daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Lý do chọn đề tài
Vĩnh Long là tỉnh trung tâm miền Tây Nam Bộ, nằm cạnh dòng sông Cổ
Chiên trĩu nặng phù sa. Nhiều năm qua, cùng với cả nước Vĩnh Long đã triển
khai sâu rộng trong nhân dân các chương trình kinh tế - xã hội, xóa đói giảm
nghèo,chương trình Dân Số - Kế hoạch hóa gia đình,chăm sóc sức khỏe nhân
dân với mục tiêu giảm tỉ suất sinh, từng bước nâng cao chất lượng dân số.
Qua thời gian,công tác DS-KHHGĐ của tỉnh có nhiều chuyển biến,chất lượng
cuộc sống người dân từng bước được cải thiện.Tuy nhiên, kết quả còn thấp so
với mặt bằng chung cả nước và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Trong bối
cảnh của nền kinh tế thị trường và xu thếhội nhập ngày càng sâu rộng vào khu
vực và thế giới đang đối mặt với khó khăn và thách thức do nhiều nguyên
nhân,mà một trong những nguyên nhân chính đó là áp lực gia tăng dân số,cơ
cấu dân số và phân bố dân cư chưa đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện
đại hóa của tỉnh.Chương trình DS-KHHGĐ chủ yếu tập trung vào mục tiêu
giảm sinh mà chưa chú trọng cơ cấu và đặc điểm dân số.Trong khi Nghị quyết
Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra là giảm tỉ suất
sinh nhằm giải quyết vấn đề quy mô dân số và cấu trúc tuổi của dân số.Pháp
lệnh dân số do Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2003 đã nêu “Nhà nước cần
điều chỉnh cơ cấu dân số nhằm đảm bảo cơ cấu dân số hợp lý về giới tính, độ
tuổi, trình độ học vấn, ngành nghề và các đặc trưng khác, bảo vệ và tạo điều
kiện các dân tộc thiểu số phát triển”.
Nghiên cứu đặc điểm dân số Vĩnh Long là việc làm cần thiết và quan
trọng nhằm phát hiện, phân tích thuận lợi và các thách thức về dân số của địa
phương trong hiện tại cũng như trong tương lai. Đó là lý do tui chọn đề tài “
Nghiên cứu đặc điểm dân số tỉnh Vĩnh Long” để làm luận văn thạc sĩ Địa Lý.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn đề tài
2.1. Mục tiêu
Vận động có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về dân số học, mục tiêu
chủ yếu của đề tài là phân tích các đặc điểm dân số, từ đó đề xuất những giải
pháp điều chỉnh và ổn định dân số phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về dân số và đặc điểm dân số.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm dân số tỉnh Vĩnh Long.
- Nghiên cứu đặc điểm dân số và sự phân hóa chúng theo lãnh thổ.
- Đề xuất các giải pháp ổn định qui mô, cơ cấu và phân bố dân cư của
tỉnh đến năm 2020.
2.3. Giới hạn đề tài
Về nội dung:
Đề tài tập trung phân tích những đặc điểm dân số của tỉnh Vĩnh Long,cụ
thể là qui mô và gia tăng dân số; cơ cấu dân số; phân bố dân cư .
Về không gian:
Phạm vi nghiên cứu lãnh thổ của đề tài là toàn bộ lãnh thổ tỉnh Vĩnh
Long,có đi sâu đến địa giới hành chánh cấp huyện, thị xã, thành phố.Đồng
thời nghiên cứu một số trường hợp điển hình để làm rõ những vấn đề thách
thức của dân số Vĩnh Long với vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, các tỉnh lân
cận và cả nước.
Về thời gian:
Tập trung vào giai đoạn 1999 – 2009 và 2013 và định hướng 2020.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đến thế kỷ XVIII thì địa lý dân số mới được nghiên cứu kỹ trong phạm
vi từng nước. Tiếp đó mỗi vùng địa lý lại xem xét nhiều phương diện,các nhà
địa lý Ba Lan mà nổi bật là Iagenxki nghiên cứu dân số theo 3 hướng không
gian, sinh thái và phân tích không gian. Các nhà địa lý Xô Viết lại nghiên cứu
dân cư gắn với quần cư và xem đó là một trong những nhiệm vụ chính của địa
lý kinh tế.
Thomas R.Malthus là một tác giả có nhiều luận giải về dân số. Từ năm
1798 ông đã có cuộc khảo sát về dân số qua bài luận “Luận về nguyên tắc dân
số,như nó tác động đến việc cải thiện tương lai xã hội”. Qua đó ông đưa ra
nhiều quan điểm về mối quan hệ giữa gia tăng và sinh tồn.Ông tin rằng nó sẽ
đạt được cân bằng qua đạt được hủy diệt của chiến tranh, nạn dịch, bệnh
tật…. Tư tưởng này đã bị tư bản chủ nghĩa lợi dụng để biện minh cho nguyên
nhân chiến tranh áp bức, bóc lột thuộc địa.Tuy nhiên, ông cũng đưa ra đề xuất
về tăng tuổi kết hôn kiểm soát dân số thông qua tiết dục để đạt được sự phát
triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội, đối lập với tư tưởng của Malthus là
quan điểm của Karl Marx và Friedrich Engel. Hai ông lý giải nguyên nhân
mất cân bằng giữa gia tăng dân số và sinh tồn là do nền sản xuất xã hội kém
phát triển và từ đó đề xuất việc phát triển hệ thống sản xuất tốt hơn. Cho đến
nay người ta giải mối quan hệ giữa hai vấn đề thông qua kết hợp hài hòa giữa
phát triển kinh tế và hạn chế sinh đẻ có hiệu quả.
Vấn đề dân số có rất nhiều ban, ngành, lĩnh vực quan tâm trên nhiều góc
độ khác nhau từ những chương trình quốc tế, quốc gia, đến những dự án nhỏ
của các viện nghiên cứu,của các địa phương, của các nhà khoa học, của các cá
nhân có mối quan tâm. Mỗi một tác giả vào những thời điểm nhất định có góc
nhìn khác nhau về vấn đề này.
Bàn về vấn đề dân số nhiều tác giả đóng góp lớn như GS.TS Nguyễn
Đình Cừ với các giáo trình “Giáo trình dân số học” năm 1992,“Giáo trình số
và phát triển” năm 2004, “ Bùng nổ dân số - hậu quả và giải pháp” năm
1992.
GS.TS Lê Thông và PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ có khá nhiều đầu sách
về dân số,dân số và phát triển, giáo dục dân số SKSS.Trong “Dân số học và
địa lý dân cư” (1996), “Dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội” (1996 ),
“Giáo dục dân số sức khỏe sinh sản dùng cho sinh viên khoa Địa Lý các
trường ĐHSP” (2009).
Năm 2004, nhà xuất bản chính trị quốc gia cũng cho ra mắt quyển “Dân
số và phát triển bền vững ở Việt Nam” do TS Nguyễn Thiện Trưởng chủ biên.
Cuốn sách đã phân tích đánh giá dân số, thực trạng quan hệ giữa dân số và
phát triển đưa ra tầm nhìn đến năm 2020.
Ngoài ra còn nhiều tác giả có nhiều đóng góp trong vấn đề nghiên cứu
dân số như GS.TS Tống Văn Đường, Johnathan… hay các nhà địa lý cũng
nghiên cứu dưới góc nhìn địa lý: GS.TS Đỗ Thị Minh Đức, GS.TS Nguyễn
Viết Thịnh trong cuốn Địa Lý kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb Giáo Dục, H
2000.
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm
Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt trong nghiên cứu dân số. Sự
phân bố dân cư và các hiện tượng dân số của rất nhiều yếu tố và tổng hợp thể
các yếu tố đó không đồng nhất với nhau ở mọi địa phương cũng như mọi khu
vực. Để có được nghiên cứu khách quan và khoa học, rõ ràng cần sử
dụng quan điểm tổng hợp.
Quan điểm hệ thống
Dân số nằm trong một hệ thống kinh tế - xã hội của toàn tỉnh và bản thân
dân số cũng là một hệ thống của nhiều hệ thống con. Các hệ thống này có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau.Vì vậy, khi nghiên cứu phải đặt dân số vào hệ
thống kinh tế - xã hội, tự nhiên để tìm hiểu tác động qua lại trong một hệ
thống và giữa các hệ thống đó.
Quan điểm lịch sử
Mỗi hiện tượng cũng như quá trình phát triển về dân số hay phát triển
tồn tại trong một thời gian nhất định. Nói cách khác, chúng có quá trình hình
thành, phát triển và sự suy vong.Vì thế, trong quá trình nghiên cứu cần
đứng trên quan điểm lịch sử. Quan điểm này đòi hỏi phải nhìn nhân quá khứ
để giải thích ở chừng mực nhất định cho hiện tại và dự báo tương lai phát
triển của hiện tượng về dân số hay về phát triển.Về nguyên tắc, nếu tách rời
quá khứ khỏi hiện tại thì khó có thể giải thích được sự phát triển ở thời điểm
hiện tại; còn nếu không chú ý đến tương lai thì sẽ mất đi khả năng dự báo của
nghiên cứu.
Quan điểm phát triển bền vững
Nghiên cứu vấn đề không thể tách rời khỏi môi trường sinh thái. Con
người là một thực thể tự nhiên tồn tại, phát triển và chịu ảnh hưởng lớn từ môi
trường xung quanh.Theo đó, phát triển dân số phải đạt mụch đích cuối cùng là
đảm bảo hài hòa, có hiệu quả về mặt kinh tế xã hội và môi trường.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu nhập, xử lí tài liệu, số liệu
Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói
chung cũng như nghiên cứu dân số nói riêng. Các nguồn tài liệu cần nghiên
cứu thu nhập rất phong phú đa dạng. Liên quan đến tài liệu dân số gồm có các
tài liệu đã được xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ hay cơ quan chức
năng Trung ương và địa phương…. Về đại thể, các loại thông tin dưới dạng:
+ Loại thông tin được trình bày bằng văn bản (sách, tạp chí,các chương
trình hay đề tài nghiên cứu liên quan đến các vấn đề về dân số)
+ Số liệu thống kê
+ Các dạng khác (khảo sát, thực địa, internet…)
Phương pháp phân tích, so sánh,tổng hợp
Sau khi thu thập được tài liệu,công việc tiếp theo là xử lí chúng theo
yêu cầu của việc nghiên cứu. Trong quá trình, hàng loạt các phương pháp
truyền thống được sử dụng như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu quy trình sản xuất cao đặc hai loài diệp hạ châu quy mô pilot Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Nghiên cứu đặc tính của chitinase tự nhiên và biểu hiện chitinase tái tổ hợp từ chủng nấm Lecanicillium lecanii Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc tính quang của bộ tách kênh ghép tín hiệu sử dụng ống dẫn sóng silicon Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến nước cam cô đặc Nông Lâm Thủy sản 0
D những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top