daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI NÓI ĐẦU
Có những tuổi thơ êm ấm trong nhung lụa, dịu dàng trong yêu thư¬ơng, lại có những tuổi thơ dữ dội trong chiến tranh, cơ hàn, bất hạnh trong cuộc sống đời thường.
Chiến tranh đã lùi xa qua hơn 1/4 thế kỷ, những vết thư¬ơng chiến tranh đã dần dần liền sẹo. Dù đã 20 năm nay, cùng với sự ra đời của Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 - Hà Nội chuyên tiếp nhận, chăm sóc, quản lý và giáo dục các đối t¬ợng là trẻ em lang thang đ¬ờng phố, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Song ở đâu đó trên các trục đ¬ờng chính, các nhà ga, bến xe, công viên, v¬ờn hoa… chúng ta vẫn thấy hiển hiện th¬ơng tâm những hình ảnh bất hạnh của ngày hôm qua. Những nhức nhối, những hình ảnh th¬ơng tâm ấy vẫn thôi thúc chúng ta trên mỗi chặng đ¬ờng, trong từng giấc ngủ. Đó là những đứa trẻ không cha, không mẹ, không nhà cửa, không ng¬ời thân, tuổi thơ không đ¬ợc cắp sách đến tr¬ờng… Đó là những đói rách, bệnh tật, suy dinh d¬ỡng và cả nguy cơ bóc lột sức lao động, lạm dụng tình dục, sa vào tệ nạn xã hội… tất cả vẫn đang đeo đẳng trẻ em lang thang, trẻ em mồ côi… trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Để góp phần vào công tác xã hội hoá việc chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em, nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (Trong đó có trẻ em lang thang đ¬ờng phố) nhiều cơ sở bảo trợ xã hội đ¬ợc hình thành nhằm huy động sự đóng góp của các cơ quan nhà n¬ớc, các tổ chức văn hoá, đoàn thể nhân dân, các tổ chức từ thiện, tổ chức nhân đạo và các tổ chức xã hội khác, của các cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài n¬ớc và nguồn viện trợ quốc tế, hỗ trợ cho trẻ em.
Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em phải đ¬ợc nâng niu chăm sóc và lớn lên trong tình yêu th¬ơng. Đó là triết lý, là câu ca, là trách nhiệm không chỉ của riêng ai. Vì một thế giới ngày mai với triệu triệu nụ c¬ời luôn nở trên môi trẻ thơ.
Do còn thiếu kinh nghiệm trong việc lĩnh hội thực tế cũng nh¬ kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên trong báo cáo này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kinh mong nhận đ¬ợc sự nhận xét, đánh giá của các thầy, cô giáo trong Khoa Công tác xã hội để báo cáo thực tập tốt nghiệp của em đ¬ợc hoàn thiện .
Nội dung thực tập
Phần I
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG Ở TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI 4 - HÀ NỘI CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI (CTXH)
1. Đặc điểm tình hình ở Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 - Hà Nội
1.1. Sơ l¬ợc lịch sử thành lập và phát triển
Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 thuộc Sở Lao động Th¬ơng binh xã hội hiện đóng trên địa phận xã Tây Đằng - Ba Vì - Hà Tây. Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 đ¬ợc thành lập theo Quyết định số 4382 (ngày 11 tháng 12 năm 1995) của UBND thành phố Hà Nội, TTBTXH đ¬ợc tách ra làm hai cơ sở. Cơ sở 1 là Trung tâm BTXH 1 Hà Nội ở Đồng Dầu - Đông Anh - Hà Nội, cơ sở 2 là Trung tâm BTXH 4 - Hà Nội chuyển từ Lĩnh Nam - Thanh Trì - Hà Nội về đóng tại xã Tây Đằng - Ba Vì - Hà Tây và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 1984 với tên gọi “Trại Xã hội” nay là Trung tâm Bảo trợ xã hội 4.
Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 là một cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp, hoạt động theo mô hình mở, Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 xã hội 4 (TTBTXH 4) có nhiệm vụ: tiếp nhận, quản lý, giáo dục, nuôi d¬ỡng các đối t¬ợng xã hội: Ng¬ời lang thang xin ăn, trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi không rõ nguồn gốc, mất nguồn nuôi d¬ỡng và các cụ già ốm đau không nơi n¬ơng tựa, ng¬ời tàn tật lê lết lang thang đ-ờng phố, đặc biệt là tổ chức tái hoà nhập cộng đồng cho các đối t¬ợng xã hội.
Từ những ngày đầu thành lập, Trung tâm đã gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần, có qui mô nhỏ, chỉ hơn 10 cán bộ công nhân viên với hơn 500 đối t¬ợng bao gồm cả ng¬ời già và trẻ em. D¬ới sự lãnh đạo của giám đốc Ngô Việt Sơn, trong 3 năm từ năm 1984 đến năm 1987, cán bộ toàn Trung tâm đã nỗ lực phấn đấu v¬ơn lên không ngừng và đã đạt đ¬ợc những thành tích nhất định. Từ chỗ cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đa số các khu nhà đều là nhà cấp 4, điện n¬ớc phục vụ sinh hoạt cho cán bộ và đối t¬ợng còn gặp nhiều khó khăn, Trung tâm đã tích cực vòng đấu, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan, tổ chức xã hội đầu t¬ cải tạo cơ sở vật chất. Đến nay, Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 đã có hệ thống cơ sở vật chất khá đầy đủ, môi tr¬ờng xanh, sạch đẹp, đáp ứng ngày một tốt hơn công tác chăm sóc, quản lý đối t¬ợng.
Giai đoạn 1987-1996 là giai đoạn mới mang tính b¬ớc ngoặt của Trung tâm. Các hoạt động chăm sóc, quản lý đối t¬ợng có nhiều b¬ớc chuyển biến mang tính khởi sắc, Trung tâm Bảo trợ Xã hội đ¬ợc tách ra và đổi tên thành Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 - Hà Nội chuyển từ Lĩnh Nam - Thanh Trì - Hà Nội về đóng tại xã Tây Đằng - Ba Vì - Hà Tây, hệ thống cơ sở vật chất của Trung tâm đã đ¬ợc cải thiện nâng cao. Những năm 1991-1992 Trung tâm chỉ có vài dãy nhà cấp 4 cho đối t¬ợng ăn ở, sinh hoạt, nay đã xây dựng 2 khu nhà 2 tầng dành riêng cho công tác chăm sóc, quản lý trẻ em, một nhà ăn và cả khu hội tr¬ờng khá rộng rãi. Cùng với việc xây mới các khu nhà là sự đổi mới ph¬ơng pháp chăm sóc giáo dục trẻ, Trung tâm đã mạnh dạn xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung chuyển sang quản lý theo kiểu mô hình gia đình nhỏ, b¬ớc đầu đã nâng cao chất l¬ợng nuôi d¬ỡng, quản lý. Kết quả là cả số l¬ợng cán bộ nhân viên và đối t¬ợng tiếp nhận nuôi d¬ỡng đều tăng lên không ngừng. Từ chỗ chỉ có hơn 10 cán bộ công nhân viên trong suốt 9 năm do ông Nguyễn Văn Mầu làm Giám đốc, Trung tâm đã tiếp nhận quản lý gần 300 đối t¬ợng trong đó đối t¬ợng là trẻ em khoảng 150 trẻ (chiếm khoảng 50% số với tổng số đối t¬ợng của Trung tâm). Đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý đã tăng từ 18 đến 36 cán bộ, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn những yêu cầu về đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý.
Đến giai đoạn 1996-2009, tổng số đối t¬ợng là trẻ em lang thang do Trung tâm quản lý nuôi d¬ỡng đã giảm xuống còn 98 trẻ với đội ngũ cán bộ dao động trong khoảng từ 21 đến 37 ng¬ời do Giám đốc Phạm Quang Thịnh đứng ra chỉ đạo. Trung tâm đã tiếp nhận, nuôi d¬ỡng 230 đối t¬ợng trong đó có 134 đối t¬ợng là ng¬ời già cô đơn không nơi n¬ơng tựa, 96 đối t¬ợng là trẻ em mồ côi, lang thang không nguồn nuôi d¬ỡng. Những khó khăn đã dần dần đ¬ợc đẩy lùi, Trung tâm hoạt động ngày càng hiệu quả và tr¬ởng thành dần theo năm tháng. Có thể nói, cho đến nay, Trung tâm đã hoàn toàn lớn mạnh. Với một đội ngũ công nhân viên chức dày dặn kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao và cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp. Trung tâm đã cơ bản hoàn thành các nhiệm cvụ đ¬ược giao, đã giáo dục, giúp đỡ hàng trăm trẻ em lang thang cơ nhỡ, trở về quê h-ương. Gần 100 trẻ em mồ côi đ¬ợc Trung tâm giúp đỡ, nuôi d¬ỡng, giáo dục tr-ởng thành, trở về hoà nhập với cộng đồng có cuộc sống và thu nhập khá ổn định.
Hiện nay, qua hơn 20 năm thành lập và phát triển Trung tâm hoạt động ngày càng hiệu quả, phát huy vai trò của mình, thực hiện thành công các nhiệm vụ đ¬ợc giao. Trung tâm vẫn đang và sẽ cố gắng giúp đỡ nhiều hơn nữa các đối t¬ợng xã hội, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hiện tại, Trung tâm đang nuôi d¬ỡng, giáo dục, quản lý khoảng 150 trẻ em mồ côi, lang thang, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và khoảng gần 500 đối t¬ợng xã hội khác nh¬ ng¬ời già cô đơn, ng¬ời lang thang xin ăn, ng¬ời lang thang chờ việc làm… Các đối t¬ợng xã hội này đ¬ợc nuôi d¬ỡng chăm sóc, giáo dục, dạy nghề tái hoà nhạp cộng đồng. Công tác chăm sóc, quản lý này thật không đơn giản nh¬ng đối với lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ và đức hy sinh cao cả, cán bộ lãnh đạo, các bác, các mẹ, chị và cán bộ Trung tâm, chắc chắn Trung tâm sẽ đạt đ¬ợc những thành tích xuất sắc hơn nữa. Hoàn thành tốt nhiệm vụ đ¬ợc giao. D¬ới sự lãnh đạo của Giám đốc Nguyễn Quang Thắng và 55 cán bộ nhân viên ngày càng đ¬ợc nâng cao về trình độ, Trung tâm sẽ đạt đ¬ợc nhiều kết quả cao, giúp cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và những cảnh đời bất hạnh, những con ng¬ời lầm lỡ có một cuộc sống hạnh phúc, góp phần vào công cuộc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và giàu đẹp.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm bảo trợ xã hội 4
Trung tâm bảo trợ xã hội 4 là một cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp, tuy đóng trên địa bàn huyện Ba Vì - Hà Tây nh¬ng không do Sở Lao động th¬ơng binh - Xã hội Hà Tây trực tiếp quản lý mà trực thuộc Sở Lao động th¬ơng binh - Xã hội Hà Nội.
Tất cả trẻ em, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đặc biệt là trẻ em mồ côi, trẻ lang thang ở các tỉnh phía Bắc, nhiều nhất là ở thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh sau khi đ¬ợc tập trung phân loại và đ¬a về Trung tâm. Nhằm thực hiện mục tiêu chung là giảm tối đa số l¬ợng trẻ em lang thang, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên toàn quốc, góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo ra một môi tr¬ờng xã hội lành mạnh văn minh của toàn quốc gia. Trung tâm bảo trợ xã hội 4 có chức năng, nhiệm vụ chính là: Tiếp nhận, quản lý, giáo dục, nuôi d¬ỡng các đối t¬ợng xã hội thuộc diện cứu trợ xã hội th¬ờng xuyên bao gồm: ng¬ời lang thang xin ăn, trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi không rõ nguồn gốc, mất nguồn nuôi d¬ỡng và các cụ già ốm đau không nơi n¬ơng tựa, ng¬ời tàn tật lê lết, lang thang đ¬ờng phố, trẻ em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn của các tỉnh phía Bắc.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top