Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tổng quan cơ sở lý thuyết về định ngữ trong câu khi được nhìn nhận với tư cách là một thành phần câu thực thụ và vấn đề tình thái, vì đây là một khái niệm có nhiều cách quan niệm khác nhau, cần có một quan điểm làm cơ sở. Khảo sát kiểu câu có Định ngữ tình thái trên bình diện Kết học. Phân tích câu có chứa định ngữ tình thái trên bình diện kết học thông qua việc phân chia chúng thành các tiểu loại khác nhau. Nghiên cứu kiểu câu có Định ngữ tình thái trên bình diện Nghĩa học. Trình bày những ý nghĩa tình thái khác nhau của định ngữ tình thái trên cơ sở nguồn tư liệu thu thập và các trường hợp cụ thể. Tìm hiểu kiểu câu có Định ngữ tình thái trên bình diện dụng học. Phân tích tầm tác động của định ngữ tình thái trên các bình diện: trong câu, liên kết văn bản và hiệu quả giao tiếp
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 7
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 7
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................... 8
3. Mục tiêu của luận văn ................................................................................................. 8
4. Nguồn tư liệu ............................................................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 9
6. Ý nghĩa của luận văn ................................................................................................. 10
7. Bố cục của luận văn................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................. 12
1.1. Vấn đề tình thái trong tiếng Việt............................................................................ 12
1.1.1. Khái niệm chung................................................................................................... 12
1.1.2. Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về tình thái .............................. 14
1.1.3. Phân loại ý nghĩa tình thái ................................................................................... 15
1.1.4. Các phương tiện biểu thị tình thái........................................................................ 19
1.2.2. Phân biệt định ngữ câu với các thành tố khác trong câu ..................................... 24
1.2.2.1. Phân biệt định ngữ câu với các yếu tố có tác dụng liên kết văn bản ......... 24
1.2.2.2. Phân biệt định ngữ câu với định ngữ của vị từ làm vị ngữ ....................... 26
1.2.2.3. Phân biệt định ngữ câu với trạng ngữ....................................................... 26
1.2.3. Phân loại định ngữ câu ........................................................................................ 27
1.3. Lý thuyết phân đoạn thực tại câu theo quan điểm của Ngữ pháp chức năng ...... 28
1.4. Tiểu kết ................................................................................................................... 32
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT ĐỊNH NGỮ TÌNH THÁI .................................................. 34
2.1. Dẫn nhập................................................................................................................. 34
2.2. Đặc điểm cấu tạo của định ngữ tình thái ............................................................... 34
2.3. Vị trí của định ngữ tình thái trong câu.................................................................. 37
2.3.1. Định ngữ tình thái đứng đầu câu ......................................................................... 37
2.3.2. Định ngữ tình thái đứng sau liên từ ..................................................................... 40
2.3.3. Định ngữ tình thái đứng giữa Đề- Thuyết............................................................ 41
2.4. Tiểu kết: .................................................................................................................. 43
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT ĐỊNH NGỮ TÌNH THÁI .................................................. 44
TRÊN BÌNH DIỆN NGHĨA HỌC................................................................................ 44
3.1. Dẫn nhập................................................................................................................. 44
3.2. Định ngữ câu biểu thị tình thái nhận thức............................................................. 47
3.2.1. Định ngữ câu biểu thị tình thái thực hữu............................................................. 47
3.2.1.1. Định ngữ câu khẳng định một lần nữa giá trị chân lí, tính chính xác của
một sự tình đã được nêu ra từ trước đó. ............................................................... 47
3.2.1.2. Định ngữ câu khẳng định tính chất đương nhiên của sự tình ................... 50
3.2.1.3. Nhóm định ngữ câu xác nhận một sự tình trên cơ sở mối quan hệ tương
phản ...................................................................................................................... 52
3.2.1.4. Định ngữ câu xác nhận một sự tình trên cơ sở giải thích.......................... 54
3.2.1.5. Nhóm định ngữ câu xác nhận sự tình trên mối quan hệ nhấn mạnh, tương hợp 56
3.2.1.6. Nhóm định ngữ câu xác nhận một sự tình có tính chất tổng kết, đúc rút
thành nhận định.................................................................................................... 57
3.2.2 Tình thái không thực hữu..................................................................................... 57
3.2.2.1. Nhóm định ngữ câu dựa trên sự suy lý ..................................................... 59
3.2.2.2. Nhóm định ngữ câu dựa trên cơ sở bằng chứng của các giác quan........... 68
3.2.2.3. Nhóm định ngữ câu dựa trên cơ sở các tin đồn hay tường thuật .............. 69
3.2.3. Định ngữ câu biểu thị tình thái phản thực hữu .................................................. 71
3.2.3.1. Nhóm các định ngữ tình thái phản thực hữu gồm Suýt nữa P, Tí nữa P, Tí
nữa thì P, Chút nữa thì P. ..................................................................................... 71
3.2.3.2 Nhóm các định ngữ tình thái phản thực hữu gồm: Làm gì có P, Làm như P,
Nào P, Làm gì P…................................................................................................. 72
3.2.3.3. Trường hợp Những tưởng + P .................................................................. 73
3.2.3.4.Nhóm các định ngữ tình thái gồm Họa là P, Họa chăng P, Dễ tưởng P, Dễ
thường P ............................................................................................................... 73
3.3. Định ngữ câu biểu thị tình thái đạo nghĩa ............................................................. 74
3.4. Một số trường hợp mơ hồ về tình thái ................................................................... 76
3.5. Tiểu kết: .................................................................................................................. 78
3.5.1. Định ngữ biểu thị tình thái nhận thức chiếm đa số.............................................. 78
3.5.2. Định ngữ biểu thị tình thái nhận thức đa dạng về mặt nội dung biểu đạt............ 79
3.5.2.1. Định ngữ câu biểu thị tình thái thực hữu.................................................. 79
3.5.2.2. Định ngữ câu biểu thị tình thái không thực hữu....................................... 80
3.5.2.3. Nhóm định ngữ câu biểu thị tình thái phản thực hữu.............................. 83
3.5.3. Định ngữ biểu thị tình thái đạo nghĩa .................................................................. 84
3.5.4. Ranh giới giữa các nhóm định ngữ tình thái rất mong manh.............................. 84
CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT ĐỊNH NGỮ TÌNH THÁI .................................................. 86
4.1. Dẫn nhập................................................................................................................. 86
4.2. Chức năng dụng học của định ngữ tình thái trong phạm vi văn bản ................... 88
4.
2.1. Định ngữ tình thái tác động đến toàn bộ phần nội dung còn lại của câu............. 88
4.2.2. Định ngữ tình thái với vai trò là chỉ tổ chỉ dẫn quan hệ lập luận ................ 92
4.
2.3. Định ngữ tình thái với vai trò đảm bảo liên kết và mạch lạc văn bản .................. 94
4.3. Chức năng dụng học của định ngữ tình thái trong mối quan hệ với chủ ngôn .... 97
4.4. Tiểu kết: ................................................................................................................ 100
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 102
TƯ LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 109
CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐƯỢC CHỌN LÀM TƯ LIỆU KHẢO SÁT ........... 113
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 114

4.2. Chức năng dụng học của định ngữ tình thái trong phạm vi
văn bản
4.2.1. Định ngữ tình thái tác động đến toàn bộ phần nội dung còn lại
của câu
Với tư cách là thành phần biểu thị tình thái của câu, định ngữ câu có
tầm tác động đến toàn bộ phần nội dung còn lại của câu. Cùng một câu, sử
dụng định ngữ khác nhau tạo ra những nội dung tình thái khác nhau.
Xét ví dụ sau:
Không khéo nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này (1, 23)
Nếu thay “không khéo” bằng một số định ngữ khác, ta sẽ có các câu
như sau:
Hình như nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này.
Hay là nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này
Xem ra nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này.
Nghe đâu nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này
Phải chăng nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này?
Quả thật nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này
Chẳng qua nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này.
Chỉ với việc thay định ngữ mà sắc thái của câu đã có sự thay đổi đa
dạng. Thậm chí, cùng là một sắc thái nhưng cũng ở các cấp độ khác nhau. 6
phát ngôn đầu tiên có chung một nội dung ngữ nghĩa là thể hiện sự suy đoán,
không chắc chắn về một nhân vật "nó" gieo vạ cho cụ ông phen này. Tuy
nhiên, mức độ suy đoán giữa các phát ngôn cũng khác nhau. Nếu như “không
khéo”, "hay là" thể hiện một sự suy đoán đi kèm thái độ có phần e sợ thì
“hình như” lại thể hiện một sự suy đoán thiên về không chắc chắn khi không
có bằng chứng cụ thể. Trong khi đó, “Xem ra” thể hiện suy đoán có phần chắc
chắn nhiều hơn khi người nói thể hiện ra mình có bằng chứng, có cơ sở hay một dữ liệu nào đó liên quan đến nội dung sự tình. “Nghe đâu” là sự suy đoán
không chắc chắn dựa trên nguồn thông tin thứ 3, đồng thời người nói cũng
muốn đẩy việc chịu trách nhiệm về tính chân xác của sự tình sang một đối
tượng khác. “Phải chăng” tạo cho câu hình thức một câu hỏi, đưa ra giả định
về một sự tình đồng thời bao hàm cả sự chờ đợi câu trả lời của người nói.
Cùng một tình thái là “suy đoán về một sự tình” nhưng ở các mức độ khác
nhau, tùy thuộc vào việc người nói có chứng cớ hay cơ sở liên quan đến sự
tình hay không, mà mức độ cam kết của người nói khác nhau. Hai phát ngôn
cuối cũng có sắc thái ngược lại với các trường hợp trên. Hai định ngữ đứng
đầu câu “Quả thật”, “Chẳng qua” thể hiện sự khẳng định của người nói về
một sự thật mà người nói đã đoán từ trước.
Cũng bàn về tầm tác động của tình thái trong văn bản, Nguyễn Văn
Hiệp trong cuốn “Cú pháp tiếng Việt” (Nxb Giáo dục, 2009) đặt ra vấn đề về
Định ngữ câu và Câu phủ định. Ông nêu ra ví dụ: “Làm như thể tui là triệu
phú” có thể được khúc giải là “Thật là sai lầm khi cho rằng tui là triệu phú”
hay nói cách khác là “tui không phải là triệu phú”. hay câu “Đáng lí ra tôi
đã là hiệu trưởng từ năm ấy” có thể được khúc giải là “tui đã không được làm
hiệu trưởng từ năm ấy”. Nguyễn Văn Hiệp cho rằng, tất cả những câu có định
ngữ câu biểu thị tình thái phản thực hữu đều có thể được khúc giải bằng
những câu phủ định tương ứng. Trong cuốn “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp
chức năng” của Cao Xuân Hạo, tác giả cũng đề cập đến vấn đề này. Mặc dù
cách gọi tên khác nhau và gắn với khái niệm “siêu đề” mà Cao Xuân Hạo hay
nhắc đến nhưng quan điểm của ông về mối quan hệ giữa định ngữ biểu thị
tình thái và vị trí trong câu cũng có nét độc đáo. Ông cho rằng trong các
phương tiện biểu thị tình thái của câu có một nhóm tác tử đã được biết từ lâu
dưới danh hiệu phủ định. Có thể kể ra một loạt những trường hợp như vậy là
Chẳng phải, Nào có phải là, Đâu có phải là, Không có ai, không bao giờ…..Ông dẫn ra ý kiến của O.Ducrot viết về phủ định. Theo O.Ducrot, có
hai sự phủ định : Một sự phủ định, phản bác tương ứng với một hành động
ngôn từ phủ định, có tính chất phản bác một phát ngôn khẳng định tương
ứng…Và một sự phủ định miêu tả, vốn nhận định một nội dung tiêu cực, không
tiền giả định một sự khẳng định ngược lại. Mặc dù sự phân biệt hai phạm trù phủ
định này nhiều khi rất mơ hồ nhưng cần khẳng định rằng với sự phủ định
được tạo nên bởi sự có mặt của phạm trù tình thái thì ngoài việc phủ định nội
dung mệnh đề trường hợp đó còn có thêm cả nội dung tình thái.
Trong nội dung này có một trường hợp phải lưu ý mà trong Cú pháp
tiếng Việt (2009), Nguyễn Văn Hiệp cũng đã đề cập đến đấy là sự xuất hiện
của hai định ngữ tình thái trong cùng một câu. Khảo sát nguồn tư liệu trong
các tác phẩm, chúng tui cũng bắt gặp những trường hợp này. Sự xuất hiện của
2 định ngữ tình thái trong cùng một câu cần có sự tương đồng, tương hợp
về mặt ý nghĩa. Ở nội dung này, Nguyễn Văn Hiệp phân tích trên 2 khía
cạnh : tầm tác động giữa các định ngữ tình thái và tầm tác động của các định
ngữ tình thái này lên mệnh đề câu. Hai định ngữ tình thái cùng xuất hiện trong
một câu không thể khác nhau về tính chất biểu thị. Ví dụ:
Xem chừng Anh chàng Xuân có vẻ cũng được việc đấy chứ
(4, 304)
Nghe đâu có thể con dê già kia sẽ chẳng bao lâu bị truy tố trước
pháp luật. (5, 28)
Xem ý có vẻ ông cụ tui không có lòng muốn lấy người ta làm vợ thì
ông cũng sẽ nói là tui kcũng không bằng lòng lấy cô con quan tổng đốc nào
đó mà ông cụ đã hỏi cho tui đâu (5, 66)
Nhận xét:
Đây là những câu có 2 định ngữ tình thái ở trong cùng một phát ngôn.
Hai định ngữ này đều thuộc cùng một loại tình thái, có nét nghĩa tương đồng với nhau, thể hiện tính chất không chắc chắn về sự tình. Các định ngữ thứ
nhất trong câu (bao gồm: xem chừng, nghe đâu, xem ý) đã cho biết sự tình
được nhắc đến ở vế sau là chưa có cơ sở chắc chắn để khẳng định (đó là sự
suy đoán dựa trên giác quan như xem chừng, xem ý hay là dựa trên lời đồn
nghe đâu). Nét sắc thái này tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả là định ngữ thứ 2 phải
có nét tương tự như vậy chứ không thể trái ngược. Giả sử thay “chắc chắn”
thành định ngữ thứ 2 trong các phát ngôn trên, ta có các phát ngôn sau:
Xem chừng anh chàng Xuân chắc chắn cũng được việc đấy chứ
Nghe đâu chắc chắn con dê già kia sẽ chẳng bao lâu bị truy tố trước
pháp luật
Xem ý chắc chắn ông cụ tui không có lòng muốn lấy người ta làm vợ
thì ông cũng sẽ nói là tui cũng không bằng lòng lấy cô con quan tổng đốc nào
đó mà ông cụ đã hỏi cho tui đâu
“Chắc chắn” được dùng khi người nói đã có cơ sở đảm bảo tính chân
thực, tất yếu của sự tình nên không thể kết hợp cùng với các định ngữ “xem
chừng”, “nghe đâu” hay “xem ý” được. Nói cách khác, một bên là định ngữ
tình thái thực hữu thì không thể kết hợp được với định ngữ tình thái không
thực hữu.
Vậy sự xuất hiện của hai định ngữ tình thái trong cùng một câu thể hiện
mục đích, nội dung gì?
Từ những ví dụ trên cho thấy: hai định ngữ cùng có sự tương hợp về
nội dung tình thái xuất hiện trong cùng một câu nhằm mục đích nhấn mạnh,
mà cơ sở của nó là sự dư thừa lý thuyết thông tin. Trong ngôn ngữ có hiện
tượng dư thừa trong sự biểu hiện tức là sự lặp lại có chủ đích nào đó nhằm
nhấn mạnh hay chống lại sự nhiễu loạn thông tin từ môi trường giao tiếp bên
ngoài. Trong việc sử dụng 2 định ngữ cùng một câu thì đáng chú ý các định
ngữ câu đối lập nhau về sắc thái đánh giá tích cực/ không tích cực, đáng mong

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

paboo

New Member
Re: [Free] Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện

Link hư rồi các Mod ơi. Nhờ các Mod up lại giùm nhé. Chân thành Thank các Mod nhiều.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá công tác khảo sát, tính toán ổn định mái dốc phục vụ thi công đường cao tốc Nội Bài Lào Cai, 264km Kiến trúc, xây dựng 1
E Khảo sát quy trình sản xuất Puree chanh dây và xác định hiệu suất thu hồi sản phẩm tại công ty TNHH Khoa học Tự nhiên 2
L Khảo sát quy trình và xác định các điểm kiểm soát giới hạn trên dây chuyền sản xuất bánh Pía Khoa học Tự nhiên 2
T Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả trong doanh nghiệp thương mại - Khảo sát thực tế tại cô Luận văn Kinh tế 0
I Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả trong doanh nghiệp thương mại - Khảo sát thực tế tại cô Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá khi IPO tại Việt Nam Tài chính, Chứng khoán 0
D Khảo sát ảnh hưởng của các thành phần đến sự hình thành và ổn định nhũ tương Y dược 0
D Khảo sát định tính thành phần hóa học và hoạt tính kháng Oxy của các cao chiết lá Sakê (Artocarpus a Khoa học Tự nhiên 0
D Khảo sát quy trình chế biến, định mức sản xuất sản phẩm mực (Logigo formosana) đông lạnh và hệ thống Nông Lâm Thủy sản 0
T Khảo sát quy trình chế biến - tính định mức sản phẩm mực tuộc (Octopus dollfusi) đông lạnh IQF và ch Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top