daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới chúng ta là sự kết hợp của rất nhiều nền văn hóa khác nhau, văn hóa thể hiện giá trị tinh thần và thói quen sinh hoạt của từng dân tộc. Có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về văn hóa và từ đó có hàng ngàn cái định nghĩa về văn hóa được sinh ra. Hêkovik định nghĩa “văn hóa là thiên nhiên thứ hai được nhân hóa bởi con người” Lê Văn Chương nói “văn hóa là tất cả những hành động và những thành tựu có giá trị của con người về vật chất cũng như giá trị tinh thần trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên với xã hội với những sinh hoạt tinh thần” hay Trần Ngọc Thêm có một định nghĩa khác “văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình”. Dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng các định nghĩa ấy đều dựa trên một cơ sở chung đó là văn hóa là cái có giá trị và được tạo ra bởi con người trong quá trình sống tương tác với tự nhiên và xã hội.
Mỗi quốc gia có điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái khác nhau. Chúng tác động mạnh mẽ đến cách sinh hoạt sản xuất và tính cách con người của quốc gia đó. Cách sinh hoạt khác nhau dẫn đến nền văn hóa cũng khác nhau. Chính sự giống nhau về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái đã tạo ra một nền văn hóa Đông Nam Á bản địa đa dạng nhưng thống nhất với bốn đặc trưng tiêu biểu: văn hóa thực vật, văn hóa làng nước, văn hóa ruộng nước và hằng số văn hóa mẹ.
I.Khái quát Đông Nam Á:
1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên:
Đông Nam Á là một khu vự thuộc châu Á bao gồm một quần thể các đảo, bán đảo, các vịnh và các biển chạy suốt từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương. Khu vực này bao gồm 11 quốc gia: Brunie, Đôngtimor, Indonesia, Philippines, Maylaisia, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Singapore và Việt Nam được chia làm 2 nhóm nước: nhóm các nước hải đảo và nhóm các nước nằm trên bán đảo Trung Ấn.
“ Do điều kiện địa lí của mình Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa tạo 2 mùa rõ rệt: mùa khô lạnh mát và màu mưa tương đối nóng ẩm. Vì thế Đông Nam Á còn được gọi là “Châu Á gió mùa” … Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ nhưng nó đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đúc và thịnh vượng như Kuala – Lumpur, Singapore, Jakarta… Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sông và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, nồi quế, trầm hương.. và lương thực đặc trưng là lúa nước” (2)
Đông Nam Á có hệ thống sông ngòi dày đặc chính là một trong những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cuộc sống của người Đông Nam Á trong buổi đầu tiền sử cuả họ. Bên các dòng sông các tộc người châu Á đã hình thành và tạo nên các nền văn minh rưc rỡ.
Được mệnh danh là “ngã tư đường” “ống thông gió” của thế giới nối liền 2 đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa chính trị và địa kinh tế vô cùng quan trọng. Trong suốt tiến trình lịch sử Đông Nam Á đã giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới điều này cũng có ảnh hưởng đến văn hóa Đông Nam Á sau này.
2. Nguồn gốc các dân tộc Đông Nam Á:
“ Văn hóa là sản phẩm của con người ( tính nhân sinh), cho nên việc phân loại văn háo cần bắt đầu từ việc tìm hiểu sự hình thành và phân bô của các chủng người trên Trái Đất nói chung” (3) Ngay từ buổi đầu của lịch sử Đông Nam Á đã là một trong cái nôi hình thành loài người. Đây chinh là địa bàn hình thành đầu tiên của đại chủng Phương Nam. Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều bằng chứng biến đổi từ vượn người thành người khu ở vực này. Hầu hết nười Đông Nam Á đều bắt nguồn từ chủng Indonesien. Chính đều đó đã tạo nên tính thống nhất cẩu con người và văn hóa Đông Nam Á.
II. Các đặc trưng văn hóa khu vực Đông Nam Á:
Trong suốt tiến trình lịch sử, văn hóa Đông Nam Á đã có nhiều biến đổi sự giao lưu và tiếp biến văn hóa của Đông Nam Á với hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ đã làm nhiều người hoài nghi rằng: có thật sự có một nền văn hóa Đông Nam Á bản địa? Sâu một thời gian nghiên cứu bóc tách yếu tố văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ ra khỏi văn hóa Đông Nam Á, các nhà khoa học đã khẳng định rằng có một nền văn hóa Đông Nam Á được sáng tạo nên từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.
Đặc trưng văn hóa Đông Nam Á được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài do tác động của nhiều yếu tố nhưng về đại thể có thể coi các nhân tố sau đây có vai trò tác động chủ yếu. Thứ nhất tác động của môi trường tự nhiên đặc biệt là môi trường nước đã hình thành văn hóa thực vật và văn hóa ruộng nước đậm chất bản địa. Thứ hai, tác động của hoàn cảnh lao động sản xuất. Trong quá trình chinh phục các châu thổ, đắp đê điều tiết nước để sản xuất và hợp lực phòng chống lũ người Đông Nam Á cần tới sức mạnh cộng đồng hình thành nên các tổ chức làng có tính cộng đồng và tính tự trị cao. Đó là văn hóa làng nước và theo đó là sự hình thành hằng số văn hóa mẹ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top