Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Báo chí học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn để làm cơ sở xem xét mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở dưới góc độ một phương tiện truyền thông đại chúng với những đặc trưng riêng phù hợp với địa bàn nông thôn ở Tây Nam Bộ. Đưa ra các khái niệm phát thanh và đài phát thanh, truyền thanh và đài truyền thanh. Phác thảo mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở nói chung với những mắt lưới từ các cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn đến tận các xã, ấp. Trình bày về những điều kiện kinh tế - xã hội, về văn hóa, trình độ và thói quen tiếp nhận thông tin của cư dân, từ đó đi sâu phân tích những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phát thanh, truyền thanh cơ sở ở địa phương. Khảo sát lấy mẫu ở hai tỉnh Vĩnh Long và An Giang, kết hợp với những thông tin thu thập được về hoạt động phát thanh, truyền thanh cơ sở ở các địa phương khác ở Tây Nam Bộ. Mô tả khái quát hiện trạng mạng lưới ở đồng bằng sông Cửu Long, tổng kết những đóng góp quan trọng về nhiều mặt (chính trị, kinh tế, văn hóa….) của mạng lưới tại địa phương. Phân tich những nguyên nhân chủ yếu gây ra hạn chế của phát thanh, truyền thanh cơ sở. Đề xuất một số khuyến nghị như: kêu gọi sự thống nhất trong nhận thức, sự phối hợp đồng bộ các ban ngành liên quan để thực hiện những giải pháp phát triển phát thanh cơ sở từ xây dựng nguồn nhân lực, cải tiến nội dung và cách thực hiện chương trình đến chọn lựa giải pháp công nghệ phù hợp...nhằm phát triển phát thanh, truyền thanh cơ sở ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài
Từ năm 1956, một hệ thống phát thanh 4 cấp từ trung ƣơng là Đài
Tiếng nói Việt Nam đến các đài phát thanh cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ƣơng và dƣới đó là các đài trạm truyền thanh cấp huyện, cấp xã đã bắt
đầu hình thành. Số liệu công bố tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam tháng
8/2010 cho thấy, tính đến tháng 12/2009, cả nƣớc có 600 đài cấp huyện, hàng
nghìn trạm truyền thanh cấp xã.
Dù cho đến nay chƣa có một văn bản chính thức nào ghi nhận sự tồn tại
của mạng lƣới phát thanh 4 cấp, nhƣng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất
nƣớc, các đài, trạm phát thanh, truyền thanh cơ sở vẫn tiếp tục tồn tại và phát
huy tác dụng của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển địa phƣơng.
Đài, trạm phát thanh, truyền thanh cơ sở không chỉ đơn thuần là một phƣơng
tiện thông tin tuyên truyền mà còn là công cụ điều hành, chỉ đạo đắc lực của
cấp ủy, chính quyền các cấp, là diễn đàn để phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng
chính đáng của nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc. Mạng lƣới này là một phần
của tổng thể mạng lƣới phát thanh, giúp Nhà nƣớc thống nhất về mặt chính
trị, văn hóa và các phƣơng diện khác trên phạm vi cả nƣớc.
Thế nhƣng, trong thực tế phát triển, mạng lƣới phát thanh, truyền thanh
cơ sở dần dần bộc lộ những yếu kém, thiếu chuyên nghiệp về nhiều mặt,
khiến hoạt động kém hiệu quả.
Trong thời gian qua, giữa các loại hình báo chí diễn ra sự cạnh tranh
mạnh mẽ. Trong khi truyền hình trở nên ngày càng phổ cập, báo trực tuyến
đƣợc giới trẻ ƣa chuộng, thì báo in và báo phát thanh chật vật hơn. Sự kém ƣu
thế của báo phát thanh trong cuộc cạnh tranh khiến nhiều ý kiến chuyên môn
nhận định rằng, báo phát thanh ở Việt Nam đang gần nhƣ đi đến điểm cực âm
trong sơ đồ phát triển.
Hiện trạng phát thanh ảm đạm đòi hỏi cấp thiết những giải pháp phát
triển loại hình báo chí này. Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức hệ phát thanh có
hình, lập kênh riêng chuyên về giao thông. Trên website của Đài quốc gia và
một số đài phát thanh tỉnh (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vĩnh
Long…), thính giả có thể nghe trực tuyến cùng lúc với chƣơng trình đƣợc
phát sóng thực tế. Phƣơng thức làm phát thanh trực tiếp đƣợc ứng dụng ngày
càng rộng rãi ở nhiều đài.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, các đài cấp huyện phần lớn chỉ hoạt
động đều đều, không ít đài chỉ duy trì công tác làm truyền thanh cầm chừng, ít
vận động phát triển.
Thực tế đó cho thấy cần có một khảo sát đầy đủ để nhìn nhận thực
trạng mạng lƣới phát thanh, truyền thanh ở cơ sở, từ đó đề xuất những khuyến
nghị, giải pháp để phát triển và hoàn thiện mạng lƣới phù hợp xu thế phát
triển báo chí, góp phần vào sự phát triển chung của báo phát thanh. Ngƣời
nghiên cứu chọn địa bàn Tây Nam Bộ, nơi mà Tổng giám đốc Đài tiếng nói
Việt Nam Vũ Văn Hiền nhận xét “sự bắt gặp giữa đặc tính vùng miền và nhu
cầu thông tin bằng loại hình báo chí phát thanh gần gũi hơn tất cả mọi vùng
khác trên cả nƣớc” để khảo sát thực hiện đề tài: “Phát thanh, truyền thanh cơ
sở ở miền Tây Nam Bộ - Thực trạng và giải pháp phát triển”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Phát thanh, truyền thanh cơ sở ở miền Tây Nam Bộ
- Thực trạng và giải pháp phát triển” nhắm đến mục tiêu khái quát đƣợc hiện
trạng của mạng lƣới phát thanh, truyền thanh cơ sở ở Tây Nam Bộ và đƣa ra
những giải pháp khả thi khắc phục những yếu kém hiện tại và nâng cao hiệu
quả hoạt động của mạng lƣới. Do đó, đề tài nghiên cứu là để phát triển, hoàn

thiện mạng lƣới phát thanh, truyền thanh cơ sở trên địa bàn nhằm phục vụ
nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng.
Đề tài có nhiệm vụ tổng hợp thông tin về hiện trạng của mạng lƣới phát
thanh, truyền thanh cơ sở miền Tây Nam Bộ với những thành tựu, những tồn
tại để đƣa ra cái nhìn khái quát về mạng lƣới truyền thanh cơ sở trong khu
vực. Những nguyên nhân gây hạn chế trong hoạt động của các đài, trạm sẽ
đƣợc phân tích để từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nâng cấp và hoàn
thiện mạng lƣới này.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có một số khóa luận tốt nghiệp đại học và sau đại học nghiên cứu về
phát thanh, nhƣ tìm hiểu về những chƣơng trình phát thanh cụ thể, những đài
phát thanh cụ thể. Nhƣng cho đến nay chƣa có đề tài nghiên cứu về mạng lƣới
phát thanh, truyền thanh cơ sở.
Tại Đài Tiếng nói Việt Nam, năm 2004, Trung tâm nghiên cứu ứng
dụng công nghệ phát thanh trực thuộc Đài đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu
ứng dụng công nghệ phát thanh trực tiếp vào hệ thống phát thanh truyền thanh
cơ sở’’. Mục tiêu của đề tài là nhằm chuyển giao công nghệ phát thanh trực
tiếp cho hệ thống phát thanh truyền thanh cấp cơ sở ở Việt Nam để phát huy
hiệu quả của công tác tuyên truyền, điều hành, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền
các cấp cơ sở ở Việt Nam. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra, đề tài đề cập
những vấn đề:
- Hiện trạng hoạt động của của các đài phát thanh truyền thanh cơ sở
trong phạm vi cả nƣớc tại thời điểm thực hiện đề tài.
- Xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật cho studio cấp huyện, cẩm nang đào tạo
về phát thanh trực tiếp cho cấp cơ sở, mô hình về trang bị kỹ thuật phụ thuộc
vào điều kiện cụ thể của từng vùng miền để thực hiện phát thanh trực tiếp.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

anmai10

New Member
Đề nghị MOD thay link download mới. Link này bị lỗi rồi, k tải được.
Mong MOD cập nhật sớm. Mình đang rất cần tài liệu này. Thank MOD, Thank ACE đã chia sẻ tài liệu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Hoàn thiện mạng lưới phân phối các dịch vụ chuyển phát tại bưu điện tỉnh Quảng Trị Luận văn Kinh tế 0
M Một số giải pháp góp phần phát triển mạng lưới tư vấn tài chính tại công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Mi Luận văn Kinh tế 1
H Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng Luận văn Kinh tế 0
C Phát triển mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam trên địa bàn Luận văn Kinh tế 0
C Phát triển mạng lưới phân phối tại Công ty TNHH Trung Thành Luận văn Kinh tế 0
M Phát triển nguồn nhân lực Thông tin - Thư viện của mạng lưới các trường đại học tại Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
Y Chính sách phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp nông thôn trong Văn hóa, Xã hội 0
X Biện pháp gắn kết mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ theo định hướng phát triển kinh tế - xã hộ Văn hóa, Xã hội 0
D Phát triển mạng lưới bán lẻ lúa gạo trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Nông Lâm Thủy sản 0
S Giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông tại Tỉnh Hà Giang giai đoạn 2003 - 200 Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top