daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Mục lục
Phần mở đầu .
Chương 1. Hình thức chính thể Nhà nước - nội dung cơ bản của Hiến pháp.
1.1. Khái quát về hình thức chính thể Nhà nước.
1.2 .Hình thức chính thể chế dodok chính trị - nội dung cơ bản cả Hiến pháp
1.3. Phân loại hình thức chính thể .
1.4. Sự ảnh hưởng hoạt động của đảng phái đến các mô hình chính thể Nhà nước .
Chương 2 . Chính thể Việt Nam Hiến pháp 1946 nhìn từ góc độ so sánh với chính thể một số nước cùng thời .
2.1. Khái quát về chính thể Nhà nước Việt Nam Hiến pháp 1946
2.1.1. Tư Tưởng về các mô hình chính thể Nhà nước ở Việt Nam trước Cách Mạng Tháng Tám 1945
2.1.2 Cơ sở lý luận, thực tiễn và đặc điểm của chính thể Cộng hoà dân chủ nhân dân Hiến pháp 1946
2.2.Sự giống nhau và khác nhau của chính thể Hiến pháp 1946 vơí chính thể Cộng hoà (quân chủ ) đại nghị và chính thể Cộng hoà tổng thống .
2.2.1 Nguyên Thủ Quốc gia
2.2.2 Về Quốc hội
2.2.3 Về Chính phủ
2.2.4 Về tư pháp
Chương 3. Sự tiến hoá từ chính thể Việt Nam dân chủ Cộng hòa Hiến pháp 1946 lên chính thể Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và 1992 sửa đổi .
3.1 Sự kế thừa, phát triển Hiến pháp 1946 trong các Hiến pháp Việt Nam .
3.1.1 Về tính chất của Nhà nước .
3.1.2 Về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc .
3.1.3 Về các quyền tự do, dân chủ cua công dân.
3.1.4 Về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước .
3.2 Một số Hiến nghị về hoàn thiện cơ sở hiến định của mô hình tổ chức Nhà nước Việt Nam hiện nay.
3.2.1 Hình thành một hệ thống lý luận độc lập về mô hình tổ chức Nhà nước .
3.2.2 Xác định chính thể Việt Nam hiện nay.
3.2.3 Nhận thức đúng đắn nguyên tắc cả quyền lực thuộc về nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất.
3.2.4 Hoàn thiện tổ chức và cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp ,tư pháp
Kết luận .
Danh mục tài liệu tham khảo
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử tồn tại lâu đời của nhà nước, vấn đề trọng tâm của bất cứ nhà nước nào là việc tổ chức và thực hiện quyền lực của nhà nước như thế nào. Lý luận và thực tiễn đã chứng mình rằng, một nhà nước mà có cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực dựa trên những luận cứ khoa học và phù hợp với những đòi hỏi khách quan thì nhà nước đó sẽ tồn tại và phát triển bền vững. Ngược lại, việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước nếu chỉ dựa trên ý chí chủ quan không có căn cứ khoa học thì sớm hay muộn nhà nước đó cũng sẽ bị diệt vong.
Chính vì vậy, vấn đề tìm ra một mô hình tổ chức nhà nước khoa học phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh trong nước và quốc tế là công việc chính yếu của bất kỳ một nhà nước nào trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
Trong tiến trình lịch sử, ở các quốc gia khác nhau, viên nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo ra các mô hình, cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước tối ưu, có hiệu quả đã thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành và phát triển của Hiến pháp - một đạo luật cơ bản của quốc gia, có vị trí tối cao, mà chỉ trong giai đoạn phát triển của nhà nước hiện đại thì loài người mới nghĩ ra.
Trong một bản Hiến pháp bao gồm nhiều chế định khác nhau quy định những vấn đề cơ bản của việc tổ chức và thực hiện cơ chế quyền lực nhà nước và những vấn đề cơ bản khác. Trong đó, vấn đề cơ bản là quan trọng nhất của bất cứ một bản hiến pháp nào là vấn đề hình thức chính thể nhà nước. Hình thức chính thể nhà nước là hình thức tổ chức các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao, cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ của chúng với nhau cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.
ở trên thế giới, sự xuất hiện của hiến pháp đã có bề dày lịch sử, có nhiều quốc gia đã có lịch sử lập hàng trăm năm, đã có những đóng góp to lớn cho nhân loại, đặc biệt là việc tìm ra các mô hình tổ chức quyền lực nhà nước có hiệu quả.
So với thế giới, lịch sử lập hiến Việt Nam còn non trẻ. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Mình đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập - một áng văn lập quốc vĩ đại - khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam á, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Ngày 6/1/1946, toàn thể quốc dân đồng bào Việt Nam đã đi bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khoá I, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Bản Hiến pháp đã đánh dấu một bước ngoặt trên con đường phát triển của Nhà nước và pháp luật Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam.
Hiến pháp 1946 thể hiện tư tưởng tài tình của Hồ Chí Minh, một bản Hiến pháp không những khẳng định độc lập chủ quyền của đất nước, xây dựng một Nhà nước dân chủ cộng hoà, đảm bảo tự do dân chủ cho công dân, mà tinh thần và ý nghĩa của nó còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Nhiều quy định của Hiến pháp năm 1946 đã được các Hiến pháp Việt Nam sau này kế thừa và phát triển. Đặc biệt, sau khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, với sự ra đời của Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 đã chứng minh một cách rõ ràng cho điều đó. Đó là đã có sự quay lại với những quy định của Hiến pháp năm 1946.
Trong Hiến pháp năm 1946, Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra chính thể Nhà nước kiểu mới - một hình thức Nhà nước dân chủ cộng hoà, Nhà nước mà tất cả quyền bính là thuộc toàn thể nhân dân, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. (Điều 1, Hiến pháp năm 1946).
Hồ Chí Minh đã để lại một di sản tư tưởng đồ sộ về Nhà nước nói chung và hình thức chính thể nói riêng. Tư tưởng của Người là kim chỉ nam trong các giai đoạn cách mạng Việt Nam. Mô hình Nhà nước được tổ chức trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh đã phát huy hiệu quả trong sự nghiệp cách mạng. Tư tưởng Hồ Chính Minh về hình thức chính thể là một hệ thống quan điểm rõ ràng, thống nhất phù hợp với đặc điểm và truyền thống Việt Nam dựa trên các điều kiện cụ thể về kinh tế, chính trị, xã hội của dất nước ta và bối cảnh quốc tế, không chỉ có giá trị trong quá khứ mà cả hiện tại và tương lai. Khai thác tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thức chính thể Nhà nước ở Việt Nam có những lý luận và thực tiễn to lớn trong công cuộc đổi mới, hoàn thiện mô hình tổ chức nhà nước hiện nay.
Việc nghiên cứu chính thể Hiến pháp 1946 sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn những giá trị chính thể, thấy được sự kế thừa và phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam. Cùng với việc nghiên cứu chính thể Hiến pháp năm 1946, chúng ta nghiên cứu so sánh chính thể đó với chính thể của các nước. Việc nghiên cứu so sánh như vậy sẽ cho phép chúng ta nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn các mô hình chính thể. Muốn tìm ra một hình tổ chức quyền lực Nhà nước có hiệu quả, cần so sánh, đối chiếu với nhiều mô hình tổ chức nhà nước khác nhau, từ đó chúng ta mới có điều kiện phân tích, lý giải tìm ra được những hạt nhân hợp lý của các mô hình khác nhau. Trong điều kiện Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành đổi mới hệ thống chính trị, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Nhà nước, xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì việc làm đó là cấp bách và hết sức cần thiết nhằm tìm ra mô hình tổ chức Nhà nước có hiệu quả.
Với lý do như vậy, tui chọn đề tài: "Chính thể Việt Nam trong Hiến pháp 1946 và sự so sánh với chính thể một số nước trên thế giới" để thực hiện luận văn tốt nghiệp Cao học Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
I Chính sách thuế đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Sự tương đồng và sự khác biệt của chính thể Việt Nam hiến pháp 1946 với chính thể của một số nhà nướ Luận văn Luật 0
H [Free] Chính thể Việt Nam trong Hiến pháp 1946 và sự so sánh với chính thể một số nước trên thế giới Luận văn Kinh tế 0
L Thảo luận: phân tích cụ thể vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong hệ thống chính trị theo pháp lu Tài liệu chưa phân loại 0
B Tiểu luận: Phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện trong Luận văn Kinh tế 0
C Sự tương đồng và sự khác biệt của chính thể Việt Nam Hiến pháp 1946 với chính thể của một số nước tr Luận văn Luật 0
D Hình thức chính thể của một số nước trên thế giới Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích nội dung chính sách sản phẩm của 1 doanh nghiệp cụ thể Marketing 0
D Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh hòa bình Văn hóa, Xã hội 0
D chính sách pháp luật tố tụng hình sự trong các nghị quyết của đảng về cải cách tư pháp thể hiện tron Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top