myanh882006

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Trình bày một số quan niệm về quan hệ nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật, giới thiệu tổng quát các phương tiện thể hiện quan hệ này. Đưa ra một số nét tương đồng và khác biệt về quan niệm với tiếng Việt. Thông qua phân tích một số ví dụ, giới thiệu và phân tích từng khả năng biểu đạt câu nguyên nhân-kết quả tiếng Nhật, phân loại các cách biểu đạt này dựa trên một số tiêu chí như vị trí, dùng trong văn nói, văn viết, mang sắc thái lịch sự, tự nhiên, thân mật, đồng thời đưa ra mô hình cho từng nhóm. Tiến hành thống kê các cách thể hiện quan hệ nhân-quả thông qua một số tác phẩm văn học Nhật Bản nhằm khẳng định tần số, mức độ sử dụng của các phương tiện đó trong tiếng Nhật hiện đại. Ngoài ra, đề tài còn nêu các mô hình cấu trúc tương ứng Nhật-Việt thông qua một số tiểu thuyết của Nhật đã dịch ra tiếng Việt, một số bài tập thực nghiệm, giúp sinh viên Việt Nam khắc phục những khó khăn khi tiếp thu, sử dụng các phương tiện thể hiện quan hệ nhân-quả tiếng Nhật
CHƢƠNG 1 - MÔT ̣ SÔ ́ QUAN NIÊM ̣ XUNG QUANH NGHIA ̃
NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ VÀ PHƢƠNG TIỆN THỂ HIÊN ̣
1.1. Quan niệm xung quanh nghĩa nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật ..........10
1.2. Các phương tiện biểu thị quan hệ nhân - quả trong tiếng Nhật .............. 11
1.2.1. Trật tự từ biểu thị nhân-quả ............................................................... 11
1.2.2. Câu nhân quả trong hệ thống câu tiếng Nhật ..................................... 15
1.2.3. Câu ghép biểu thị nhân quả trong tiếng Nhật với các phương tiện thể
hiện ................................................................................................. 20
1.3. Tương đồng và khác biệt trong quan niệm và phương tiện biểu thị quan
hệ nhân-quả trong tiếng Nhật và tiếng Việt ................................................. 21
1.4. Tiểu kết ................................................................................................ 32
CHƢƠNG 2 - CÁC PHƢƠNG TIỆN BIỂU THỊ NGUYÊN NHÂN - KẾT
QUẢ TRONG TIẾNG NHẬT
2.1. Sử dụng kết từ để nối hai câu đơn biểu thị quan hệ nhân-quả ................ 35
2.1.1. Các kết từ dùng trong văn viết ............................................................ 35
2.1.1.1. Các kết từ mang sắc thái trịnh trọng trong văn viết ......................... 35
2.1.1.2. Các kết từ mang sắc thái tự nhiên trong văn viết.............................. 37
2.1.2. Các kết từ dùng trong văn nói............................................................. 38
2.1.2.1. Các kết từ biểu thị quan hệ nhân-quả trong giao tiếp trang trọng .... 38
2.1.2.2. Các kết từ biểu thị quan hệ nhân-quả sử dụng trong giao tiếp thông
thường ............................................................................................ 40
2. 2. Sử dụng kết từ tạo câu ghép biểu thị nguyên nhân - kết quả ............... 43
2.2.1. Nhóm các kết từ có vị trí ở giữa câu ................................................... 43
2.2.1.1. Các kết từ nhân-quả giữa câu chuyên dùng trong văn phong viết .... 44
(1) Các kết từ mang sắc thái trang trọng ...................................................... 44
(2) Các kết từ mang sắc thái tự nhiên .......................................................... 45
2.2.1.2. Các kết từ nhân-quả giữa câu chuyên dùng trong văn phong nói .... 47
(1) Các kết từ mang sắc thái trang trọng, lịch sự .......................................... 47
(2) Các kết từ mang sắc thái tự nhiên ........................................................... 51
2.2.2. Nhóm các kết từ có vị trí ở cuối câu ................................................. 58
2.2.3. Nhóm các kết từ có vị trí ở cả giữa câu và cuối câu ........................... 61
2.2.3.1. Các kết từ dùng trong văn phong viết ............................................. 62
2.2.3.2. Các kết từ nhân quả chuyên dùng trong khẩu ngữ ........................... 62
2.3. Trật tự từ kết hợp với biến đổi dạng thức sang dạng “-TE ”để biểu thị
nguyên nhân-kết quả ............................................................................. 65
2.3.1. Dùng biến đổi dạng thức để thể hiện quan hệ nhân quả...................... 65
2.3.1.1. Qui tắc biến đổi của động từ .......................................................... 65
2.3.1.2. Qui tắc biến đổi của tính từ ............................................................ 67
2.3.1.3 Qui tắc biến đổi của danh từ ........................................................... 68
2.3.2. Dạng “TE” biểu thị quan hệ nhân-quả .............................................. 68
2.3.2.1. Dạng “-TE” không biểu thị quan hệ nhân-quả ............................... 68
2.3.2.2. Dạng “-TE” với tư cách là phương tiện biểu hiện nhân quả ........... 70
2.4. So sánh câu nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật với tiếng Việt ........ 71
2.4.1. Sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ Nhật –Việt trong việc diễn tả quan hệ
nhân-quả ............................................................................................ 71
2.4.2. Khác biệt giữa hai ngôn ngữ Nhật –Việt trong việc diễn tả quan hệ
nhân-quả ............................................................................................ 73
2.5. Tiểu kết ................................................................................................ 78
CHƢƠNG 3- KHẢO SÁT CÁC PHƢƠNG TIỆN THỂ HIỆN NHÂN
QUẢ CỦA TIẾNG NHẬT TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ KHÓ
KHĂN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM KHI TIẾP THU VÀ SỬ DỤNG
CÁC PHƢƠNG TIỆN NÀY
3.1. Khảo sát các phương tiện thể hiện quan hệ nhân quả trong tiểu thuyết
tiếng Nhật và bản dịch tiếng Việt........................................................... 79
3.1.1. Các phương tiện thể hiện quan hệ nhân quả trong tiểu thuyết tiếng
Nhật ................................................................................................... 79
3.1.2. Đối chiếu phương tiện thể hiện quan hệ nhân quả trong tiểu thuyết Nhật
và tương đương trong bản dịch tiếng Việt........................................... 83
(1) Chuyển dịch đối với kết từ “ので”[node] ............................................... 87
(2) Chuyển dịch đối với kết từ “から”[kara] ................................................ 95
(3) Chuyển dịch đối với dạng -TE ················································101
(4) Chuyển dịch đối với các kết từ khác ·········································103
3.2. Một số khó khăn của sinh viên Việt Nam khi tiếp thu và sử dụng các
phương tiện thể hiện quan hệ nhân-quả tiếng Nhật························105
3.2.1. Thực nghiệm khảo sát khó khăn của sinh viên Việt Nam··············105
3.2.1.1. Mục đích và phạm vi thực nghiệm ······································105
3.2.1.2. Cách thức tiến hành và kết quả thực nghiệm ··························107
3.2.1.3. Một vài nhận xét, đánh giá ···············································116
3.3. Những khó khăn của sinh viên Việt Nam đối với sử dụng câu nhân-quả ···119
3.4. Tiểu kết ··········································································122
KẾT LUẬN ··········································································124
PHỤ LỤC ············································································127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ························································136

phụ thì quan hệ từ hay trợ từ dẫn đầu vế chính phải được xóa bỏ, có dạng
chung là:
[vế chính]2 / qht1 [vế phụ]1
Ông cho rằng: “Câu ghép nguyên nhân là câu ghép chính phụ mà ở đầu vế
phụ có chứa quan hệ từ diễn đạt quan hệ nguyên nhân như vì, bởi, do, tại,
nhờ...được gọi là câu ghép nguyên nhân (hay câu ghép chỉ nguyên nhân).
Trong câu ghép chỉ nguyên nhân, ở đầu vế chính có thể xuất hiện các tiếng
(cho)nên, mà diễn đạt quan hệ hệ quả, khi vế chính đứng sau” (2,tr.305)
Theo kết quả phân định từ loại mà ông đưa ra thì quan hệ từ phụ thuộc là
các hư từ và chỉ xuất hiện ở bậc câu. Quan hệ từ vì, do, tại, bởi, nhờ,... diễn
đạt quan hệ nguyên nhân. Quan hệ từ nên, cho nên, nên chỉ diễn đạt quan hệ
hệ quả.
VD:
Nhờ thời tiết tốt (cho) nên mùa màng bội thu.
Nhờ thời tiết tốt mà mùa màng bội thu.
Nhờ thời tiết tốt, mùa màng bội thu.
Diệp Quang Ban đưa ra một số điểm cần chú ý đối với câu ghép chỉ
nguyên nhân như sau:
 Khi vế phụ đứng trước vế chính thì sẽ tạo ra quan hệ nguyên nhân
hệ quả. Nếu trật tự trên thay đổi ngược lại, thì sẽ tạo ra quan hệ sự
việc-nguyên nhân và không được dùng các từ (cho) nên, mà đứng
đầu vế chính. Với từ sở dĩ thì bao giờ cũng là trật tự vế chính trước,
vế phụ sau.
 Các từ (cho) nên dùng khi diễn đạt mối quan hệ nặng về lí tính, từ
mà dùng diễn đạt mối quan hệ mang màu sắc cảm tính.
 Nếu vế chỉ nguyên nhân đứng trước nhưng không chứa quan hệ từ
mà vế sau chỉ hệ quả lại có quan hệ từ nên, cho nên thì đó là câu
ghép có vế phụ chỉ hệ quả.- Trần Ngọc Thêm lại phân biệt nòng cốt câu qua lại và câu phức có từ nối
hô ứng, đưa ra ranh giới câu qua lại với câu ghép. Các phát ngôn được cấu tạo
theo nòng cốt câu qua lại với đủ hai vế gọi là câu qua lại. Quan hệ giữa hai
vế trong nòng cốt câu qua lại không phải là quan hệ chính phụ mà là quan hệ
chủ đề-thuật đề. Và trong câu qua lại nếu bỏ cặp hô ứng đi thì sẽ thu được
một phát ngôn ghép, nếu trong phát ngôn có một trong hai yếu tố của cặp hô
ứng đứng không đúng vị trí thì đó cũng là một phát ngôn ghép. Phát ngôn
chứa các đại từ hô ứng nhưng không chứa các từ nối hô ứng sẽ chỉ là một câu
ghép có ý nghĩa hô ứng chứ không phải là một câu qua lại. Như thế cũng có
thể hiểu là câu được diễn đạt bằng các cặp từ chỉ nguyên nhân sẽ tạo ra câu
nguyên nhân, phân biệt với câu mà trong đó có các yếu tố biểu đạt quan hệ
nguyên nhân thì cần hiểu là câu có ý nghĩa nguyên nhân (câu không
được đánh dấu là câu nguyên nhân với tư cách một kiểu câu riêng biệt).
Tóm lại, dù mỗi nhà ngôn ngữ lại có một quan điểm về câu nguyên nhân
kết quả, nhưng chúng ta cũng có thể thấy một số điểm thống nhất trong quan
các quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam. Tiếng Việt có hiện tượng
câu nguyên nhân và các phương tiện biểu đạt quan hệ nguyên nhân. Các vế
nguyên nhân, kết quả được liên kết bằng các yếu tố kết nối (cặp kết từ, quan
hệ từ, từ nối, kết từ...) và được xem là dấu hiệu nhận biết quan hệ nhân-quả
trong phát ngôn. Tuỳ theo vị trí của các yếu tố kết nối mà các kiểu cấu trúc
cũng khác nhau.
Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy điểm khác nhau trong quan niệm của các
nhà ngôn ngữ là chưa đưa ra được mô hình thống nhất cho câu biểu hiện quan
hệ nhân-quả. Vì thế nên thuật ngữ gọi tên câu nhân-quả trong tiếng Việt chưa
rõ ràng: câu ghép nguyên nhân hay câu chỉ nguyên nhân, câu ghép qua lại chỉ
nguyên nhân hay câu ghép chính phụ có kết từ, hay câu quan hệ... Mai Ngọc
Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Diệp Quang Ban cho đây là câu
ghép chính phụ, Trần Ngọc Thêm, Hồ Lê lại đánh giá là câu ghép qua lại, Cao
Xuân Hạo lại đánh giá là câu quan hệ…Mô hình của câu biểu hiện quan hệ nhân -
quả mà Cao Xuân Hạo đưa ra là A làm cho B liệu có thể coi là khung cấu trúc
của câu nguyên nhân? Nếu có thì làm sao phân biệt được câu có các vị từ chỉ
nguyên nhân và câu có chủ ngữ chỉ nguyên nhân với câu ghép nguyên nhân
(theo quan điểm của Diệp Quang Ban).
Thêm vào đó là việc xác định câu chứa cặp kết từ nguyên nhân, câu chứa
một kết từ hay khuyết các kết từ là câu đơn, câu ghép, tổ hợp câu, hay câu
ghép chính phụ... thì chưa có sự nhất trí cao giữa các nhà ngôn ngữ.
1.3.2. Các phƣơng tiện thể hiện nhân quả trong tiếng Việt
Như chúng ta đã biết, tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập, các từ không biến
đổi hình thái, quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu
bằng trật tự từ và các công cụ ngữ pháp. Do vậy trật tự từ là một cách
ngữ pháp quan trọng của tiếng Việt.
Trật tự trong câu đóng vai trò quan trọng, quyết định việc hiểu nghĩa của
câu. Mỗi từ đều có cả ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp: ý nghĩa từ vựng
là ý nghĩa riêng của mỗi từ, còn ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa của các từ, tiếng
Việt có thể diễn đạt nhiều ý nghĩa mới nảy sinh. Tiếng Việt hiện đại chú ý
trước hết đến các cách diễn đạt của tư duy logic sao cho thật chặt chẽ, chính
xác. Các yếu tố liên kết vì thế mà được phát triển để biểu thị các quan hệ logic
giữa các từ trong cú đoạn, giữa các mệnh đề trong câu và giữa các câu với
nhau.
Cũng do đặc điểm về trật tự từ mà tiếng Việt phân biệt các loại cấu trúc
khác nhau của các vế câu (mệnh đề trong câu ghép) khi chúng hoán đổi vị trí
cho nhau. Do vậy cấu trúc câu nguyên nhân-kết quả trong tiếng Việt có các
dạng thức thay đổi trật tự như sau:
- Nguyên nhân trước, kết quả sau:
Kết từ 1 + (MĐ nguyên nhân) + Kết từ 2 + (MĐ hệ quả)

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

maieri

New Member
link không download được mod ơi. Nhờ các bạn sửa dùm nhé. Thank các bạn :)

[ Post bai thong qua Mobile ]
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát phương thức sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học tiếng Việt Văn học 1
V Các hình thức trả lương tại Công ty Công ty TNHH May Thêu Minh Phương Luận văn Kinh tế 0
K Phân tích nhận thức về các phương tiện tiến công đường không và tác động của các thành tựu khoa học Khoa học Tự nhiên 2
F Vai trò của các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Công nghệ thông tin 0
D CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát các phương tiện từ vựng, ngữ pháp biểu đạt tính tình thái nhận thức trong tiếng Anh và tiến English 0
A Các giải pháp mở rộng hoạt động động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
K Kế toán bán hàng theo các phương thức bán hàng phù hợp với cơ chế thị trường tại công ty Sản xuất và Luận văn Kinh tế 0
V Tìm hiểu về những phương thức huy động vốn, các kênh huy động vốn mà các công ty vừa và nhỏ Luận văn Kinh tế 0
D Các thuật toán và phương thức định tuyến trong mạng Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top