Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Việt Nam học -- Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, đô thị hóa (ĐTH) đang là một xu thế phát
triển mang tính toàn cầu, một xu thế tất yếu của thời đại. Nó diễn ra ở tất cả
các nước trên thế giới và Châu Á đang là khu vực có tốc độ đô thị hóa diễn ra
nhanh và mạnh mẽ nhất. Quá trình này đã tạo ra mối quan hệ tích cực giữa đô
thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Mối quan hệ đó được thể hiện bởi các
yếu tố như công nghiệp hóa, thương mại hóa, tăng năng suất, tạo nhiều việc
làm và cải thiện sự tiếp cận đối với những yếu tố khác nhau về sản xuất, thị
trường, những cơ sở hạ tầng và các tiện nghi khác. Như vậy, đô thị hóa dẫn
đến tăng thu nhập, thay đổi cách sống, đem lại chất lượng cao về dịch vụ và
cũng phù hợp với dân số ngày càng tăng lên tại các đô thị.
Đối với Việt Nam, bắt đầu từ đại hội Đảng VI với chủ trương mở cửa
tiến hành đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị
trườngđã tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của quá trình ĐTH. ĐTH góp phần
vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tỉ lệ dân thành thị tăng cao, cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư xây dựng hiện đại, các khu công
nghiệp, khu chế xuất được xây dựng góp phần tạo ra việc làm cho hàng triệu
dân lao động ở thành thị và nông thôn. ĐTH cũng thúc đẩy quá trình hội nhập
các nền văn hóa lớn, đồng thời góp phần làm cải thiện đời sống của người
dân, đưa đất nước phát triển hòa chung với nền kinh tế thế giới.
Hòa chung với xu thế phát triển đó, thị trấn Sa Pa cũng không phải là
trường hợp ngoại lệ. Sa Pa là một trong số ít đô thị của tỉnh Lào Cai có lịch sử
hình thành và phát triển gắn liền với sự khai phá của thực dân Pháp. Trong
khi các đô thị khác Phố Lu, Phố Ràng, Khánh Yên, Mường Khương đều chỉ
phát triển đơn thuần là đô thị - trung tâm trao đổi hàng hóa của một huyện, thì
Sa Pavới những lợi thế về vị trí, cảnh quan, dân tộc đã phát triển thành đô thị
du lịch rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Nơi đây cũng chính là đại
diện cho kiểu đô thị du lịch miền núi điển hình có nguồn gốc gắn liền với hoạt
động du lịch.Với bề dày hơn 100 năm (1903 - 2014) là trung tâm hành chính,
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịchcủa huyện lỵ Sa Pa, đô thị du lịch Sa
Pa như một điểm nhấn trong bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai.
Tuy nhiên, cho đến giai đoạn hiện nay mặc dù đã có lịch sử phát triển
khá lâu đời nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về không gian
đô thị Sa Pa một cách hệ thống, đầy đủ. Đặc biệt là trong giai đoạn từ năm
1991 - 2011 khi mà diệm mạo thị trấn Sa Pa đã có những bước phát triển vượt
bậc về các mặt kinh tế, xã hội thì việc nghiên cứu bức tranh đô thị Sa Pa trong
giai đoạn này là vô cùng cấp thiết. Hơn nữa, theo lộ trình phát triển đến năm
2015 thị trấn du lịch Sa Pa sẽ phát triển thành thị xã du lịch Sa Pa. Chính vì
vậy, nên rất cần thiết phải đánh giá lại quá trình phát triển trong giai đoạn từ
năm 1991 – 2011 để có cái nhìn khái quát và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu để
làm bài học cho sự phát triển sau này. Do đó, tui lựa chọn đề tài luận văn thạc
sỹ: “Phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Sa Pa giai đoạn 1991 - 2011”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận văn nghiên cứu các đặc điểm và sự chuyển biến về kinh tế - xã
hội của thị trấn Sa Pa trong giai đoạn 1991 – 2011, trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp nhằm phát triển bền vững TT Sa Pa.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu bối cảnh hình thành, các giai đoạn phát triển TT SaPa;
- Nghiên cứu thực trạng và chuyển biến về kinh tế, xã hội giai đoạn
1991 - 2011
- Đánh giá tốc độ ĐTH của TT Sa Pa về các chỉ tiêu KT - XH
- Định hướng và giải pháp phát triển đô thị du lịch Sa Pa đến năm 2020
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Quá trình ĐTH xảy ra cách đây khoảng hơn 5000 năm, nhưng mãi đến
đầu thế kỷ XX, con người mới nhận thức được tầm quan trọng và bắt đầu tập
trung nghiên cứu ĐTH. Thuật ngữ “đô thị hóa” đã ra đời từ năm 1867, trong
tác phẩm “Lý luận chung về đô thị hóa ” của tác giả CERDA (Tây Ban Nha).
Nhưng tác phẩm này bị quên lãng đến năm 1967 được phát hiện lại. Vào
những năm 20 của thế kỷ XX, cụm từ “đô thị hóa” xuất hiện ở các tạp chí
chuyên ngành về địa lý kinh tế, dần phổ biến sang các lĩnh vực khác. Và ngày
càng có nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội, kiến
trúc…quan tâm đến vấn đề ĐTH [2].
Liên Xô (cũ) là đất nước có nhiều chuyên gia đô thị nổi tiếng như:
Baranxki, N.I.Yu.G.Xauskin, V.G.Đaviđôvits, G.M.Lappo, V.M.Gokhman...
Các nghiên cứu về đô thị và ĐTH được quan tâm chủ yếu về các lĩnh vực: cấu
trúc lãnh thổ nội tại các thành phố, các chùm đô thị, sự phát triển của thành
phố vệ tinh, quy hoạch các thành phố và các vùng đô thị, điều khiển quá trình
ĐTH [20].
Tại phương Tây, các nghiên cứu thường chi tiết và có tính thực tiễn
cao. Ý nghĩa nhất là Walter Chiristaller và Liôsơ với lý thuyết “vị trí trung
tâm”, ảnh hưởng sâu rộng đến các phân tích không gian trong địa lý thành
phố và lĩnh vực xã hội đô thị học. Tại Pháp, đi sâu nghiên cứu về địa lý nhân
văn. Tại Tây Âu và Bắc Mỹ, từ những năm 1920 chuyên ngành “xã hội học
đô thị” được hình thành và phát triển nhanh chóng. Năm 1916, R.Park xuất
bản chuyên đề “Thành thị”.Năm 1938, L.Writh xuất bản cuốn “Đặc trưng đô
thị như là một lối sống”. Năm 1953, hội nghị quốc tế đô thị đầu tiên tổ chức
tại Mỹ với sự tham gia của các chuyên gia hang đầu về ĐTH từ các nước
Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch. Sau đó hình thành nên trường phái “Chicago”
phát triển mạnh đến năm 1970, cha đẻ của trường phái này là Robet Park.
Năm 1985. Harold Carter xuất bản cuốn “Nghiên cứu địa lý đô thị”. Gần đây,
một số học giả người Anh đã đề cập nhiều đến đặc điểm đa dạng phức tạp và
những xu hướng mới về ĐTH trong những giai đoạn lịch sử và địa lý khác
nhau của các khu vực và trên thế giới như: tác giả Brian J.L.Berry, 1976, cuốn
“Urbanization and Counter Urbanization”; tác giả David Drakakis – Smith,
2000 với cuốn “Third world Cities”; tác giả Michael Pacione, 2002 với
“Urban Geography” [20].
3.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ĐTH được nghiên cứu muộn hơn, chủ yếu từ những năm
1990, dưới nhiều góc độ khác nhau về cả lý luận và thực tiễn.
Về lý luận, khái niệm đô thị hóa được tác giả Đàm Trung Phường,
1995, phân tích tập trung trong cuốn “Đô thị Việt Nam”; tác giả Mạc Đường,
2002 trong cuốn “Đô thị học và vấn đề đô thị hóa”; tác giả Trương Quang
Thao, 2003 trong cuốn “Đô thị học nhập môn” và “Đô thị học – Những khái
niệm mở đầu”. Về lịch sử phát triển đô thị có nghiên cứu của tác giả Đặng
Thái Hoàng, Nguyễn Quốc Thông [ ].Các vấn đề xã hội trong đô thị được
nhiều tác giả quan tâm nhất, trong đó có Đỗ Hậu và Trần Hùng (Đại học Kiến
trúc Hà Nội), Trần Cao Sơn, Trịnh Duy Luân (Viện khoa học xã hội).Dưới
góc độ quản lý đô thị có các nghiên cứu của Nguyễn Đình Hương (Đại học
kinh tế Quốc dân), Trần Văn Tấn (Đại học kiến trúc Hà Nội).Về quy hoạch
cải tạo, xây dựng và phát triển đô thị có tác giả Nguyễn Thế Bá (Hội quy
hoạch đô thị) [21] [23].
Về thực tiễn, chuyên gia đi đầu trong nghiên cứu ĐTH của nước ta là
tác giả Đàm Trung Phương, 2005 với cuốn “Đô thị Việt Nam”, tác giả đã đưa
ra một bức tranh ở tầm vĩ mô về thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam, cũng
như định hướng phát triển đô thị nước ta trong bối cảnh ĐTH đang diễn ra
trong khu vực và trên thế giới. Trong các nghiên cứu địa phương, lần đầu tiên
ĐTH được đề cập đến trong đề tài luận án “Phân tích dưới góc độ Địa lý kinh
tế - xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô
thị hóa”, 1992, của tác giả Đỗ Thị Minh Đức. Luận án có ý nghĩa lớn về mặt
thực tiễn là tìm ra đặc điểm và xu hướng ĐTH của thủ đô Hà Nội trong quá
trình chuyển hóa vùng nông thôn thành đô thị. Đề tài luận án tiến sĩ: “Tác
động của những biến động kinh tế - xã hội đến sự phát triển đô thị ở thị xã
Lạng Sơn”, 2002, của tác giả Hoàng Phúc Lâm [21, 5].
Ngoài ra, ngày càng có nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn đô thị, các bài
báo bàn về đô thị như: Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển đô thị và xã hội
bền vững – trách nhiệm của giáo dục, nghiên cứu và quản lý”, tại TP Hồ Chí
Minh, tháng 3/1999. Diễn đàn đô thị Việt Nam được thành lập vào ngày
22/10/2003 nhằm đúc kết, truyền đạt những kinh nghiệm trong công tác xây
dựng và phát triển đô thị ở Việt Nam.
3.3. Những nghiên cứu về thị trấn Sa Pa
Đô thị Sa Pa được ra đời từ cuối thế kỷ XX, gắn liền với sự khai phá và
phát triển của thực dân Pháp. Đây là vùng đất có nhiều giá trị về văn hóa tộc
người thay mặt của vùng núi Tây Bắc nên được rất nhiều các nhà văn hóa và
dân tộc học quan tâm nghiên cứu. Sớm nhất là các tác phẩm từ cuối thế kỷ
XX đó là: Sa Pa (1994) Nguyễn Trọng Khang chủ biên, Nxb Văn hóa dân
tộc, nội dung nghiên cứu chủ yếu của cuốn sách đề cập đến đời sống văn hóa
của các tộc người sinh sống tại Sa Pa. Tiếp đó là tác phẩm: Lễ hội cổ truyền
Lào Cai (1999), Trần Hữu Sơn, NXB Văn hóa dân tộc. Cuốn sách ghi lại các
lễ hội của các dân tộc sinh sống tại vùng đất Lào Cai, trong đó chủ yếu là các
dân tộc sinh sống trên vùng đất Sa Pa. Sau này, đến đầu thế kỷ XXI, là những
tác phẩm, ấn phẩm ảnh giới thiệu về du lịch Sa Pa, trong đó nổi tiếng là cuốn:
Có một Sa Pa ở Việt Nam(2008), Đặng Đình Chấn, Trần Miêu, Trần Anh
Tuấn, NXB Văn hóa thông tin.
Vấn đề phát triển đô thị và ĐTH ở Sa Pa bắt đầu được đề cập vào năm
1991 trong các văn kiện Đại hội Đảng bộ của huyện và tỉnh Lào Cai. Vào thời
điểm đó, tỉnh Lào Cai được tái lập tách khỏi tỉnh Hoàng Liên Sơn và mới bắt
đầu đầu tư phát triển thị trấn Sa Pa thành đô thị du lịch như hiện nay. Đến
năm 2003, nhân sự kiện “100 năm Sa Pa”, ủy ban nhân dân huyện Sa Pa phối
hợp với vùng Aquitaine của Cộng hòa Pháp tiến hành nghiên cứu, quy hoạch
đô thị Sa Pa và cho ra đời 4 tập “Quy chế đô thị Sa Pa” nhằm xây dựng thị
trấn Sa Pa thành đô thị du lịch điển hình của miền Bắc Việt Nam.
Như vậy, qua tổng quan các công trình nghiên cứu trên cho thấy, số
lượng nghiên cứu về ĐTH ngày càng nhiều và nội dung rất đa dạng về nhiều
lĩnh vực khác nhau của quá trình ĐTH. Các tác giả không chỉ là học giả về
kiến trúc, địa lý, xây dựng, quy hoạch mà còn có cả các nhà sử học, xã hội
học. Tuy nhiên, đối với đô thị Sa Pa mặc dù đã có những bước phát triển vượt
bậc với nhiều thành tựu trong giai đoạn 1991 – 2011 nhưng lại chưa có những
nghiên cứu đánh giá để có những định hướng phát triển trong giai đoạn tiếp
theo.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: kinh tế và xã hội, văn hóa TT Sa Pa
- Phạm vi nội dung: Thực trạng phát triển kinh tế xã hội TT Sa Pa
- Phạm vi thời gian: Từ năm 1991 đến năm 2011 (trong 20 năm tính từ khi
tỉnh Lào Cai tái lập)
- Không gian: thị trấn Sa Pa

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Khái quát về quá trình hình thành phát triền và đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH Thiên An Nam Luận văn Kinh tế 0
N Quá trình hình thành phát triền và đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH Thiên An Nam Luận văn Kinh tế 0
R Một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình hình và phát triền kinh tế thị trường định hướng xã Công nghệ thông tin 0
L Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An Luận văn Kinh tế 0
T Nào cùng chia sẻ kinh nghiệm mở shop và Phát triền Shop đồ Baby ? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 3
N Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại cổ phần thương mại và đầu tư phát triền công Luận văn Kinh tế 0
T Phát triền nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quận Hà Đông thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Languna Lăng Cô Văn hóa, Xã hội 0
S Phát triền phần mềm cho người học tại Đại học Quốc gia Hà Nội trên nền Android và VNUPAD Công nghệ thông tin 0
Y Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty cổ phần Phát triền Truyền thông - Truyền h Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top