tctuvan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
VAI TRÒ CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN THẠCH THÀNH TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
(1946-1954)
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) kết thúc thắng lợi, là một trong những chiến công hiển hách và vĩ đại của dân tộc Viêt Nam bảo vệ độc lập, tự do, chủ quyền của dân tộc. Thắng lợi đó là một thắng lợi của tinh thần đoàn kết, sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thắng lợi này một lần nữa chứng minh truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc của ông cha ta, đó là truyền thống tốt đẹp lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, là một thắng lợi vĩ đại, một điểm sáng chói lọi không bao giờ tắ của trang lịch sử dân tộc. Để đổi lại thắng lợi này, dân tộc ta đã chịu nhiều đau thương mất mát, nhiều người đã ngã suống cống hiến tuổi thanh xuân, lòng nhiệt huyết của mình cho đất nước, nhiều người mẹ, người vợ đã rời xa người con, người chồng của mình. Họ đã hi sinh hạnh phúc nhỏ bé của mình, cho một hạnh phúc lớn hơn đó là hạnh phúc của tổ quốc là độc lập, tự do, chủ quyền dân tộc.
Để có được thắng lợi này chúng ta không chỉ có tinh thần đoàn kết dân tộc, một sự chỉ đạo tài tình, sáng suốt của đảng, mà chúng ta có cả một hậu phương vững chắc đảm bảo cho thắng lợi của tuyền tuyến. Trong cuộc kháng chiến này hậu phương đã cung cấp cho tuyền tuyến sức người, sức của đảm bảo yêu cầu cho thắng lợi, đòi hỏi của cuộc kháng chiến. Từ hậu phương biết bao con người đã ra đI, với hàng trăm tấn lương thực hàng hoá cung cấp cho tuyền tuyến. Hoà cùng âm hưởng đó Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành nói riêng và các địa phương khác nói chung đã làm hết sức mình đap ứng nhu cầu của tuyền tuyến, thể hiện là hậu phương vững chắc trong cuộc kháng chiến thần thánh này.
Thạch Thành là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc của tỉnh Thanh Hoá. Phía bắc-tây bắc giáp huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) phía tây và tây bắc giáp huyện Cẩm Thuỷ và huyện Bá Thước, đông bắc giáp Nho Quan ( Ninh Bình), phía nam giáp huyện vĩnh Lộc. Với vị thế này tạo cho Thạch Thành có khá nhiều thuận lợi là vù căn cứ địa trong thời chiến và là điểm giao lưu trong thời bình. Nhận thức rõ vị trí thuận lợi đó Đảng bộ và nhân dânThạch Thành làm hết sức mình chi viện cho tuyền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nghiên cứu đề tài “vai trò của Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” có một ý nghĩa thực tiễn và khoa học sâu sắc.
Giúp chúng ta hiểu được tinh thần đoàn kết, không khí hào hứng, tất cả vì độc lập, tự do của tổ quốc trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Qua đó giúp mọi người hiểu rõ hơn nữa vai trò của nhân dân Thạch Thành trong cuộc kháng chiến thần kỳ này. Đồng thời, làm sáng tỏ truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta.
Trong thời đại ngày nay khi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quốc tế hoá đang diễn ra nhanh chóng, những chứng tích lịch sử đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Nghiên cứu đề tài này vừa góp phần làm sống lại một thời kỳ lịch sử hào hùng, vùa nhằm giáo dục thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước về truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc kiên cường bất khuất của ông cha ta.
Nghiên cứu đề tài này góp phần cung cấp tư liệu chính, Đáp ứng nhu cầu những ai muốn tìm hiểu về lịch sử Thạch Thành. Mặt khác, là tài liệu để giáo dục nhân dân trong huyện về tình yêu, lòng tự hào đối với quê hương, từ đó có trách nhiệm học tập, lao động góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Đồng thời, nghiên cứu đề tài này góp phần bổ sung nguồn tư liệu cho các trường phổ thông trong quá trình giảng dạy lịch sử địa phương. Giúp các em hiểu rõ hơn về lịch sử của huyện nhà giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho các em.
Với những lý do trên chúng tui mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài “ vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Nghiên cứu, tìm hiểu lịc sử địa phương đang là đề tài lớn thu hút được rất nhiều người. Và nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử huyện Thạch Thành đã thu hút được nhiều tác giả có tên tuổi, đặc biệt đối với một huyện có truyền thống lich sử như Thạch Thành thì vấn đề nghiên cứu về lịch sử của huyện càng được đẩ mạnh.
Cho tới nay, đã có nhiều công trình, tác phẩp lớn nghiên cứu về lịch sử của huyện. Xong phần lớn các công trình này chỉ đề cập đến một phần, một khía cạnh nhỏ của vấn đề. Như tác phẩm “Dư địa chí Thạch Thành” – Nxb thông tin Hà Nội [2004] chỉ đề cập sơ lược đến vấn đề này, chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này. Hay tác phẩm “Thạch Thành một chặng đường cách mạng”[1996] chỉ đề cập về tinh thần cách mạng của Thach Thành giai đoạn 1945-1975, chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu giai đoạn chống Pháp một cách cụ thể. hay tác phẩm “ lịch sử Đảng bộ huyện Thạch Thành” [1996] chủ yếu đề cập đến quá trình ra đời hoạt động trong một giai đoạn dài chưa đi sâu vào một giai đoạn cụ thể nào. Hàng loạt các tác phẩm “ lịch sử Thanh Hoá tâp 1+2” –Nxb Hà Nội, tác phẩm “ danh sĩ Thạch Thành” – Nxb Thạch Thành [1995], lịch sử biên niên tâp1… tất cả chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ hay sơ lược về vấn đề.
Nói chung, các tác phẩm viết về lịch sử Thạch Thành do chua có điều kiện để khai thác sâu rộng vấn đề. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này chúng tui nhằm đi sâu hơn nữa để thấy rõ hơn vai trò và đảng bộ và nhân dân Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1946- 1954.
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và đóng góp của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954.)
Phạm vi nghiên cứu.
Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954).
Mục đích nghiên cứu.
Nhằm đi sâu tìm hiểu vai trò của đảng bộ và nhân dân Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trên cơ sở đó vừa làm sống dậy tinh thần đấu tranh kiên cướng bất khuất của Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành nói riêng và nhân dân các địa phương khác nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954).
Đóng góp của đề tài.
Qua việc đi sâu tìm hiểu đề tài này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về vai trò của Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), bổ sung thêm vào nguồn tư liệu cho những ai muốn tìm hiểu lịch sử Thạch Thành.
Tạo nguồn tài liệu phong phú cho quá trình giáo dục đối với nhân dân, giảng dạy học sinh ở các trường phổ thông. Từ đó giáo dục tinh thần lao động, học tập phấn đấu xây dựng Thạch Thành thành huyện giàu mạnh
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
Nguồn tư liệu

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa và du lịch lịch sử tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh Địa lý & Du lịch 0
T Phát triển kỹ năng sử dụng sách giáo khoa Lịch sử cho học sinh huyện Lý Nhân - tỉnh Hà Nam (vận dụng Luận văn Sư phạm 0
B Rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết cho học sinh huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam trong dạy học Lịch sử thế Luận văn Sư phạm 0
T Tổ chức hoạt động học tập môn Lịch sử cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông ở huyện Phúc Thọ Luận văn Sư phạm 0
T SKKN: SƯU TẦM, BIÊN TẬP CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ: ĐÌNH, CHÙA, LĂNG MỘ, NHÀ THỜ, DANH THẮNG HUYỆN THANH CH Luận văn Sư phạm 0
B Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa phục vụ cho phát triển du lịch văn hóa ở huyện Duy Tiên, tỉnh H Tài liệu chưa phân loại 0
D Tìm hiểu giá trị lịch sử văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
F Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa ở huyện Đông Triều - Quảng Ninh phục vụ cho phát triển du lịch Tài liệu chưa phân loại 0
N Nghiên cứu sức hấp dẫn của các di tích lịch sử văn hóa tại thành phố Nam Định và các huyện lân cận v Tài liệu chưa phân loại 0
D Nghiên cứu hệ thống treo bán tích cực sử dụng trên ô tô du lịch Khoa học kỹ thuật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top