Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu, làm rõ một số khái niệm công cụ cơ bản (lao động, việc làm, tái định cư). Trình bày khái quát qúa trình hình thành và phát triển Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, đi sâu phân tích thực trạng lao động – việc làm và làm rõ thực trạng đời sống kinh tế - xã hội của người dân sau tái định cư ở khu vực này. Đề xuất một số giải pháp cơ bản về lao động – việc làm bao gồm: tập trung đào tạo nghề để chuyển đổi việc làm cho người dân sau tái định cư; phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động sau tái định cư; tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm; xây dựng đồng bộ các chính sách, cơ chế hỗ trợ người dân sau tái định cư nhằm ổn định đời sống cho họ giai đoạn 2010 – 2015
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta trãi qua hơn 20 năm đổi mới, sự chuyển đổi từ cơ chế kế
hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đã và đang từng bước phát triển toàn diện. Đặc biệt, từ khi Việt
Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO); nền kinh tế ngày càng
chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới . Đây là cơ hội cho những đối
tác ở nước ngoài hợp tác đầu tư vào Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu giải
phớng mặt bằng cho sự phát triển các khu công nghiệp thì vấn đề di dân và
tái định cư, đặc biệt về lao động - việc làm của người dân sau tái định cư là
vấn đề vẫn còn bất cập.
Đây là một trong những vấn đề lớn mà Đảng và Nhà nước luôn quan
tâm, bởi lẽ trong quá trình chủ động hội nhập với nền kinh tế quốc tế, kinh
tế khu vực, có nhiều địa phương đã và đang chuyển giao ruộng đất cho các
khu công nghiệp, các khu kinh tế. Điều này, đã và đang tạo sự chuyển đổi
về cơ cấu kinh tế, về kết cấu hạ tầng và đời sống của nhân dân ở khắp các
vùng, miền trong cả nước, trước hết là các vùng kinh tế trọng điểm và các
vùng nằm trong các khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp... Đồng
thời, với những chuyển biến tích cực đó, đã nãy sinh nhiều vấn đề phức tạp,
trong đó có vấn đề di dân tái định cư và giải quyết việc làm sau tái định cư
tại các khu kinh tế. Khu kinh tế Dung Quất là một trong những khu kinh tế
trọng điểm của miền Trung cũng nằm trong những điều kiện chung đó.
Khu kinh tế Dung Quất nằm trên địa bàn 06 xã: Bình Chánh, Bình
Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải và một phần diện tích
đất của các xã: Bình Hòa, Bình Phước, Bình Phú của huyện Bình Sơn với
tổng diện tích quy hoạch 10.300ha, chiếm trên 22% diện tích toàn huyện;
dân số trong vùng quy hoạch (điều tra đến ngày 30/9/2007) có 55.346
người với 13.853 hộ (chiếm 30,74% so với dân số toàn huyện).
Thực tế quá trình xây dựng và phát triển Khu kinh tế Dung Quất trong
thời gian qua, đã có hơn nghìn hộ dân cư sở tại bị thu hồi đất sản xuất, đất ở
để giải phóng mặt bằng thi công các công trình, các dự án; đó là quá trình
di dân - tái định cư, sau tái định cư đã nảy sinh các nhóm đối tượng khác
nhau: Có nhóm người đời sống khá hơn nơi ở cũ, nhưng cũng có nhóm
người không có việc làm, đời sống khó khăn hơn... Đây là vấn đề cần được
nghiên cứu thấu đáo để có giải pháp thích hợp.
Khu kinh tế Dung Quất (KKTDQ) đang trong giai đoạn tăng tốc đầu tư,
do đó tốc độ thu hồi đất sẽ diễn ra ngày càng nhanh, đặt ra nhiều vấn đề cần
tập trung giải quyết, nhất là vấn đề lao động - việc làm của người dân sau
tái định cư. Xuất phát từ nhu cầu vừa cấp bách vừa chiến lược của vấn đề
giải quyết việc làm cho người dân sau tái định cư ở các vùng kinh tế trọng
điểm, các khu chế xuất, các khu công nghiệp...nói chung, Khu kinh tế Dung
Quất nói riêng, đòi hỏi phải có khảo sát, điều tra, nghiên cứu nhằm giải
quyết vấn đề một cách có căn cứ khoa học. Vì lẽ đó, đề tài “Thực trạng lao
động - việc làm của người dân sau tái định cư” (Nghiên cứu trường hợp
tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi) góp phần làm sáng tỏ thực
trạng lao động - việc làm và đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định đời
sống kinh tế - xã hội cho người dân sau tái định cư.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu “Thực trạng lao động- việc làm của người dân sau tái định
cư” có nhiều cách tiếp cận và vận dụng các lý thuyết xã hội học khác nhau.
Nhưng trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ tập trung phân tích một số
quan điểm của lý thuyết cơ cấu - chức năng, lý thuyết phát triển, các quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta để luận giải, vận dụng vào nghiên cứu đề tài
nhằm tìm hiểu thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư;
những yếu tố tác động đến đời sống của những người sau tái định cư, đặc
biệt là về vấn đề lao động - việc làm của họ sau tái định cư. Trên cơ sở đó,
luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở khoa học cho việc xây dựng hệ thống
phương pháp nghiên cứu về lao động - việc làm của những người dân sau
tái định cư.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng
Ngãi, luận văn sẽ góp phần làm rõ thực trạng về lao động - việc làm của
những người dân sau tái định cư.Từ thực trạng cụ thể đó, luận văn đề xuất
những giải pháp và khuyến nghị có tính khả thi nhằm giải quyết những bất
cập hiện nay, những bức xúc của người dân sau tái định cư trong quá trình
hình thành và phát triển Khu Kinh tế Dung Quất. Đồng thời, có thể vận
dụng đối với quá trình thực hiện di dân - tái định cư của các khu kinh tế,
khu công nghiệp, khu chế xuất khác có điều kiện tương tự.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng lao động - việc làm của những người dân sau tái định
cư, trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
Tìm hiểu những nhân tố tác động đến lao động - việc làm của những hộ
dân tại địa bàn nghiên cứu theo các hướng tích cực và tiêu cực.
Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo cơ hội cho những người lao động có
việc làm, tăng thu nhập để đời sống của người dân sau tái định cư được
bằng hay tốt hơn nơi ở cũ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý thuyết và phương pháp cho việc nghiên cứu về lao
động-việc làm của những người dân sau tái định cư để vận dụng.

- Xây dựng các khái niệm công cụ phục vụ đề tài như: Lao động, việc
làm, tái định cư.
- Khảo sát, điều tra, thu thập, phân tích số liệu có liên quan đến lao
động - việc làm và đời sống kinh tế - xã hội của các hộ thuộc diện di dời và
sau tái định cư (thông qua nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung
Quất, tỉnh Quảng Ngãi).
- Đánh giá thực trạng, phân tích những nguyên nhân và các nhân tố
căn bản tác động đến lao động - việc làm của cư dân tại KKTDQ sau tái
định cư.
- Nghiên cứu chính sách, cơ chế hiện hành đối với người dân sau tái
định cư trong quá trình phát triển Khu kinh tế để có cơ sở đề xuất giải pháp
hữu hiệu.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng lao động - việc làm của
người dân sau tái định cư tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Cộng đồng dân cư phải di dời và tái định cư để xây dựng Khu kinh tế
Dung Quất.
- Các chính sách có liên quan về tái định cư, đời sống kinh tế - xã hội
cũng như về lao động - việc làm của người dân sau tái định cư và thái độ
của cán bộ các cấp có trách nhiệm về lao động - việc làm của người dân sau
tái định cư tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài “Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư”
có phạm vi rất rộng, với nhiều cách tiếp cận, nhiều nội dung và cả thời

gian, không gian nghiên cứu. Trong điều kiện hạn hẹp về thời gian, kinh
phí và tài liệu nên luận văn xin được giớí hạn:
Về thời gian: Nghiên cứu về lao động - việc làm của người dân sau tái
định cư tại KKTDQ từ năm 2000 đến nay, chủ yếu tập trung trong những
năm gần đây.
Về không gian: Địa bàn nghiên cứu về lao động - việc làm của người
dân sau tái định cư tại Khu kinh tế Dung Quất, gồm các xã: Bình Chánh,
Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải thuộc huyện Bình
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định mọi
sự vật và hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến và chúng luôn vận
động, biến đổi, phát triển không ngừng. Tác giả vận dụng các quan điểm
này để làm cơ sở cho việc xem xét, giải thích các sự kiện xã hội trong mối
quan hệ biện chứng và trong quá trình phát triển của lịch sử. Tác giả rút ra
quan điểm toàn diện về lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển để xem xét và
phân tích nội dung nghiên cứu của đề tài.
Trên cơ sở quán triệt phương pháp luận chung đó, đề tài chủ yếu dựa
trên hướng tiếp cận lý thuyết cấu trúc - chức năng, lý thuyết phát triển và sử
dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong quá trình thực hiện
đề tài luận văn.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích số liệu thống kê, các bài viết, công trình trước đây có liên
quan đến đề tài nghiên cứu; tham khảo và phân tích các văn bản luật, các

nghị định của chính phủ, các quyết định của tỉnh có liên quan đến tái định
cư. Ngoài ra, còn thu thập số liệu từ các báo cáo chính thức của cấp xã,
huyện và tỉnh cũng như thu thập tư liệu tại các bộ, ngành có chức năng
quản lý nhà nước liên quan đến việc tái định cư, lao động - việc làm sau tái
định cư.
5.2.2. Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung
Thông tin được thu thập trực tiếp trên địa bàn nghiên cứu thông qua 7
lần thảo luận nhóm tập trung (1 xã thảo luận nhóm tập trung 1 lần và 1 lần
thảo luận với cán bộ quản lý các cấp) và phỏng vấn sâu 24 cá nhân (chủ hộ
gia đình, thay mặt hộ gia đình, cán bộ làm công tác về tái định cư, cán bộ
quản lý xã, huyện, tỉnh) nhằm thu thập các thông tin định tính.
5.2.3. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Hiện tại, có 17 khu tái định cư (xem bảng 2 Tổng hợp tình hình tái định
cư) có 789 hộ dân đã di dời đến nơi ở mới, nhưng do điều kiện khó khăn về
kinh phí cũng như về mặt thời gian nên tác giả chỉ chọn 300 phiếu khảo sát
phân bổ đủ khắp các khu tái định cư tại 6 xã của địa bàn nghiên cứu. Cụ thể
trong bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Bảng tổng hợp các hộ được điều tra
STT Địa bàn khảo sát Hộ điều tra
1 Xã Bình Chánh 39
2 Xã Bình Thạnh 130
3 Xã Bình Đông 28
4 Xã Bình Thuận 45
5 Xã Bình Trị 38
6 Xã Bình Hải 20
Tổng cộng 300
Bảng hỏi được thiết kế sẵn với 22 câu hỏi chứa đựng các nội dung
thông tin cần thu thập phục vụ mục đích nghiên cứu (Xem phụ lục 1).
5.2.4. Xử lý số liệu
Công cụ phân tích và xử lý số liệu là phần mềm SPSS 11.5.
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
6.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Những người dân sau tái định cư thường thiếu việc làm, nhất là nhóm
người không có trình độ chuyên môn.
- Điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng khu tái định cư tác động trực
tiếp đến lao động - viêc làm của người dân sau tái định cư.
- Chính sách, cơ chế về tái định cư chưa đảm bảo cho cuộc sống của
người dân sau tái định cư bằng hay tốt hơn nơi ở cũ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phuonghaopvd

New Member
Re: [Free] Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi)

:worried:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại công ty cơ khí Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác phân công và hiệp tác lao động tại công ty cổ phần MediaMart chi nhánh Hai Bà Trưng Luận văn Kinh tế 1
D Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác tổ chức quản lý, quy trình công nghệ tại Công ty Gang Thép Thái Nguyên Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng quan hệ lao động ở Công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông Luận văn Kinh tế 3
N Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội giai đoạn 200 Luận văn Kinh tế 0
D Lao động và việc làm của thị xã Cẩm Phả: Thực trạng và giải pháp giai đoạn 2006- 2011 Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng về lao động việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thỏi Bỡnh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top