Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ục các ký hiệu,
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH .............................................................................12
CHƢƠNG 1. CƠ QUAN NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN VÀ THÀNH PHẦN, NỘI
DUNG, GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƢU TRỮ HÌNH THÀNH TRONG HOẠT
ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CƠ QUAN NÀY ....................................................12
1.1. Giới thiệu khái quát về lịch sử đơn vị hành chính cấp huyện .....12
1.2. Tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà
nƣớc cấp huyện ........................................................................................14
1.2.1. Hội đồng nhân dân huyện ........................................................14
1.2.2. Ủy ban nhân dân huyện ............................................................16
1.2.3. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện .......................17
1.2.4. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân .........................19
1.2.5. Các cơ quan nhà nƣớc trực thuộc ngành dọc .........................20
1.2.6. Các doanh nghiệp nhà nƣớc, các đơn vị sự nghiệp và các Hội
tại cấp huyện hoạt động bằng ngân sách nhà nƣớc .........................22
1.3. Các loại hình tài liệu của lƣu trữ cấp huyện .................................23
1.4. Khối lƣợng tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan nhà
nƣớc cấp huyện ........................................................................................25
1.5. Nội dung của tài liệu lƣu trữ cấp huyện ........................................29
1.5.1. Tài liệu của HĐND ....................................................................29
1.5.2. Tài liệu của UBND ....................................................................30
1.5.3. Tài liệu của Phòng Nội vụ ........................................................36
1.5.4. Tài liệu của Phòng Tƣ pháp .....................................................38
1.5.5. Tài liệu của Phòng Tài chính – Kế hoạch ...............................39
1.5.6. Tài liệu của Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng ......................40
1.5.7. Tài liệu của Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội ........40
1.5.8. Tài liệu của Phòng Văn hóa Thông tin ...................................41
1.5.9. Tài liệu của Phòng Giáo dục và Đào tạo .................................41
1.5.10. Tài liệu của Phòng Y tế ...........................................................41
1.5.11. Tài liệu của Phòng Công thƣơng ...........................................42
1.5.12. Tài liệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ..42
1.5.13. Tài liệu của Thanh tra huyện .................................................43
1.5.14. Tài liệu của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
huyện ....................................................................................................43
1.5.15. Tài liệu của Kho bạc nhà nƣớc, Chi cục thống kê và Chi
cục thuế ................................................................................................44
1.6. Giá trị tài liệu lƣu trữ hình thành trong hoạt động của bộ máy
nhà nƣớc cấp huyện ................................................................................45
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
CÔNG TÁC LƢU TRỮ CẤP HUYỆN HIỆN NAY ...........................................51
2.1. Khái niệm về tổ chức, quản lý và quản lý nhà nƣớc .....................51
2.2. Tổng quan các quy định của Nhà nƣớc về tổ chức và quản lý lƣu
trữ cấp huyện ...........................................................................................54
2.3. Thực trạng tổ chức và cán bộ của lƣu trữ cấp huyện ...................60
2.3.1. Tình hình tổ chức bộ máy của lƣu trữ cấp huyện ..................60
2.3.2. Tình hình cán bộ phụ trách quản lý lƣu trữ cấp huyện ........65
2.4. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về lƣu trữ ở cấp huyện .................70
2.4.1. Ban hành văn bản quản lý ........................................................70
2.4.2. Chỉ đạo, hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ lƣu trữ ..............74
2.4.2.1. Quản lý công tác thu thập, bổ sung của lưu trữ huyện ....74
2.4.2.2. Quản lý công tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ ..........................79
2.4.2.3. Quản lý công tác bảo quản tài liệu của lưu trữ huyện .....80
2.4.2.4. Quản lý công tác khai thác, sử dụng tài liệu của lưu trữ
huyện .................................................................................................83
2.4.3. Đào tạo, bồi dƣỡng và chế độ đãi ngộ cho cán bộ làm công tác
lƣu trữ tại cấp huyện ...........................................................................85
2.4.4. Kiểm tra về công tác lƣu trữ tại cấp huyện ............................87
2.4.5. Quản lý nhà nƣớc của cấp huyện đối với lƣu trữ cấp xã ......89
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC TỔ
CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LƢU TRỮ CẤP HUYỆN .................94
3.1. Khái quát ƣu điểm, hạn chế trong tổ chức và quản lý lƣu trữ cấp
huyện ........................................................................................................94
3.1.1. Ƣu điểm trong tổ chức và quản lý lƣu trữ cấp huyện ...........94
3.1.2. Hạn chế trong tổ chức và quản lý lƣu trữ cấp huyện ............94
3.2. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của tổ chức và quản lý nhà
nƣớc lƣu trữ cấp huyện ..........................................................................97
3.2.1. Lãnh đạo các cấp chƣa coi trọng đúng mức công tác lƣu trữ
cấp huyện .............................................................................................97
3.2.2. Sự thiếu thống nhất trong quản lý công tác lƣu trữ ..............97
3.2.3. Các quy trình nghiệp vụ lƣu trữ chƣa đƣợc thực hiện theo
đúng quy định của Nhà nƣớc .............................................................99
3.2.4. Còn thiếu công tác tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và thiếu các
công trình nghiên khoa học chuyên sâu đối với lƣu trữ cấp huyện. 100
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý nhà
nƣớc về lƣu trữ cấp huyện. ...................................................................100
3.3.1. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về tổ chức lƣu trữ cấp
huyện. .................................................................................................100
3.3.1.1. Về mặt tổ chức cần ổn định cho lưu trữ cấp huyện ........100
3.3.1.2. Phương án một cơ quan quản lý nhà nước và nhiều lưu trữ cơ quan ở cấp huyện ................................................................102
3.3.1.3. Phương án một cơ quan quản lý nhà nước, một lưu trữ
lịch sử và nhiều lưu trữ cơ quan ở cấp huyện ..............................106
3.3.1.4. Bố trí đủ số lượng và nâng cao chất đội ngũ cán bộ lưu trữ
cấp huyện ........................................................................................109
3.3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về quản lý lƣu trữ cấp
huyện. .................................................................................................111
3.3.2.1. Lãnh đạo cấp huyện cần được trang bị những kiến
thức cần thiết về công tác lưu trữ ..................................................111
3.3.2.2. Cần thể chế hóa những quy định của pháp luật về công tác
lưu trữ cấp huyện ...........................................................................112
3.3.2.3. Tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về
lưu trữ từ trung ương đến điạ phương .........................................114
3.3.2.4. Nhà nước cần tăng cường đầu tư kinh phí cho lưu trữ cấp
huyện ...............................................................................................116
3.3.2.5.cần quan tâm đúng mức đến công tác tổng kết, đúc
rút kinh nghiệm thực tế từ các nghiên cứu về quản lý lưu trữ tại
cấp huyện ........................................................................................117
3.3.2.6. cần thực hiện các công trình nghiên cứu chuyên sâu
thiết thực đối với lưu trữ cấp huyện ..............................................118
3.3.2.7. Đối với việc quản lý lưu trữ cấp xã hiện nay ...................118
3.3.2.8. cần thu thập và sưu tầm tài liệu lưu trữ những năm
trước đây .........................................................................................119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................122
PHẦN PHỤ LỤC .........................................................................................132
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc ta đã sáng tạo nên văn hoá
Việt Nam với biết bao giá trị cao đẹp tồn tại từ thời đại này qua thời đại khác.
Những giá trị văn hoá đó đƣợc ghi dấu và lƣu giữ lại thông qua các di sản văn
hoá, trong đó tài liệu lƣu trữ là dạng di phi sản vật thể có giá trị đặc biệt đối
với sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta. Công tác lƣu trữ của
nƣớc ta đã hình thành từ khá sớm và ngày càng có vai trò lớn trong quá trình
phát triển của đất nƣớc, góp phần lƣu giữ, bảo tồn đƣợc nhiều tài liệu từ các
thế hệ trƣớc để lại. Nghiên cứu quá trình xây dựng, phát triển công tác lƣu trữ
Việt Nam nói chung và tổ chức, quản lý nhà nƣớc về công tác lƣu trữ nói
riêng là một công việc quan trọng và cần thiết, nhằm khẳng định những thành
tựu đã đạt đƣợc, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm để làm tốt hơn
công tác lƣu trữ nƣớc nhà trong thời gian tới.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nha Lƣu trữ Công văn và
Thƣ viện toàn quốc trực thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục cũng đƣợc thành lập sau
đó không lâu. Đây là cơ quan quản lý công tác lƣu trữ đầu tiên của nƣớc Việt
Nam Dân chủ cộng hoà. Nhƣng có thể nói, hệ thống tổ chức lƣu trữ nƣớc ta
chỉ thực sự đƣợc hình thành kể từ khi Cục Lƣu trữ trực thuộc Phủ Thủ tƣớng
ra đời theo Nghị định số 102/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 04/9/1962.
Trong suốt hơn 50 năm xây dựng và phát triển, đến nay một hệ thống tổ chức
lƣu trữ đã đƣợc hình thành tƣơng đối rõ nét từ trung ƣơng đến địa phƣơng,
với nhiều loại hình cơ quan, tổ chức, từ cơ quan quản lý ngành ở trung ƣơng
đến Trung tâm Lƣu trữ ở các tỉnh (nay là Chi cục Văn thƣ - Lƣu trữ), các lƣu
trữ chuyên ngành, các phòng lƣu trữ trực thuộc văn phòng các Bộ,... Đặc biệt,
ngày 24 tháng 01 năm 1998 Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ ban hành Thông
tƣ số 40/1998/TT-TCCP hƣớng dẫn tổ chức lƣu trữ ở cơ quan nhà nƣớc các
cấp. Có thể nói, Thông tƣ 40 ra đời đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn đối với

ngành lƣu trữ Việt Nam, thể hiện sự quan tâm của Nhà nƣớc đối với công tác
lƣu trữ ở các địa phƣơng, trong đó có huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện). Lƣu trữ cấp huyện trong thời gian qua
đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao uy tín và chất lƣợng
hoạt động của ngành lƣu trữ, phát huy những giá trị to lớn của tài liệu lƣu trữ
trên các mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thì lƣu
trữ cấp huyện đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, những tồn tại,
cần đƣợc nhanh chóng tháo gỡ, củng cố và hoàn thiện. Một trong nhiều vấn
đề mà lƣu trữ cấp huyện cần đƣợc củng cố, hoàn thiện đó là tổ chức và quản
lý nhà nƣớc về công tác này. Đây là vấn đề đang đƣợc xã hội quan tâm, nhất là
những năm gần đây, công tác lƣu trữ ngày càng đóng góp quan trọng vào sự phát
triển của cơ quan, tổ chức nói riêng và xã hội nói chung. Xung quanh vấn đề này
vẫn còn nhiều những ý kiến trái chiều, chƣa đi đến thống nhất. Cho đến nay, nhà
nƣớc đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để tổ chức, quản lý công tác lƣu trữ
ở địa phƣơng, trong đó bao gồm quản lý nhà nƣớc về lƣu trữ ở quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Tuy nhiên, trên
thực tế hoạt động tổ chức, quản lý nhà nƣớc về công tác lƣu trữ tại cấp huyện
vẫn còn nhiều bất cập.
Nguyên nhân của thực trạng này là mặc dù Nhà nƣớc đã ban hành
những văn bản quy phạm pháp luật quy định về nội dung trên, song vẫn còn
một số quy định trong các văn bản chƣa nhất quán, chƣa rõ ràng; hệ thống văn
bản ban hành chồng chéo; một số nội dung của văn bản sau phủ định văn bản
ban hành trƣớc. Cùng với đó là sự thay đổi liên tục về tên gọi, chức năng,
nhiệm vụ và cơ quan quản lý, khiến hoạt động của lƣu trữ cấp huyện không
ổn định. Do đó, dẫn đến thiếu thống nhất trong việc tổ chức, quản lý nhà nƣớc
về công tác lƣu trữ tại cấp huyện. Trong khi đó, muốn quản lý tập trung công
tác lƣu trữ trong cả nƣớc cần có sự thống nhất về mặt tổ chức, quản lý từ
trung ƣơng đến địa phƣơng.

Công tác lƣu trữ là một nội dung giữ vai trò rất quan trọng đối với hoạt
động của cấp huyện. Bởi vì tài liệu hình thành ở cấp huyện phản ánh một cách
đầy đủ và chân thực nhất toàn bộ hoạt động của cấp huyện; là cơ sở, là tiền đề
để cơ quan lƣu trữ cấp trên nắm đƣợc tình hình thực tế nhằm giúp cho công
tác quản lý nhà nƣớc về lƣu trữ ở cấp huyện đƣợc thực hiện tốt hơn. Vì vậy,
để công tác lƣu trữ cấp huyện đi vào nề nếp, hoạt động có hiệu quả, ngày càng
phục vụ hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội tại cấp huyện thì trƣớc hết, việc tổ
chức, quản lý lƣu trữ cấp huyện đƣợc đặt ra và cần giải quyết.
Với mong muốn giúp độc giả, các cơ quan hữu quan có một cái nhìn
khái quát, tổng thể về thực trạng và đề xuất các giải pháp về tổ chức, quản lý
nhà nƣớc đối với công tác lƣu trữ cấp huyện trong giai đoạn hiện nay đã khiến
chúng tui quyết định chọn đề tài:“Tổ chức và quản lý lưu trữ cấp huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tui hƣớng đến những mục tiêu cơ bản sau:
- Thứ nhất, làm rõ hệ thống tổ chức bộ máy nhà nƣớc cấp huyện trên cơ
sở đó trình bày khái quát thành phần, nội dung, khối lƣợng và giá trị tài liệu
lƣu trữ của hệ thống này;
- Thứ hai, nghiên cứu phản ảnh, đánh giá thực trạng tổ chức và quản lý
nhà nƣớc về công tác lƣu trữ cấp huyện hiện nay, đồng thời chỉ ra những ƣu
điểm, hạn chế và nguyên nhân của vấn đề này;
- Thứ ba, trên cơ sở nhận xét, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp
về tổ chức và quản lý nhà nƣớc đối với công tác lƣu trữ cấp huyện để mang
lại hiệu quả cao.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu: Với đề tài này chúng tui tập trung chủ yếu vào
nghiên cứu:
- Hệ thống tổ chức bộ máy nhà nƣớc cấp huyện (làm rõ chức năng,
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy);

- Thành phần, nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động của bộ máy
nhà nƣớc cấp huyện;
- Thực trạng tổ chức và quản lý nhà nƣớc về công tác lƣu trữ cấp huyện
hiện nay;
- Các giải pháp tổ chức và quản lý nhà nƣớc về công tác lƣu trữ cấp huyện.
* Về phạm vi nghiên cứu
Với quy mô của một luận văn cao học, do điều kiện và khả năng vì vậy
chúng tui chủ yếu nghiên cứu về tổ chức và quản lý nhà nƣớc đối với công tác
lƣu trữ của các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của UBND và sự chi phối
của HĐND cấp huyện. Về thời gian nghiên cứu đề tài “Tổ chức và quản lý lưu
trữ cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh” từ năm 1998 - tính từ thời
điểm Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ ban hành Thông tƣ số 40/1998/TT-TCCP
về việc hƣớng dẫn tổ chức lƣu trữ ở cơ quan nhà nƣớc các cấp cho đến nay.
Mặt khác, trong Luật Lƣu trữ ban hành năm 2011 có công nhận sự tồn
tại song song của hai hệ thống lƣu trữ là Lƣu trữ Nhà nƣớc Việt Nam và Lƣu
trữ Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện nay, lƣu trữ Đảng đƣợc tổ chức có hệ
thống từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Cụ thể ở cấp địa phƣơng (tại cấp tỉnh
thành lập phòng lƣu trữ tỉnh ủy, thành ủy đặt trong văn phòng tỉnh ủy; cấp
huyện thành lập kho lƣu trữ huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy đặt trong văn
phòng huyện ủy). Vì vậy, để đảm bảo tính trọn vẹn của đối tƣợng nghiên cứu,
trong phạm vi luận văn này, chúng tui chỉ đề cập tới việc tổ chức và quản lý
về lƣu trữ Nhà nƣớc ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là cấp huyện).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tui tập trung vào những nhiệm vụ chủ
yếu sau:
- Làm rõ hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nƣớc
cấp huyện;
- Khái quát thành phần, nội dung, khối lƣợng và giá trị tài liệu lƣu trữ
của bộ máy nhà nƣớc cấp huyện;
- Thực trạng tổ chức, biên chế lƣu trữ cấp huyện hiện nay;
- Tình hình quản lý nhà nƣớc về lƣu trữ cấp huyện;
- Những ƣu điểm, tồn tại và nguyên nhân trong tổ chức, quản lý nhà
nƣớc về lƣu trữ cấp huyện;
- Những giải pháp tổ chức và quản lý nhà nƣớc về lƣu trữ cấp
huyện.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài “Tổ chức và quản lý lưu trữ cấp huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh” không phải là một vấn đề hoàn toàn mới lần đầu tiên đƣợc đề cập
tới. Tổ chức và quản lý lƣu trữ ở cấp địa phƣơng nói chung đóng một vai trò
quan trọng trong hoạt động quản lý, điều hành và có tác động đến hiệu quả và
chất lƣợng công tác của các cơ quan tại địa phƣơng. Chính vì vậy đã có các
công trình nghiên cứu về lƣu trữ ở địa phƣơng đƣợc thực hiện một cách
nghiêm túc và có những đóng góp quan trọng về cơ sở lý luận cũng nhƣ thực
tiễn. Qua khảo sát thực tế nguồn tài liệu, chúng tui đã tìm hiểu và tổng kết
đƣợc các xuất bản phẩm, đề tài, luận văn, bài viết, khóa luận, báo cáo khoa
học…có liên quan đến đề tài. Cụ thể là:
- Hệ thống lƣu trữ các cấp đƣợc trình bày và đánh giá một cách khái
quát trong các xuất bản phẩm nhƣ: “Quá trình phát triển và trưởng thành”
của Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc xuất bản năm 2002; “Lưu trữ Việt Nam - những
chặng đường phát triển” của PGS.TSKH.Nguyễn Văn Thâm, TS.Nghiêm Kỳ
Hồng xuất bản năm 2006; “Lịch sử Lưu trữ Việt Nam” của
PGS.TSKH.Nguyễn Văn Thâm, PGS.Vƣơng Đình Quyền, TS.Nghiêm Kỳ
Hồng, TS.Đào Thị Diến xuất bản năm 2010;
- Đề tài khoa học cấp ngành: “Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức các
kho lưu trữ ở Việt Nam”, năm 1990, do Vƣơng Đình Quyền chủ nhiệm đề tài.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hankhanh

New Member
Re: [Free] Tổ chức và quản lý lưu trữ cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

link này cũng không tải xem được ạ, vui lòng cho xin link mới. thank you!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tổ Chức Và Quản Lý Tài Liệu Cá Nhân, Gia Đình, Dòng Họ Tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia 3 Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D SKKN tổ chức học và chấm bài qua internet Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Chức năng tổ chức và quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ của nhà nước việt nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D Phương pháp lãnh đạo và quản lý hiệu quả trong tổ chức Quản trị Nhân lực 0
D Tổ Chức Và Hoạt Động Thanh Tra Chuyên Ngành Công Thương - Qua Thực Tiễn Thành Phố Đà Nẵng Văn hóa, Xã hội 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top