn trong thế giới nhân vật, những con người nông dân Việt Nam trong xã hội phong kiến nửa thực dân. Và đồng thời qua đó sẽ khám phá sâu hơn thế giới nghệ thuật của nhà văn, góp phần khẳng định những đóng góp độc đáo của ông, cũng như vị trí của ông trong nền văn học nước nhà. Là những người giáo viên ở bậc THPT, chúng tôi, trong quá trình nghiên cứu sẽ được hiểu biết sâu sắc hơn về tác phẩm của Nam Cao. Do đó, quá trình giảng dạy về nhà văn chắc chắn sẽ có kết quả tốt hơn .
Đó là những lí do ra đời của luận văn này .
II - Lịch sử vấn đề.
Nghiên cứu Nam Cao có thể kể từ 1941 với lời giới thiệu của Lê Văn Trương, nhưng chỉ thực bắt đầu từ những năm sau cách mạng tháng Tám. Nhiều công trình nghiên cứu công phu, có tính khoa học cao đã được giới thiệu, có thể kể đến bài viết của Nguyễn Đình Thi, chuyên luận Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc của Hà Minh Đức, và hàng loạt bài viết các công trình nghiên cứu của các nhà văn, các học giả nổi tiếng như Tô Hoài, Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Minh Châu … và nhiều bài viết của nhà giáo, các sinh viên, học sinh đã và đang tiếp tục được giới thiệu trên các tạp chí, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng.
Vấn đề về hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nam Cao cũng đã được đề cập nhiều. Có thể nói các tác giả khi đề cập đến Nam Cao không thể không nói đến thế giới nhân vật của ông, bởi đây là một đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nam Cao, góp phần khẳng định những cống hiến của nhà văn trên lĩnh vực chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo. Tuy nhiên do những mục đích nghiên cứu khác nhau, đối tượng khám phá và hướng tiếp tục không giống nhau, nên hầu hết các tác giả chỉ nhìn nhận ở một số vấn đề cụ thể, chưa nhìn thấy hay chưa khám phá, phân tích hình tượng nhân vật trong mảng đề tài nông thôn một cách kỹ lưỡng.
Xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 là một xã hội phong kiến nửa thực dân. Người nông dân lúc bấy giờ phải sống trong bầu không khí ngột ngạt và bế tắc, họ phải chịu cuộc sống “một cổ ba tròng”. Phản ánh vấn đề này đã có rất nhiều tác giả, nhà văn nổi tiếng như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng phụng và đặc biệt là Nam Cao. Ở mỗi nhà văn lại có phong cách nghệ thuật khác nhau. Cũng khai thác ở hai mảng đề tài trên, đề tài nông dân và đề tài trí thức tiểu tư sản, song ở sáng tác của Nam Cao bức tranh hiện thực không chỉ nghiêng về bình diện phản ánh., quan sát mà còn xâm nhập sâu vào bản chất những cái vặt vãnh, tủn mủn của đời sống hằng ngày. Trong sáng tác Nam Cao, những điều tưởng như không đâu vào đâu thường lại tác động mạnh mẽ đến nhân cách con người "Như tảng đá cứ đè trĩu lên lòng người".
Hầu hết các nhà nghiên cứu có chung một nhận xét : Nam Cao tỏ ra có sở trường trong miêu tả tâm trạng quá trình diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật, làm nổi bật bi kịch đời thường, bi kịch nhân cách, bi kịch tinh thần cuả con người và điều quan trọng hơn là vươn lên trên cái khung đề tài là vấn đề kiếp người, thân phận con người vấn đề con người bị tha hoá, bị biến chất về đạo đức và băng hoại về phẩm chất. Nhà nghiên Hà Minh Đức đã nhận xét : "Nhìn theo đề tài thì trong tác phẩm Nam Cao có sự phân chia giữa tác phẩm viết về người nông dân và tác phẩm viết về người trí thức tiểu tư sản , nhưng trong chiều sâu của vấn đề thì chỉ là một"
Trong công trình "Văn hoá văn nghệ 1900 - 1945", Hà Văn Đức khi viết về Nam Cao đã đề cập đến vấn đề nhân đạo của nhà văn đối với người nông dân nghèo, và nói đến sự phản ánh về sự phá sản bần cùng của người nông dân. Nhà nghiên cứu đã phân tích về vấn đề con người và cuộc sống của thế giới nhân vật nông thôn dưới xã hội cũ. Nhưng do tính chất là một giáo trình cho nên vấn đề cũng chưa được khai thác như một đối tượng nghiên cứu độc lập.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top