a2pro_pm

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chƣơng 1
BÁO CHÍ INTERNET THÍCH NGHI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG
1. Những khó khăn của báo chí Việt Nam khi chuyển từ cơ chế bao cấp
sang kinh tế thị trƣờng
2. Sự ra đời của báo điện tử đã đánh dấu mốc quan trọng, đồng thời đặt
ra những thách thức khi kinh doanh một loại hình báo chí mới
3. Đặc trƣng của báo Internet
3.1. Tốc độ cập nhật cao
3.2 Chi phí sản xuất thấp
3.3. Khả năng phân cấp các lớp thông tin
3.4. Khả năng multimedia
3.5. Hồi âm của độc giả tiện lợi và nhanh chóng
3.6. Cá nhân hóa thông tin
Tiểu kết
Chƣơng 2
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HẠCH TOÁN KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA
BÁO INTERNET
1. Mục tiêu kinh tế của các tòa soạn
2. Đặc thù của marketing trong thị trƣờng báo chí Internet
3. Quảng cáo trên Internet
3.1. Ƣu điểm và hạn chế của quảng cáo trên Internet
3.2. Một số hình thức quảng cáo trên mạng
3.3. Các phƣơng tiện đo lƣờng trên web
Tiểu kết
Chƣơng 3
NHỮNG ĐÒI HỎI KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN VỀ HẠCH TOÁN DUY TRÌ
TÒA SOẠN BÁO LAO ĐỘNG ĐIỆN TỬ, VNEXPRESS, VDC MEDIA
1. Lao Động điện tử - một trong những tờ báo đầu tiên của Việt Nam lên
mạng Internet và những khó khăn trong hạch toán kinh doanh.
1.1 Đôi nét về Lao Động điện tử
1.2 Những khó khăn trong việc tự cân đối thu chi
1.3 Một số đề xuất
2. Media VDC - website tiên phong trong lĩnh vực multimedia và dịch vụ
gia tăng trên Internet
2.1. Những thế mạnh và hạn chế của Media VDC
2.2. Doanh thu còn nhiều hạn chế
3. Cần tập trung làm nội dung thông tin phong phú
3. VnExpress - tờ báo điện tử đầu tiên và khả năng hạch toán kinh doanh
tốt
3.1. Đôi nét về VnExpress
3.2 Tình hình kinh doanh của VnExpress
3.3 Một số đề xuất
Phần kết luận
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã đi qua giai đoạn kinh tế bao cấp và chuyển sang kinh tế
thị trường. Báo chí cũng nằm chung trong sự phát triển ấy và các tòa soạn
cần tự lập về tài chính… Những tờ báo như Tuổi Trẻ TP HCM, Thanh
Niên, An Ninh Thế Giới, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn… đã rất thành công
với lượng phát hành lớn, đồng thời với những thông tin có tính định hướng,
những tờ báo trên rất có vị thế trong xã hội. Nhưng bên cạnh đó, cũng có
nhiều tờ báo phải đối mặt với nhiều khó khăn để một mặt vừa tuyên truyền
thông tin đúng định hướng của Đảng, Nhà nước, mặt khác, có thể tự hạch
toán chi tiêu. Thậm chí, để tăng lượng phát hành, một số tờ báo đã sa vào
những chuyện giật gân, tình dục, bạo lực… để câu khách.
Trong tình hình đó, năm 1997, Việt Nam chính thức nối mạng Internet
và ra mắt báo điện tử Quê Hương. Liên tiếp sau đó, để phát huy thế mạnh
tuyên truyền đối ngoại và khuếch trương tên tuổi, các tờ báo giấy lớn như
Nhân Dân, Lao Động lần lượt cho ra đời phiên bản điện tử. Việc cấp phép
cho tờ báo điện tử đầu tiên VnExpress đã đánh dấu một loại hình báo chí
mới tại Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã có hơn 3.000 website và 37 báo,
tạp chí điện tử. Số lượng thuê bao Internet đang tăng lên theo cấp số nhân
đôi hàng năm chứng tỏ rằng khoảng 2-3 năm nữa, báo chí Internet sẽ là một
thị trường đầy cạnh tranh. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước rất quan tâm
đến việc phát triển Internet tại Việt Nam. Sau 5 năm thực hiện Nghị định
21/CP về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam, Internet và
báo chí điện tử Việt Nam đã có bước phát triển quan trọng và đang đóng
góp tích cực vào công tác tuyên truyền đối ngoại, giao lưu quốc tế và phát
triển kinh tế - xã hội. Hiện nay Internet đã hình thành mạng lưới cung cấp
dịch vụ 61/61 tỉnh, thành phố với 2.489.562 người sử dụng (bao gồm số
lượng người sử dụng từ các thuê bao quy đổi và Internet cafe).
Chính phủ đã ra Nghị định 55/CP ngày 23/8/2001 thay thế Nghị định
21/CP với phương châm "công tác quản lý Internet phải theo kịp sự phát triển". Ông Hồng Vinh, Chủ tịch Hội Nhà báo, cho biết: "Chúng ta tăng
cường công tác quản lý, tạo điều kiện cho các mạng Internet, các báo điện
tử phát triển theo đúng hướng và nâng cao tính hiệu quả, kinh tế, chính trị,
xã hội đối với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước".
Thực tiễn làm báo điện tử ở Việt Nam còn rất thiếu thốn về cơ sở lý
luận. Chủ yếu là các báo tự mò mẫm, làm tự phát nên đặc điểm của các báo
cũng rất khác nhau, chưa có phong cách riêng của báo chí Internet Việt
Nam. Báo chí Internet là một giải pháp cho việc làm báo đáp ứng được
nhiều loại thông tin cho nhiều tầng lớp độc giả khác nhau. Hơn nữa, với rất
nhiều ưu thế so với báo truyền thống: không bị giới hạn thời gian của việc
phải ra báo, cho phép cập nhật và sửa đổi liên tục, thông tin trên các trang
web luôn được làm mới, báo chí Internet là phương tiện tuyên truyền vô
cùng hiệu quả, nhanh chóng các đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước
tới người Việt Nam tại nước ngoài.
Năm 2003, Phân viện Báo chí tuyên truyền, Học viện chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, đã tuyển sinh khoa báo điện tử, điều này không chỉ
chứng tỏ cho sự tồn tại của loại hình báo chí này mà còn thể hiện sự phát
triển rất mạnh của nó. Trong khi đó, các giáo trình về báo Internet cũng
chưa được hoàn chỉnh, đồng thời cũng rất ít các công trình nghiên cứu về
báo chí Internet. Ngay trên thế giới thì các quy chuẩn hóa văn bản được
đưa lên Internet cũng được thay đổi không ngừng. Việt Nam đang trong
giai đoạn khởi đầu của việc định hình báo chí Internet nên việc kinh doanh
loại hình báo chí này cũng chưa được coi trọng đúng mức. Các phiên bản
điện tử báo viết chỉ chủ yếu quan tâm tới mục tiêu tạo dựng uy tín và tuyên
truyền cho tờ báo viết mà chưa chú trọng tới vấn đề kinh doanh. Còn các
website của các nhà cung cấp dịch vụ Internet thì vẫn đang lúng túng trong
việc xây dựng cấu trúc thông tin và vận hành trang web một cách hiệu quả.
Nền kinh tế của Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường, Đảng và
Nhà nước chủ trương mở cửa hội nhập, điều này có nghĩa chúng ta đang
tham gia một thị trường lớn, trong đó có báo chí. Chính bởi vậy, báo chí
cũng phải tuân thủ theo quy luật của thị trường. Đa số các đơn vị báo chí
khó có thể hoạt động tuyên truyền tốt khi kết quả kinh doanh yếu kém. Báo chí phải tuân theo các quy luật của thị trường có nghĩa tờ báo ấy thông tin
một cách lành mạnh, có lượng độc giả lớn, lượng phát hành, giờ phát sóng
cao chứ không phải là một tờ báo sa vào những chuyện giật gân, câu khách.
Tác giả Philippe Gaillard viết trong cuốn Nghề làm báo: “Một tờ báo là
một doanh nghiệp có chức năng biến sự kiện thành tin tức”. Bởi vậy, báo
chí phương Tây rất đề cao tính kinh doanh trong báo chí, trong khi ở Việt
Nam điều này chưa được chú trọng nhiều.
Hiện nay, hầu hết các tòa soạn báo Internet đều được bao cấp. Một số
báo thu được quảng cáo, nhưng doanh thu không nhiều. Tuy quảng cáo của
các web site rẻ hơn so với báo chí truyền thống nhưng việc bán quảng cáo
của báo Internet cũng gặp một số khó khăn. Chủ yếu là do tâm lý của khách
hàng chưa quen với việc quảng bá sản phẩm trên một loại hình báo chí mới.
Các dịch vụ gia tăng trên báo Internet bước đầu cũng chưa phát huy được
hiệu quả. Gắn với chủ trương phát triển báo chí bằng nội lực, báo chí
Internet cũng phải đối đầu với những vấn đề cân đối thu chi trong tòa soạn.
Công nghệ thông tin hiện nay đã được ứng dụng rộng rãi trong mọi
lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát
triển kinh tế - xã hội. Thương mại điện tử phát triển nhanh chóng thì việc
kinh doanh qua web đã thực sự được quan tâm. Trong điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội hiện nay, khi một loại hình báo chí mới xuất hiện, thì buộc
phải có cách kinh doanh để loại hình báo chí ấy tồn tại. Chính Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “Báo cũng là một ngành kinh tế và một tờ
báo không được đại đa số dân chúng ham chuộng thì không xứng đáng là
một tờ báo”. Bởi vậy, khảo sát và nghiên cứu cách hạch toán kinh
doanh cho loại hình báo chí Internet là cần thiết.
Ngày nay, không tờ báo nào của Việt Nam không phải tính đến khả
năng tự cân đối thu chi của nó và sự tính toán đó không phải bằng sự mong
muốn, duy ý chí mà phải dựa trên những kiến thức cụ thể về thị trường báo
chí, tuân theo những quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Qua
các khảo sát và phỏng vấn trong quá trình nghiên cứu, chúng tui đã gặp hầu
hết những người làm báo điện tử và họ đều quan tâm đến việc làm sao có thể tự túc được cho dù là một phần nào chi phí để duy trì tờ báo. Chính vì
vậy mà nhiều tòa soạn đã tính toán trong thời gian rất dài trước khi mở ra
phiên bản điện tử. Ngoài những tòa soạn có nhiệm vụ tuyên truyền đối
ngoại như Nhân Dân, Quê Hương, những tòa soạn báo lớn như Lao Động,
Tuổi Trẻ TP HCM, Người Lao Động cũng muốn đầu tư cho tờ báo điện tử.
Đa số các tòa soạn báo điện tử đều thấy một vấn đề cấp bách là phải tìm tòi
một hướng đi, tự túc được nguồn kinh phí.
Trong luận văn này, chúng tui sẽ nghiên cứu vấn đề kinh doanh báo
chí Internet qua khảo sát phiên bản điện tử của báo Lao Động trên địa chỉ
, website thuộc Công ty
Điện toán và truyền số liệu và báo điện tử VnExpress thuộc Công ty FPT
Truyền thông tại địa chỉ vnexpress.net.
Vậy, tính cấp thiết của đề tài thể hiện qua nhu cầu của các tòa soạn
báo Internet cũng như những nhà nghiên cứu muốn tìm ra một cách
hữu hiệu để một mặt, các tòa soạn báo Internet có thể hoạt động tuyên
truyền tốt, mặt khác cũng có thể tự hạch toán kinh doanh. Luận văn sẽ đề
xuất những giải pháp tạm thời cho tình hình hạch toán kinh doanh báo
Internet hiện nay tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tui cũng chỉ ra những
mô hình, kinh nghiệm của các tòa soạn báo điện tử trên thế giới, để từ đó
đề xuất những ý kiến đóng góp làm cơ sở khoa học cho các cơ quan báo chí
phát hành thông tin trên mạng Internet tại Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay còn quá ít tài liệu nghiên cứu, công trình khoa học nghiên
cứu chuyên sâu và có hệ thống về báo chí Internet. Ngay cả trên thế giới,
những sách giới thiệu, bài viết về báo điện tử cũng hết sức hạn chế. Hiện tại
có một số đề tài nghiên cứu sau: “Bước đầu tiếp cận loại hình báo chí trực
tuyến”, luận văn cử nhân của Nguyễn Sỹ Hoàng, (Khoa Báo chí ĐH Khoa
học xã hội và nhân văn); “Ngôn ngữ báo chí Internet”, luận văn thạc sĩ của
Phạm Thu An (Khoa Báo chí ĐH Khoa học xã hội và nhân văn); “Phát
thanh trên mạng Internet”, luận văn thạc sĩ Nguyễn Sơn Minh (Khoa Báo
chí ĐH Khoa học xã hội và nhân văn); “Đặc điểm công chúng độc giả báo
chí Internet Việt Nam”, luận văn thạc sĩ của Hà Thu Hương (Phân viện báo chí Tuyên truyền, Học viện chính trị quốc gia TP HCM), “Đặc thù công tác
biên tập báo chí Internet”, luận văn cử nhân của Nguyễn Thị Ngọc Linh,
(Khoa Báo chí ĐH Khoa học xã hội và nhân văn).
Thực hiện đề tài, chúng tui đã tham khảo, kế thừa những ý tưởng, tìm
tòi của các tác giả đi trước nhằm làm phong phú thêm cho khóa luận mà
vẫn đảm bảo tính logic, khoa học.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về
vấn đề tự hạch toán chi tiêu trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu, phân tích thực
trạng kinh doanh của các báo điện tử VnExpress, Lao Động, Media VDC.
Từ đó có thể đề xuất những giải pháp cho vấn đề hạch toán kinh doanh báo
chí hiện nay.
Những mục tiêu trên được cụ thể hóa bằng những nhiệm vụ sau:
- Điểm lại quá trình hình thành Internet ở Việt Nam để từ đó có những
đánh giá chung.
- Đưa ra diện mạo chung, sự hình thành và phát triển đầu tiên của báo
chí Internet ở Việt Nam.
- Tìm hiểu một số vấn đề về hạch toán chi tiêu của các tòa soạn báo
Internet.
- Khảo sát thực tiễn về khía cạnh cân đối thu chi của các tờ báo đó,
trong khoảng thời gian 2001-2003.
- Đề xuất những cải tiến cho việc hạch toán kinh doanh báo Internet
hiệu quả hơn.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, có 37 tờ báo, tạp chí điện tử cùng hàng nghìn trang tin điện
tử bằng tiếng Việt trên Internet. Tuy nhiên trong phạm vi hạn hẹp của một
luận văn thạc sĩ, chúng tui không thể đề cập tới quá nhiều báo, tạp chí
Internet cùng một lúc. Dựa vào tính chuyên nghiệp về báo chí, tính chất
pháp lý và lượng độc giả truy cập, chúng tui chọn Lao Động điện tử, Media
VDC và VnExpress để nghiên cứu. VnExpress là tờ báo điện tử đầu tiên ở Việt Nam được cấp phép hoạt
động. Điều này cũng chứng tỏ được thế mạnh của báo Internet và đánh dấu
bước phát triển mới của báo chí Internet Việt Nam. Media VDC là một
trang thông tin điện tử đi đầu trong việc phát triển các dịch vụ gia tăng trên
mạng Internet và mạnh dạn áp dụng multimedia trong điều kiện đường
truyền còn khó khăn như hiện nay. Lao Động là một trong những tờ báo
giấy tiên phong trong việc đưa phiên bản lên mạng Internet và cũng đã có
những thành công bước đầu. Hầu hết các báo điện tử ở Việt Nam đều mới
xuất hiện, nên chúng tui sẽ khảo sát trong khoảng thời gian từ 2001 đến
2003.
Bên cạnh đó, chúng tui cũng tham khảo thêm việc kinh doanh trên các
web site trong nước và quốc tế như Google, Yahoo, CNN, BBC,
Euromedia, Media Guardian, Editor and Pulished, phiên bản điện tử của
báo Nhân dân, Đầu tư, Thời báo kinh tế, Sài Gòn Giải Phóng, Hà Nội Mới,
Tuổi Trẻ TP HCM, Người Lao Động…
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên nền tảng khoa lý luận của chủ nghĩa
Mác Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
quan niệm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí và công
tác tư tưởng, đồng thời dựa trên các tài liệu liên quan đến nghiệp vụ báo
chí, tài liệu nghiên cứu thực tiễn báo chí, các tài liệu nghiên cứu về mạng
Internet
Tham khảo ý kiến của các nhà báo về thực trạng báo chí Internet, ý
kiến của các chuyên gia báo điện tử, những người trực tiếp làm báo và quản
lý báo chí Internet hiện nay.
Để hoàn thành nhiệm vụ trên, chúng tui chủ yếu áp dụng các phương
pháp so sánh, phân tích, điều tra, phỏng vấn…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Xét về ý nghĩa khoa học: Luận văn sẽ bổ sung thêm vào lý luận báo
chí hiện đại một mô hình báo chí mới, đặc biệt là về vấn đề hạch toán kinh
doanh loại hình báo chí này.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

paboo

New Member
Re: [Free] Khảo sát Tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Link hư rồi các Mod ơi. Nhờ các Mod up lại giùm nhé. Chân thành Thank các Mod nhiều.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Tiểu luận khảo sát hành vi mua xe gắn máy của sinh viên tại cần thơ Luận văn Kinh tế 0
T Khảo sát yếu tố dịch tễ học bệnh lý võng mạc tiểu đường tại bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh từ 1 Luận văn Kinh tế 0
R Khảo sát việc sử dụng các thuốc chống kết tập tiểu cầu trong điều trị bệnh mạch vành tại khoa tim mạ Y dược 0
S Tiểu thuyết về nông thôn sau 1975 (khảo sát qua tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng) Văn học 2
P Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm nh Văn học 0
D Phản biện xã hội về đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in Việt Nam hiện nay (khảo sát báo Giáo dục v Văn học 0
H Tiểu luận: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC HÚT THUỐC LÁ TỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Tài liệu chưa phân loại 0
M Khảo sát sự thay đổi nghĩa từ vựng trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Tài liệu chưa phân loại 0
A Khảo sát và phân loại câu đơn trong tiểu thuyết “Thời xa vắng” của tác giả Lê Lựu Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: Khảo sát thực trạng hút thuốc lá ở sinh viên đại học Kinh Tế Quốc Dân trong giai đoạn hiệ Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top