Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn ThS. Lưu trữ -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và thành phần, nội dung tài liệu điện tử hình thành trong hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng. Nghiên cứu thực trạng, ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý tài liệu điện tử tại Văn phòng Trung ương Đảng. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý tài liệu điện tử tại Văn phòng Trung ương Đảng

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ, QUẢN LÝ TÀI LIỆU
ĐIỆN TỬ TẠI VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
1.1 Giới thiệu về Văn phòng Trung ương Đảng và tài liệu
hình thành trong hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng
1.1.4 Mối quan hệ của Văn phòng Trung ương Đảng với
các cơ quan Đảng và Nhà nước
1.1.5 Tài liệu hình thành trong hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng
1.2 Tổng quan về tài liệu điện tử và quản lý tài liệu điện tử
1.2.1 Khái niệm tài liệu điện tử
1.2.2 Đặc điểm của tài liệu điện tử
1.2.3 Quản lý tài liệu điện tử
1.3 Nguồn tài liệu điện tử của Văn phòng Trung ương Đảng
1.3.1 Tài liệu điện tử đến
1.3.2 Tài liệu điện tử đi
1.3.3 Tài liệu điện tử nội bộ
1.4 So sánh tính ưu việt của tài liệu điện tử với tài liệu giấy
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI LIỆU
ĐIỆN TỬ HIỆN HÀNH TẠI VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
2.1 Khái quát tình hình quản lý tài liệu điện tử tại Văn phòng Trung ương Đảng
2.2 Các văn bản quy định về quản lý tài liệu điện tử tại
Văn phòng Trung ương Đảng
2.3 Quy trình và phương pháp quản lý tài liệu điện tử tại
Văn phòng Trung ương Đảng
2.3.1 Đối với tài liệu điện tử đến
2.3.2 Đối với tài liệu điện tử đi
2.3.3 Đối với tài liệu điện tử nội bộ
2.4 Khai thác sử dụng tài liệu điện tử
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ HIỆN HÀNH TẠI VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
3.1 Nhận xét
3.1.1 Những kết quả đạt được
3.1.2 Một số hạn chế
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài liệu
điện tử hiện hành tại Văn phòng Trung ương Đảng
3.2.1 Xây dựng các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý tài liệu điện tử
3.2.2 Xây dựng đề án quản lý tài liệu điện tử và triển khai thực hiện đề án
khi được duyệt
3.2.3 Đẩy mạnh việc đổi mới quy trình công tác và lề lối làm việc của
Văn phòng Trung ương Đảng
3.2.4 Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC Văn phòng Trung ương Đảng có đề cập tới tài liệu điện tử và giá trị pháp lý
của tài liệu điện tử; quản lý tài liệu điện tử (gửi nhận, đăng ký, chuyển xử lý
và xử lý, lập hồ sơ tài liệu điện tử) trong công tác văn thư; xác định giá trị tài
liệu điện tử và giao nộp hồ sơ tài liệu điện tử vào lưu trữ lịch sử; bảo quản
lâu dài hồ sơ, tài liệu điện tử; khai thác và sử dụng hồ sơ, tài liệu lưu trữ điện
tử song chưa đủ cơ sở pháp lý cho việc sử dụng tài liệu điện tử thay cho tài
liệu giấy truyền thống.
Để quản lý tốt tài liệu điện tử ở Văn phòng Trung ương Đảng ngoài các
yếu tố con người, nguồn dữ liệu, công nghệ thông tin luôn giữ một vai trò quan
trọng giúp cho hoạt động của cơ quan có hiệu quả. Công nghệ thông tin hỗ trợ
có hiệu quả hầu hết các công đoạn kỹ thuật của quá trình quản lý tài liệu điện tử
thông qua việc khai thác tài liệu, bắt đầu từ việc nhập dữ liệu, lưu trữ dữ liệu;
phân tích, hệ thống hoá, sắp xếp dữ liệu, tìm kiếm; chu chuyển dữ liệu; trình
bày và in ấn dữ liệu.... Đến nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao
hiệu quả hoạt động của việc quản lý tài liệu điện tử tại các cơ quan là vấn đề
mấu chốt nhằm nâng cao chất lượng của công tác tham mưu giúp việc. Đặc
biệt, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hoá hoạt động quản lý
hành chính đã được Đảng và Nhà nước cụ thể hoá bằng các văn bản chỉ đạo
như Chỉ thị số 58 CT/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 17 tháng 10 năm
2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp
công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001 - 2005; Đề án tin học hoá quản
lý hành chính giai đoạn 2001 - 2005 đã được Chính phủ phê duyệt bằng Quyết
định số 112/2001/QĐ-TTg, ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ và thực
hiện Đề án tin học hoá hoạt động của các cơ quan đảng giai đoạn 2001-2005
được ban hành theo Quyết định số 47-QĐ/TW, ngày 6-8-2002 (Đề án 47) và
Đề án tin học hoá hoạt động của các cơ quan đảng giai đoạn 2006-2010 được
ban hành theo Quyết định số 06-QĐ/TW, ngày 19-6-2006 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng (Đề án 06) về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin toàn
hệ thống các cơ quan đảng từ trung ương đến địa phương.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin có thể hiểu là hoạt động triển khai
các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại chủ
yếu là máy tính điện tử và các mạng viễn thông để hỗ trợ các hệ thống thông
tin hoạt động đạt hiệu quả phục vụ cao nhất cho quản lý.
Trong xã hội thông tin hiện nay, để làm chủ được các tình huống, thực hiện chức năng quản lý, mỗi cá nhân, mỗi cơ quan, tổ chức đều cần làm
chủ thông tin và được cung cấp những thông tin phù hợp, có chất lượng nhất.
Điều này chỉ có thể được giải quyết có hiệu quả nhờ sự trợ giúp của công
nghệ thông tin. Cho đến nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo ra sự
thay đổi căn bản trong việc lưu trữ tài liệu điện tử, góp phần không nhỏ vào
việc tăng cường và phát triển công tác lưu trữ tài liệu điện tử. Việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong việc quản lý tài liệu điện tử tại Văn phòng Trung
ương được xem là một giải pháp quan trọng để hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả hoạt động của việc tổ chức sự làm việc của Văn phòng Trung ương
Đảng. Điều này cũng đã được xác định trong mục đích xây dựng và triển
khai đề án 47 và 06 về tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng.
Nếu xem việc quản lý tài liệu điện tử bao gồm các yếu tố con người,
công nghệ thông tin và nguồn dữ liệu thì văn bản có thể xem là nguồn dữ
liệu cấu thành quan trọng trong quản lý tài liệu điện tử tại các cơ quan đảng.
Thông tin bằng văn bản bao giờ cũng đảm bảo yếu tố pháp lý, đảm bảo tính
thống nhất và tính thẩm mỹ cao, do đó, được coi là phương tiện quan trọng
phục vụ hoạt động quản lý. Việc quản lý và lưu trữ các tài liệu điện tử giúp
cho việc tiết kiệm chi phí và phục vụ khai thác tài liệu được thuận tiện nhanh
chóng, góp phần đưa việc lưu trữ tài liệu điện tử từng bước đi vào chuẩn hoá
và hiện đại.
2.3 Quy trình và phương pháp quản lý tài liệu điện tử hiện hành
tại Văn phòng Trung ương Đảng
Tài liệu điện tử có nhiều ưu điểm hơn hẳn các vật mang tin truyền thống
như: giấy, phim, ảnh, ghi âm… chúng đang được sản sinh ra và sử dụng
ngày càng nhiều do áp dụng ngày càng rộng rãi công nghệ thông tin vào các
lĩnh vực hoạt động khác nhau của các cơ quan Đảng, Nhà nước cũng như các
doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Trong số các thể loại tài liệu điện tử, hiện
nay đã có một số thể loại được luật pháp nước ta công nhận có giá trị như
bản gốc và được sử dụng làm căn cứ pháp lý để xử lý, giải quyết công việc
như đăng ký kê khai hải quan điện tử. Xu hướng tài liệu điện tử dần dần thay
thế tài liệu trên giấy thông thường và được coi có giá trị làm bằng chứng cho
hoạt động của các pháp nhân là một xu hướng tất yếu của xã hội thông tin và
nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa. Do đó tài liệu điện tử đã, đang và sẽ trở
thành một nguồn sử liệu quý giá để nghiên cứu lịch sử hiện đại cũng như
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

duythong_0903

New Member
Re: [Free] Quản lý tài liệu điện tử hiện hành tại Văn phòng Trung ương Đảng thực trạng và giải pháp

Link hỏng. Cho link mới admin ơi
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Quản lý tài liệu điện tử hiện hành tại Văn phòng Trung ương Đảng thực trạng và giải pháp

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top