daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chƣơng 1. MẶC TỬ VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA HỌC THUYẾT “KIÊM ÁI”..... 7
1.1. Thân thế, sự nghiệp của Mặc Tử.................................................................... 7
1.1.1. Giải nghĩa chữ “Mặc” trong Triết học Trung Hoa cổ đại ................... 7
1.1.2. Thân thế sự nghiệp của Mặc Tử.......................................................... 8
1.2. Hoàn cảnh ra đời của học thuyết “Kiêm ái” ................................................ 21
Chƣơng 2. NHỮNG TƢ TƢỞNG CƠ BẢN TRONG HỌC THUYẾT “KIÊM ÁI”
- GIÁ TRỊ , HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHÚNG................................ 31
2.1. Nội dung chủ yếu của học thuyết “kiêm ái” ................................................ 31
2.1.1. Kiêm ái là yêu thương tất cả mọi người không phân biệt đẳng
cấp, sang hèn........................................................................................ 31
2.1.2. Mối quan hệ giữa “kiêm” với “lợi”................................................... 33
2.1.3. Sự thể hiện của “kiêm ái” trong đời sống chính trị và sinh hoạt
thường ngày ......................................................................................... 37
2.2. Những mặt tích cực và hạn chế của học thuyết “kiêm ái”........................... 54
2.2.1. Mặt tích cực....................................................................................... 54
2.2.2. Mặt hạn chế ....................................................................................... 57
2.3. Ý nghĩa của học thuyết “kiêm ái” trong việc xây dựng đạo đức mới của
con người Việt Nam hiện nay.............................................................. 61
2.3.1. Một vài nét về thực trạng đạo đức Việt Nam hiện nay ..................... 61
2.3.2. Ý nghĩa của “kiêm ái” trong việc xây dựng đạo đức mới của
người Việt Nam hiện nay..................................................................... 70
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 84
1. Tính cấp thiết của đề tài
Loài người ngày càng nhận thức rõ sự phát triển của một đất nước
không chỉ là phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ. Sự giàu có vật chất,
phương tiện tiêu dùng, kỹ thuật chỉ mới là những điều kiện quan trọng, thực
hiện lý tưởng sống cao đẹp nhất của con người là cuộc sống văn minh, hạnh
phúc. Đáp ứng cuộc sống văn minh, hạnh phúc gồm nhiều yếu tố trong đó văn
hóa đạo đức chiếm một vị trí quan trọng. Người ta cũng thấy được rằng, văn
hóa không chỉ là yếu tố phát sinh, song song tồn tại với cuộc sống, mà nó nằm
ngay trong cuộc sống, là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Lịch sử cho thấy, không một nền văn hóa nào phát triển được nếu nó
đứng cô lập, tách rời với các nền văn hóa khác. Như chúng ta đã thấy vào thời
cổ đại, nhiều tộc người da đỏ châu Mỹ và da đen Nam Phi đã đạt được trình
độ phát triển cao nhưng do bị ngăn cách bởi các đại dương và sa mạc cho nên
các nền văn minh ấy bị suy thoái dần dần. Trong thời cận đại thì Trung Hoa
thi hành “chính sách bế quan tỏa cảng” tự ru ngủ mình bằng hào quang của
quá khứ và đã dẫn đến tình trạng trì trệ. Còn Nhật Bản thì chủ trương mở của,
tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của phương Tây với nền tảng văn hóa, đạo
lý truyền thống dân tộc, nên đã phát triển nhanh. Việt Nam là một trong
những quốc gia trên thế giới, vì vậy chúng ta đã nhận thức ra được việc phát
triển kinh tế như thế nào cho phù hợp với xu hướng của thế giới trong giai
đoạn hiện nay. Đồng thời đánh giá về kết quả thu được cho nền văn hóa nước
nhà, nhất là về văn hóa đạo đức khi gia nhập vào nền kinh tế thị trường toàn
cầu. Thêm vào đó, thấy được sự giao lưu, hòa trộn giữa các nền văn hóa khác
nhau của nhân loại.
Hiện nay, khi mà đất nước chúng ta đang tiến hành mở cửa hội nhập
với các quốc gia trên thế giới, ngoài việc tiếp thu được các thành tựu khoa học
tiên tiến cùng với những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, góp phần thúc đẩy
sản xuất phát triển, thì chúng ta còn chịu ảnh hưởng lớn về mặt đời sống xã
hội, mà cụ thể là mặt đạo đức. Nền đạo đức Việt Nam chịu sự tác động của
kinh tế thị trường có nhiều điểm tích cực nhưng đồng thời nó cũng làm nảy
sinh một số hiện tượng tiêu cực, gây mất ổn định trong đời sống đạo đức của
người dân trong các tỉnh thành khắp cả nước.
Nền kinh tế mở mang tới cho con người cách sống năng động, linh hoạt
trong việc xử lý mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng
đồng thời nó đã làm cho con người sống thực dụng hơn, mối quan hệ tình cảm
tốt đẹp giữa người với người giờ đây bị chi phối bởi tiền bạc, địa vị, lợi ích cá
nhân, những giá trị truyền thống của cha ông giờ đây đã bị phai nhạt đi trong
lối sống của tầng lớp trẻ. Những biểu hiện này chính là mầm mống cho một
quan niệm sống thực dụng nếu chúng ta không có biện pháp kịp thời ngăn
chặn thì có thể dẫn tới việc mất cân bằng xã hội, mất đi niềm tin của giới trẻ
vào xã hội tương lai, làm cho họ không có được nền tảng vững chắc để chuẩn
bị cho công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Chính vì thế, trong khi Việt Nam đang nổ lực hết mình để vươn lên
sánh vai cùng bạn bè năm châu về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa, thì vấn
đề đạo đức mới được rất nhiều người quan tâm. Đảng và nhà nước ta trong
các chính sách của mình cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới vấn đề này.
Việc xây dựng đời sống đạo đức mới cho người dân phải lấy những tư tưởng
truyền thống làm nền tảng như tư tưởng Nho gia, Mặc gia, đạo Phật, đạo
Thiên Chúa v.v… Ở mỗi học thuyết, tôn giáo chúng ta đều chọn lọc lấy
những giá trị đạo đức tốt đẹp, phù hợp với cuộc sống của con người trong giai
đoạn hiện nay, sau khi đã gạt bỏ đi tính chất duy tâm thần bí của những tư
tưởng ấy và có sự cải biến phù hợp.
Nghiên cứu tư tưởng của Mặc Tử ở nhiều khía cạnh khác nhau như
“Phi công”, “Thượng đồng”, “Thượng hiền”, “Tiết dụng”, “Phi nhạc”, “Tiết
táng” với những nội dung có thể vận dụng vào việc xây dựng đời sống đạo
đức mới của người Việt Nam hiện nay, đặc biệt là học thuyết “kiêm ái”. Đây
là một tư tưởng về việc xây dựng khối đại đoàn kết nhằm đưa xã hội đi lên
xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với con người, không phân biệt
sang hèn. “kiêm ái là yêu thương con người”, là sự gắn bó lợi ích giữa con
người với nhau trong xã hội. Để đi tới xây dựng một xã hội đại đồng, con
người sống với nhau chan hòa, tình cảm.
Hiện nay, chúng ta đang phải chứng kiến sự suy đồi về đạo đức của
một bộ phận người trong xã hội, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên. Đạo đức
suy thoái làm cho mối quan hệ giữa người với người bị cách biệt, sự thương
cảm giữa những con người với nhau bị phai nhạt đi ngay cả trong gia đình -
nơi mà tình cảm con người gắn bó nhất. Thế nên cần có biện pháp tích
cực để khắc phục những hạn chế, tiêu cực trên. Với lý do này tui đi đến việc
lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Những tư tưởng cơ bản trong học thuyết
“Kiêm ái” của Mặc Tử và ý nghĩa của chúng trong xây dựng đạo đức của
người Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Tư tưởng của Mặc Tử đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và đi sâu
vào nghiên cứu với nhiều công trình và khai thác dưới nhiều góc độ khác
nhau. Có thể nêu lên một số công trình tiêu biểu như: PGS. TS. Đoàn Đức
Hiếu, "Lịch sử triết học phương Đông" (Huế, 2002); Phùng Hữu Lan, "Đại
cương triết học sử Trung Quốc" (Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1968, Bản dịch của
Nguyễn Văn Dương); Hồ Thích, "Trung Quốc triết học sử" (Khai Trí, Sài
Gòn, 1969, Bản dịch của Huỳnh Minh Đức). Các tác phẩm này, nêu lên một
cách tóm tắt thân thế sự nghiệp và những nội dung cơ bản nhất trong tư tưởng
triết học của Mặc Tử.
PTS. Vũ Tình, "Đạo đức học phương Đông cổ đại" (Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998). Tác phẩm này tác giả đã trình bày đạo đức
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân Môn đại cương 0
D Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay? Môn đại cương 0
D Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó và xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay Môn đại cương 1
S Một số kiến nghị nhằm giải quyết những tồn tại về mặt nhận thức tư tưởng Luận văn Kinh tế 0
D Những vấn đề tư tưởng trong tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita của Mikhail Bulgacov Văn học 0
I Nghiên cứu những luận chứng khoa học để xây dựng chương trình môn học tư tưởng Hồ Chí Minh Luận văn Sư phạm 0
R Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo về con người và ảnh hưởng của nó trong việc xây dựng con người V Luận văn Sư phạm 0
W Những tư tưởng duy vật và vô thần cơ bản trong triết học Spinôda Kinh tế chính trị 0
Y Sự kế thừa và phát triển của Hồ Chí Minh đối với những tư tưởng đạo đức cơ bản của Khổng Tử Kinh tế chính trị 0
L Tìm hiểu những nội dung chính trong tác phẩm Mạnh Tử và ảnh hưởng của nó đối với lịch sử tư tưởng Vi Kinh tế chính trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top