Link tải miễn phí Luận văn: Nhận thức về sức khỏe sinh sản của học sinh (Nghiên cứu trường hợp Quận Hoàng Mai, Hà Nội) : Luận văn ThS. Xã hội học: 60 31 30
Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, tình hình về sức khỏe sinh sản (SKSS) vị thành niên quận Hoàng Mai, Hà Nội. Phân tích thực trạng nhận thức về SKSS của hai nhóm học sinh trung học phổ thông (THPT) lớp 10 và 12 ở quận Hoàng Mai. So sánh nhận thức của tiểu nhóm học sinh trên, giữa nam và nữ về SKSS. Phân tích những đặc thù của từng nhóm học sinh tác động lên nhận thức của họ về SKSS như: nguồn gốc xã hội, học vấn, nghề nghiệp, cơ chế tiếp cận về SKSS, giới tính, tuổi, vị trí nơi ở…Giới thiệu mức độ nhận biết thông tin chung về những nội dung của SKSS của học sinh THPT quận Hoàng Mai như: “chương trình làm mẹ an toàn”; giáo dục về “quan hệ tình dục an toàn”; nhận biết về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Đi sâu nghiên cứu về kiến thức, hiểu biết, tâm thế hành vi và xu hướng biến đổi nhận thức về SKSS của học sinh THPT quận Hoàng Mai. Kiến nghị một số biện pháp như: giáo dục trong nhà trường, giáo dục trong gia đình, trong các hoạt động đoàn thể, giáo dục qua các phương tiện truyền thông và phối hợp các lực lượng nhằm nâng cao nhận thức về SKSS
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học quốc gia Hà Nội, 2008
MỤC LỤC....................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN………..5
Phần I. MỞ ĐẦU............................................................................................6
1. Lí do chọn đề tài…....................................................................................... 6
2. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................ 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................10
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.............................................................10
5. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 11
6. Mẫu nghiên cứu........................................................................................... 11
7. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................13
8. Giả thuyết và khung lí thuyết....................................................................... 14
Phần II. NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI…………15
1.1. Cơ sở phương pháp luận...........................................................................15
1.2. Các lí thuyết xã hội học chuyên biệt.........................................................16
1.3. Tình hình về SKSS của VTN quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội..... ....25
1.4. Một số khái niệm công cụ.........................................................................27
1.5. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu............................................................. 36
CHƯƠNG 2: MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THÔNG TIN CHUNG VỀ SKSS
CỦA HỌC SINH THPT QUẬN HOÀNG MAI..............................................45
2.1. Những đặc điểm cơ bản về các đối tượng nghiên cứu..............................45
2.2. Đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi VTN....................................................45
2.3. Những nhận biết cơ bản của học sinh THPT quận Hoàng Mai về chính
sự phát triển sinh lí của bản thân....................................................................52
2.4. Nhận biết về các nội dung của SKSS....................................................... 55
CHƯƠNG 3: KIẾN THỨC, HIỂU BIẾT, TÂM THẾ HÀNH VI VÀ XU
HƯỚNG BIẾN ĐỐI NHẬN THỨC VỀ SKSS CỦA HỌC SINH THPT QUẬN
HOÀNG MAI..................................................................................................67
3.1. Quan điểm của các em về những mục đích của tình dục trong thời gian học
THPT................................................................................................................ 67
3.2. Hiểu biết và tâm thế hành vi của học sinh THPT quận Hoàng Mai về hậu
quả khi quan hệ tình dục ở lứa tuổi VTN.........................................................71
3.3. Hiểu biết và tâm thế hành vi của học sinh THPT quận Hoàng Mai về một số
tình huống “có vấn đề”....................................................................................73
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................... 91
Một số khuyến nghị chung............................................................................... 93
Giáo dục trong nhà trường.............................................................................. 94
Giáo dục trong gia đình...................................................................................96
Giáo dục trong các hoạt động đoàn thể...........................................................98
Giáo dục qua các phương tiện truyền thông....................................................99
Phối hợp các lực lượng...................................................................................100
Một số khuyến nghị về biện pháp nâng cao nhận thức về SKSS.....................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................102
Phần I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử đƣơng đại, nhất là trong gần nửa thế kỷ qua cho thấy rằng, vấn đề
dân số không còn là điều quan tâm của một dân tộc, một quốc gia, một khu vực mà
nó đã trở thành vấn đề toàn cầu. Chƣơng trình dân số thế giới đƣợc triển khai với
sự tham gia của hầu hết các quốc gia và đã phát triển không ngừng cả về số lƣợng
lẫn chất lƣợng. Kết quả ấy đƣợc thể hiện bằng những mốc quan trọng tại các hội
nghị quốc tế về dân số qua các thời kỳ, trong đó nổi bật là Hội nghị quốc tế về dân
số và phát triển tổ chức tại Cairo (Ai Cập) năm 1994.
Đối mặt với vấn đề dân số và phát triển, Việt Nam là một trong những quốc
gia sớm nhận thức đƣợc mối quan hệ chặt chẽ giữa hai lĩnh vực này. Từ đầu những
năm 60 của thế kỷ trƣớc, Nhà nƣớc đã ban hành một số chủ trƣơng và chính sách
về dân số. Qua gần 50 năm triển khai thực hiện, chƣơng trình dân số Việt Nam đã
đạt đƣợc những kết quả rất khả quan.
Mặc dù vậy, kết quả đạt đƣợc chƣa ổn định, dân số vẫn tiếp tục gia tăng theo
mộtnhịp độ không mong muốn, chất lƣợng dân số và cuộc sống chậm đƣợc cải
thiện. Nổi bật lên là tình trạng đẻ dày và đẻ nhiều. Đặc biệt là ở các vùng sâu vùng
xa, tình trạng đẻ nhiều còn phổ biến. Thêm vào đó là tình trạng phá thai không an
toàn. Các bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục có xu hƣớng gia tăng kể cả
HIV/AIDS... Vấn đề dân số ở Việt Nam đƣợc đặt ra ở cả hai phƣơng diện lƣợng và
chất. Trong những năm gần đây, bên cạnh các chỉ số tăng trƣởng đề đặn và tích
cực của nền kinh tế đang chuyển đổi, chúng ta còn thấy rõ những tác động tiêu cực
về mặt xã hội nhƣ những ảnh hƣởng không chọn lọc của văn hoá ngoại lai, là sự
phân hoá xã hội và sự thay đổi những giá trị tốt đẹp của văn hoá truyền thống Việt
Nam. Chẳng hạn, tình trạng li hôn (nhất là ở các cặp vợ chồng trẻ) ngày càng gia
tăng, trong khi đó kết hôn sớm còn tồn tại ở một số địa phƣơng. Hiện tƣợng quan
hệ tình dục trƣớc hôn nhân, mang thai sinh đẻ và nạo phá thai trong lứa tuổi VTN
có xu hƣớng gia tăng.
Theo quan điểm mới về dân số và phát triển của Hội nghị quốc tế Cairo
(1994), muốn duy trì đƣợc xu thế giảm sinh vững chắc thì không thể chỉ tập trung
giải quyết vấn đề quy mô dân số nhƣ trƣớc, mà cũng cần giải quyết đồng bộ
các vấn đề về chất lƣợng dân số, cơ cấu dân số và phân bổ dân cƣ theo định hƣớng
dân số - sức khoẻ sinh sản phục vụ phát triển.
Trong số các nội dung nêu trên, giáo dục dân số cho giới trẻ nói chung và cho
lứa tuổi VTN nói riêng là một nội dung quan trọng cần đƣợc đẩy mạnh. Lớp trẻ cần
đƣợc trang bị những tri thức cơ bản về dân số và phát triển. Nếu đƣợc trang bị đầy
đủ kiến thức về sức khoẻ sinh sản, họ sẽ tránh đƣợc những sai lầm trong quan hệ
tình dục. Đồng thời, họ sẽ có cơ hội tốt hơn để ổn định sức khoẻ và phát triển toàn
diện. Muốn có đƣợc một chƣơng trình giáo dục SKSS phù hợp, điều quan trọng
đầu tiên là phải nắm bắt đƣợc nhận thức của từng đối tƣợng dân cƣ về vấn đề này.
Trong trƣờng hợp này, HS THPT không hề là một ngoại lệ.
Theo Điều tra biến động dân số - KHHGĐ năm 20071, nƣớc ta có 19,4 triệu
ngƣời ở độ tuổi 15 đến 24. Nếu tính từ 10 đến 19 tuổi, thì con số cũng lên đến
20,89 triệu ngƣời. Dự báo đến năm 2010 lực lƣợng này còn tiếp tục tăng. Đây là
độ tuổi chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ và tuổi trƣởng thành, là độ tuổi mà ở đó VTN
phát triển rất nhanh về thể chất, thể lực; thoát dần khỏi phạm vi gia đình để hội
nhập vào tập thể, tham gia các hoạt động nhiều mặt để rèn luyện, trƣởng thành.
Đây là một lực lƣợng dân số tiềm năng cho sự phát triển KT-XH của đất nƣớc khi
bƣớc vào thiên niên kỷ mới. Do đời sống kinh tế đƣợc nâng cao và sự tác động của
nhiều yếu tố văn hoá xã hội, VTN nƣớc ta cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới bƣớc
vào tuổi dậy thì sớm, sớm đi vào yêu đƣơng và sớm có hoạt động tình dục so với
trƣớc. Do đó, việc cung cấp cho thế hệ trẻ những kiến thức toàn diện về sức khoẻ
sinh sản để họ có thể hiểu, định hƣớng và có hành vi phù hợp, có trách nhiệm là
một đòi hỏi hết sức cần thiết và bức xúc.
Trƣớc thực tế cấp bách đó, Chính phủ ta đã đề ra “Chiến lƣợc quốc gia về
chăm sóc sức khoẻ sinh sản 2001-2010” với mục tiêu: Đảm bảo đến năm 2010,
tình trạng sức khoẻ sinh sản Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể khoảng cách giữa
các vùng và các đối tượng sẽ được thu hẹp bằng việc đáp ứng tốt hơn các nhu cầu
đa dạng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản phù hợp với điều kiện của các địa phương,
đặc biệt quan tâm tới những vùng, đối tượng khó khăn trong đó cải thiện sức khoẻ
sinh sản VTN và thanh niên- thế hệ tương lai của đất nước là một mục tiêu cụ thể
rất cần được chú trọng; Chiến lƣợc quốc gia về chăm sóc sức khoẻ VTN giai đoạn
2001-2010 đƣợc Chính phủ phê duyệt là căn cứ quan trọng để đƣa ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả các hoạt động nhằm nâng cao SKSS cho VTN với các quan
điểm: 1. Đầu tƣ cho sức khoẻ nói chung và SKSS cũng là đầu tƣ cho phát triển; 2.
Bảo đảm sự công bằng, làm cho mọi ngƣời đều đƣợc tiếp cận với các thông tin và
dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ có chất lƣợng, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã
hội, đặc biệt chú ý các đối tƣợng bị thiệt thòi, ngƣời nghèo, ngƣời có công với
nƣớc, miền núi, các vùng sâu, vùng xa và vùng có nguy cơ cao về môi trƣờng;
3.Thực hiện bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS, tăng cƣờng vai trò của phụ nữ
trong quá trình ra quyết định về các vấn đề liên quan đến chăm sóc SKSS, đề cao
vai trò và trách nhiệm của nam giới trong việc chia sẻ với phụ nữ thực hiện
KHHGĐ và chăm sóc SKSS; 4. Dự phòng tích cực và chủ động trong mọi khâu
của chăm sóc SKSS; 5. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc trong
chăm sóc SKSS; 6. Chăm sóc SKSS là sự nghiệp chung của toàn xã hội, là trách
nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, của các cấp uỷ Đảng, chính
quyền cũng nhƣ của các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và nghề nghiệp.
Các quan điểm này mang tính toàn diện, với cách tiếp cận khoa học, phù hợp
với điều kiện của Việt Nam và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Đây là căn cứ
quan trọng để xây dựng mục tiêu, phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động chăm sóc SKSS VTN.
Đồng thời, Đảng và Nhà nƣớc đã có một số chủ trƣơng, chính sách liên quan
đến lứa tuổi VTN nhƣ: Luật hôn nhân và gia đình (Quốc hội thông qua vào tháng
12/1996), Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, phê chuẩn và cam kết thực
hiện Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, hay ban hành Pháp lệnh dân số năm
2003. Những hành động đó đã thể hiện rõ tầm quan trọng của vấn đề sức khỏe dân
số nói chung và SKSS nói riêng. Đồng thời, chăm sóc sức khoẻ sinh sản đƣợc coi
là một quyền cơ bản: “ Mọi công dân đều có quyền được cung cấp thông tin và
dịch vụ dân số có chất lượng, thuận tiện, an toàn và được giữ bí mật theo quy định
của pháp luật...”, “ Mọi công dân có quyền được lựa chọn các biện pháp chăm
sóc SKSS/ KHHGĐ”. Chƣơng trình hành động quốc gia vì trẻ em - Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã nghiên cứu xây dựng giáo trình về tổ chức giáo dục giới tính trong
trƣờng học. Bộ Y tế, Uỷ ban Quốc gia Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (gần đây có
tên gọi là UBDS GĐ&TE) đã đề ra nội dung về sức khoẻ sinh sản (SKSS) VTN
nhƣ một hoạt động quan trọng hàng năm trong toàn ngành. Các đoàn thể quần
chúng nhƣ Hội LHPN, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên đã quan tâm tổ chức
nhiều hoạt động nâng cao nhận thức cho các hội viên, đoàn viên về vấn đề SKSS
VTN. Trong các giải pháp cần thực hiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu của Chiến lược
quốc gia phòng chống HIV/ AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và Tầm nhìn 2020
(đƣợc Chính phủ ta thông qua tháng 03/2004) gồm có: chống phân biệt, kỳ thị;
đảm bảo sự cam kết về mặt chính sách đối với vấn đề bình đẳng giới…Đặc biệt từ
tháng 1/2004 bắt đầu chƣơng trình sáng kiến SKSS cho thanh thiếu niên ở Việt
Nam (RHIYA VN) chú trọng đến vấn đề bình đẳng giới trong các hoạt động cung
cấp dịch vụ và giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên. Chƣơng trình này triển khai
với hai hoạt động chính: 1/ tuyên truyền, vận động, truyền thông, thay đổi hành vi
về SKSS và tình dục; 2/ cải thiện chất lƣợng cung cấp dịch vụ và thay đổi hành vi
tiếp cận và sử dụng dịch vụ trong thanh thiếu niên.
Vấn đề sức khoẻ VTN là một vấn đề khá mới mẻ, khó và phức tạp: nói đến
các chức năng kinh tế, văn hoá, xã hội và đạo đức, lối sống. Do vậy, về tổng thể,
có thể khẳng định rằng: hiệu quả của các hoạt động vì SKSS VTN trong thời gian
qua hiệu quả còn khá hạn chế. Vì nhiều lí do, nhất là chƣa có những công trình
nghiên cứu toàn diện và đầy đủ, cũng nhƣ chƣa có một hệ thống số liệu, hay kết
quả điều tra tin cậy phản ánh tổng thể về tình hình SKSS VTN nên chúng ta chƣa
có đƣợc chính sách toàn diện về vấn đề này.
Cho đến nay, chƣa có một công trình nào tập trung nghiên cứu về vấn đề
SKSS cho độ tuổi HS và trên thực tế nội dung này cũng chƣa đƣợc đƣa vào giảng
dạy ở những năm cuối bậc THCS và THPT.
Hơn ai hết, VTN rất cần hiểu biết và có kiến thức về sức khoẻ sinh sản. Chỉ
trong điều kiện hiểu biết đầy đủ thì các em mới có hành vi đúng để chủ động bảo
vệ sức khoẻ sinh sản cho chính bản thân các em hôm nay và chuẩn bị hành trang
cho cuộc sống ngày mai; Xuất phát từ thực tế đó, để có đƣợc những thông tin về
thực trạng nhận thức của một nhóm VTN về SKSS là những ngƣời chủ yếu ngồi
trên ghế nhà trƣờng THPT trên địa bàn quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội,
chúng tui đã chọn đề tài nghiên cứu "Nhận thức về sức khoẻ sinh sản của học
sinh” [Nghiên cứu trường hợp quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội]". Sự lựa
chọn này phù hợp với những vấn đề đặt ra trong chiến lƣợc dân số của đất nƣớc,
cũng nhƣ của quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2001-2010 với
mục tiêu tiếp tục phấn đấu giảm tỉ lệ sinh, tiến tới ổn định quy ƣớc dân số, đồng
thời chú trọng đến cấu trúc, phân bố dân cƣ và nâng cao chất lƣợng dân số.
2. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
2.1. Ý nghĩa lí luận.
Góp phần bổ sung cho những nghiên cứu về SKSS của học sinh ở Hà Nội nói
riêng và Việt Nam nói chung, trên cơ sở vận dụng những phƣơng pháp nghiên cứu
định lƣợng và định tính.
Vận dụng các lí thuyết XHH Đại cƣơng, XHH Gia đình, XHH Y tế, XHH
Giới và phát triển, cũng nhƣ kiến thức tâm lí học, lôgic về quá trình và quy luật
nhận thức.
Đề tài nghiên cứu nhằm mô tả và phân tích, đánh giá thực trạng SKSS của
học sinh để tìm ra mối liên quan giữa độ tuổi, trình độ học vấn, quan niệm về tình
dục… với sự nhận thức về SKSS.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu tìm hiểu thái độ của học sinh THPT ở quận Hoàng Mai, qua đó
bổ sung thêm một phần hiểu biết về thực trạng nhận thức đối với vấn đề SKSS.
Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp để tuyên truyền, giáo dục và định hƣớng cho
học sinh nhận thức tốt hơn về SKSS.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
* Miêu tả thực trạng nhận thức về SKSS của học sinh tại quận Hoàng Mai;
* Đo lƣờng và đánh giá nhận thức về SKSS của học sinh quận Hoàng Mai;
* Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về SKSS của học sinh
THPT ở quận Hoàng Mai trên cơ sở phân tích những nguyên nhân tác động đến
nhận thức của nhóm tác nhân này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Ngoài những nhiệm vụ hiển nhiên nhƣ xây dựng bảng hỏi, tập hợp và xử lí
dữ liệu, đề tài cần hoàn thành các nhiệm vụ nội dung cụ thể sau:
* Phân tích thực trạng nhận thức về SKSS của hai nhóm học sinh THPT lớp
10 và 12 ở quận Hoàng Mai;
* So sánh nhận thức của tiểu nhóm học sinh trên, giữa nam và nữ về SKSS;
* Phân tích những đặc thù của từng nhóm học sinh tác động lên nhận thức
của họ về SKSS (nguồn gốc XH: nguồn gốc nông thôn lên đô thị (thế hệ bố mẹ lên
đô thị), học vấn (chọn năm đầu và năm cuối xem có gì khác nhau trong nhận thức
hay không?), nghề nghiệp (công nhân, nông dân, làm nghề tự do, buôn bán, viên
chức nhà nƣớc), cơ chế tiếp cận về SKSS, giới tính, tuổi, vị trí nơi ở (ở gần hay xa
những nơi nhạy cảm?)
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức về SKSS của học sinh THPT
4.2. Khách thể nghiên cứu
* Nhóm học sinh lớp 12 và lớp 10 của 2 trƣờng;
* Nhóm nhà trƣờng gồm các nhà quản lí học sinh;
* Nhóm cha mẹ học sinh.
5. Phạm vi nghiên cứu
* Đánh giá thực trạng nhận thức của học sinh THPT;
* Đánh giá cơ chế tiếp cận và thay đổi nhận thức về SKSS để tìm ra những
giải pháp giáo dục nhận thức cho nhóm tác nhân là học sinh THPT quận mới
Hoàng Mai.
* Phạm vị thời gian: Từ tháng 5/2007 đến 11/2008.
* Phạm vi không gian: quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
6. Mẫu nghiên cứu
6.1. Cách chọn mẫu
+ Phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống đƣợc sử dụng cho nghiên cứu
này, với kết quả cụ thể nhƣ sau:
- Hai trƣờng đƣợc lựa chọn là THPT Hoàng Văn Thụ, THPT Trƣơng Định
- Học sinh, thay mặt nhà trƣờng, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy giáo
dục công dân, tổ chức đoàn thể, gia đình.
+ Ngẫu nhiên, hệ thống: xác định danh sách học sinh (lớp 10, 12);
sinh lớp 10 cho rằng, thủ dâm là biểu hiện phát triển bình thƣờng theo tâm lí lứa
tuổi, trong khi đó tỉ lệ này ở khối lớp 12 là 34,5%.
Sự khác biệt giữa hai giới trong quan điểm về thủ dâm là không đáng kể.
Theo kết quả điều tra, 40,1% nam học sinh cho rằng, thủ dâm thể hiện sự phát
triển tâm sinh lí bình thƣờng của lứa tuổi VTN, trong khi đó cũng đến 39,7% nữ
chia sẻ quan điểm này.
Trên đây là một số tình huống có vấn đề mà chúng tui lựa chọn theo một số
nội dung của SKSS. Trong thực tế, để hiểu chính xác nhận thức của một cá thể hay
một tập thể, phƣơng tiện tốt nhất là phải quan sát hành vi. Tuy nhiên, đề tài nghiên
cứu này chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu nhận thức của học sinh THPT quận Hoàng
Mai về SKSS. Do vậy, chúng tui không có tham vọng liệt kê quá nhiều tình huống
có vấn đề liên quan đến sáu nội dung của SKSS, vì nhƣ thế thì đề tài sẽ trở nên “vô
tận” hay không có hồi kết. Từ suy nghĩ đó, một số tình huống có vấn đề tiêu biểu
đã đƣợc lựa chọn. Đặc điểm tiêu biểu ở đây là gì? Có rất nhiều đặc điểm của một
tình huống tiêu biểu: những hiểu biết tƣởng rằng “thông thƣờng” có thể gây cho
các em học sinh những lẫn lộn; những tình huống buộc các em phải đƣa ra quan
điểm hay những lựa chọn gần giống nhau trên cơ sở nhiều giải pháp gợi ý cho các
em lựa chọn...Nếu sự lựa chọn của các em đúng, thì cơ hội và xác suất hành vi
đúng1.
3.3.3. Xu hướng biến đổi nhận thức về SKSS của học sinh THPT quận
Hoàng Mai
Thực ra, khi có kết kết quả đo đáng tin cậy về thực trạng nhận thức về
SKSS, thì chúng ta cũng đã có cơ sở khá vững chắc để kết luận về xu hƣớng biến
đổi hành vi của đối tƣợng đƣợc điều tra. Nhƣng để có cơ sở can thiệp một cách cụ
thể, chúng tui vẫn tìm hiểu xu hƣớng biến đổi hành vi của đối tƣợng học sinh này
bằng cách xem xét các phƣơng tiện xã hội hóa nào phù hợp với các em. Khi muốn
dẫn dắt những học sinh ở lứa tuổi VTN này đi theo đúng với những chuẩn mực xã
hội, nghĩa là đúng với những quan niệm và hành vi về SKSS mà xã hội không lên
án, chúng ta cần tìm hiểu xem các em mong gì ở “nhóm ngƣời lớn”, hình thức nào,
kênh nào, cơ chế nào để các em có thể cải thiện hiểu biết của mình về SKSS.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: Thực trạng về sức khỏe sinh sản của trẻ hiện nay hiện nay., kết quả nghiên cứu thực trạng và biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên, de tai ve suc khoe sinh san vtn, THỰC TRẠNG NHU CẦU CHĂM SÓC GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA HỌC SINH THPT TẠI TRƯỜNG THPT TRƯƠNG ĐỊNH- HOÀNG MAI- HÀ NỘI, quan điểm của học sinh thpt về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, bài nghiên cứu về thực trạng sức khỏe sinh sản, nghiên cứu y học về độ tuổi sinh sản, đề tài về sức khỏe sinh sản ở sinh viên y dược, đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên trong nhà trường, liệt kê ít nhất 20 nội dung về chăm sóc sức khỏe sinh sản cần được cung cấp cho trẻ ở tuổi dậy thì, nhân thức về sức khỏe là gì nghiên cứu khoa học, khuyến nghị về sức khỏe sinh sản vị thành niên, Nghiên cứu quan niệm, hành vi tình dục và sức khỏe sinh sản ở vị thành niên, Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên, nang cao nhan thuc ve gioi tinh cho hoc sinh lop 5, Tac dong cua giao duc gioi tinh den nhan thuc và hanh vi cua hoc sinh, ý nghĩa của việc nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản cho học sinh, hệ thống câu hỏi khảo sát nhận thức về giới tính và sức khỏe sinh sản, nhận thức của học sinh THPT về sức khoẻ sinh sản, phân tích sự cần thiết của việc nghiên cứu Nhận thức về vấn đề rèn luyện sức khỏe của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, chính sách của đảng và nhà nước về sức khỏe sinh sản vị thành niên, các đề tài nghiên cứu về sức khỏe độ tuổi sinh sản, thực trạng hiểu biết về skss Nữ sinh độ tuổi 18-22, các bài nghiên cứu về sức khỏe sinh sản, nghiên cứu khoa học về sức khoẻ sinh sản của sinh viên
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa Khoa học Tự nhiên 0
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI GIẢNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MÔN ĐỊA LÍ 12 Luận văn Sư phạm 0
D Nhận thức của người dân về sử dụng túi nilon Văn hóa, Xã hội 0
D Nhận thức và thái độ của sinh viên hiện nay về đồng tính (qua khảo sát sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền) Y dược 1
D Nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Đại học Quy Nhơn Y dược 0
K Phân tích nhận thức về các phương tiện tiến công đường không và tác động của các thành tựu khoa học Khoa học Tự nhiên 2
I Truyền thông marketing nhằm thay đổi nhận thức của khách hàng về thương hiệu Hải Hà – Kotobuki Luận văn Kinh tế 0
C Thực trạng nhận thức về nhãn hiệu trong các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nhận thức chung về thương hiệu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top