laclongquan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trình bày các khái niệm về chỉ xuất, hồi chỉ, tỉnh lược, tỉnh lược hồi chỉ - cách liên kết tỉnh lược hồi chỉ được đánh giá là một trong các cách đem lại hiệu quả liên kết và ngữ dụng tối ưu nhất. Tập trung nghiên cứu về tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ và tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt ở trong các câu đơn, câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu bị động, tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của hiện tượng này giữa hai ngôn ngữ. Từ đó kiến giải vấn đề để nâng cao hiệu năng sử dụng và nghiên cứu, nhất là nâng cao chất lượng dịch thuật, giảng dạy tiếng Việt cho người Việt và cho người nói tiếng Anh học tiếng Việt; giúp cho người học có thể phân tích và tiếp thụ văn bản song ngữ Anh - Việt một cách hiệu quả


MỞ ĐẦU .................................................................................................
1. Lí do chọn đề tài.......................................... .................................
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................
3. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu .............................................
4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn..........................................................
5. Bố cục của luận văn .....................................................................
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG...................................................................
1.1 Chỉ xuất và hồi chỉ .....................................................................
1.1.1 Chỉ xuất và các biểu thức chỉ xuất ..........................................
1.1.2. Hồi chỉ và các phương tiện hồi chỉ ........................................
1.1.2.1 Khái niệm hồi chỉ.................................................................
1.1.2.2 Các phương tiện hồi chỉ (Anaphoric Devices).....................
a. Đại từ nhân xưng (Pronouns) .......................................................
b. Chỉ định từ (Determiners) ............................................................
c. Liên hệ từ vựng ( Lexical Relationship) ......................................
d. Tỉnh lược (Ellipsis) ......................................................................
e. Thay thế (Substitution).................................................................
f. Đồng vị ngữ (Apposition).............................................................
1.2 Tỉnh lược và các chức năng của Tỉnh lược................................
1.2.1 Khái niệm Tỉnh lược ...............................................................
1.2.2 Các chức năng của tỉnh lược ..................................................
1.2.2.1 Tỉnh lược có chức năng rút gọn ..........................................
1.2.2.2 Tỉnh lược có chức năng thay thế..........................................
1.2.2.4 Tỉnh lược có chức năng khứ chỉ..............................................................
1.2.2.5 Tỉnh lược có chức năng hồi chỉ ..............................................................
1.3 Tỉnh lược hồi chỉ là gì? .................................................................................
1.3.1 Quan điểm về tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh .......................................
1.3.2 Quan điểm về tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Việt .......................................
1.3.3 Quan điểm của luận văn về Tỉnh lược hồi chỉ ...........................................
CHƯƠNG 2:
TỈNH LƯỢC HỒI CHỈ CHỦ NGỮ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..
2.1 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh...................................................
2.1.1 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn ..................................................
2.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập (co- ordinated
clauses)................................................................................................................
2.1.3 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong các câu ghép chính phụ (Subordinated
clauses)................................................................................................................
2.2 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Việt..................................................
2.2.1 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn...................................................
2.2.2 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập ..................................
2.2.3 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép chính phụ ................................
2.3 Đối chiếu và Chuyển dịch ............................................................................
2.3.1 Đối chiếu ....................................................................................................
2.3.2 Chuyển dịch ...............................................................................................
2.3.2.1 Tương đồng .............................................................................................
2.3.2.2 Khác biệt .................................................................................................
2.4 Tiểu kết..........................................................................................................
CHƯƠNG 3:
TỈNH LƯỢC HỒI CHỈ VỊ NGỮ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT........
3.1 Tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Anh .....................................................
3.1.1 Tỉnh lược hồi chỉ một phần của vị ngữ ......................................................
3.1.1.1 Chỉ tỉnh lược hồi chỉ thành phần động từ chính của vị ngữ.................... 3.1.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ động từ chính (hay động từ tobe) + bổ
ngữ………………………………………………………………………… ...... 74
3.1.1.3 Tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ trong vị ngữ ................................. 75
3.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ ........................................................... 78
3.1.2.1 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu đơn.................................. 79
3.1.2.2 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu ghép đẳng lập ................. 80
3.1.2.3 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu ghép chính phụ ............... 81
3.1.2.4 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu bị động............................ 82
3.2 Tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Việt ..................................................... 83
3.2.1 Tỉnh lược hồi chỉ một phần của vị ngữ ...................................................... 83
3.2.1.1 Tỉnh lược hồi chỉ động từ chính của vị ngữ............................................ 83
3.2.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ trong vị ngữ ................................. 84
3.2.2 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ............................................................ 85
3.3 Đối chiếu và Chuyển dịch............................................................................. 87
3.3.1. Đối chiếu ................................................................................................... 87
3.3.2 Chuyển dịch ............................................................................................... 89
3.3.2.1 Tương đồng ............................................................................................. 89
3.3.1.2 Khác biệt ................................................................................................. 91
3.4 Tiểu kết.......................................................................................................... 95
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 101
1. Lí do chọn đề tài
Trước sự phát triển mạnh mẽ và xu thế hội nhập toàn cầu của đất nước,
ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ngày càng chứng tỏ vị trí quan
trọng trong xã hội. Do vậy, việc nắm vững những đặc điểm tương đồng và dị
biệt giữa tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt và tiếng Anh là điều hết sức cần thiết để có
thể truyền tải đầy đủ và chính xác nội dung thông điệp khi thực hiện chuyển
dịch từ Anh sang Việt hay ngược lại. Chúng ta có thể nhận diện những đặc
điểm tương đồng hay dị biệt này giữa hai ngôn ngữ này qua nhiều khía cạnh
như ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng... Tuy nhiên, ít ai biết rằng có một hiện tượng
ngữ pháp xảy ra khá phổ biến có thể giúp ta nhận thấy rất rõ những đặc điểm
khác nhau và giống nhau giữa hai ngôn ngữ trong quá trình chuyển dịch, đó là
hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ.
Tỉnh lược hồi chỉ là một hiện tượng khá phức tạp. Như ta đã biết, tỉnh
lược là cách liên kết quan trọng trong hệ thống liên kết văn bản. Nó
đã vượt qua giới hạn của một phát ngôn để thể hiện sự duy trì liên kết ở mức
độ giữa các phát ngôn khác nhau trong văn bản. Hơn thế nữa, nó cũng góp
phần tạo cho văn bản tính hệ thống chặt chẽ và chính xác mà lại tiết kiệm
được ngôn từ. Tỉnh lược hồi chỉ là một dạng đặc biệt của cách tỉnh
lược. Nó không những đem lại những hiệu quả ngữ dụng cũng như tính mạch
lạc cao hơn cả các cách liên kết thông thường mà còn được đánh giá
là một trong những biện pháp rút gọn và liên kết tối ưu nhất. Bàn về vấn đề
này, tác giả Cao Xuân Hạo [5, 198] đã sử dụng thuật ngữ "hồi chỉ rê rô" và có
nhận xét trong cuốn Sơ thảo ngữ pháp chức năng (quyển 1) như sau: “Một
câu không có yếu tố hồi chỉ thì tính độc lập của nó cao hơn và do đó ít gắn bó
với văn cảnh hơn một câu có yếu tố hồi chỉ, trong đó có cả hồi chỉ  (Tỉnh
lược)”.Ta có thể thấy rằng vấn đề này đã được đề cập đến tương đối nhiều
trong nghiên cứu ngôn ngữ học với nhiều thuật ngữ khác nhau: hồi chỉ zê rô,
tỉnh lược hồi chỉ, thế bằng zê rô... Sở dĩ chưa có sự thống nhất về tên gọi là do
những khác biệt về quan điểm và góc độ nhìn nhận từ nhiều cách tiếp cận
khác nhau của các nhà nghiên cứu. Hơn thế nữa, cách tỉnh lược hồi
chỉ trong hai ngôn ngữ Anh và Việt có những đặc điểm khác biệt nhau về
hình thức cấu trúc và tần số xuất hiện trong quá trình dịch thuật. Do vậy, khi
chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, các câu có chứa cách tỉnh
lược hồi chỉ không phải lúc nào cũng tương ứng hoàn toàn về cấu trúc cũng
như dạng thức liên kết. Sau đây là một ví dụ về hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ:
(1) The King was so charmed with his address that he ordered a little chair to
be made, in order that Tom might sit upon his table, and  also a palace of
gold, a span high, with a door an inch wide, to live in.
(Đức vua rất vui thích vì sự khôn ngoan của chú. Ngài ra lệnh thuê làm một
chiếc ghế tựa nhỏ và đặt lên trên bàn của ngài cho Tôm ngồi. Ngài cũng sai
làm một chiếc lâu đài bằng vàng cao một gang tay, với một cái cửa ra vào
rộng một insơ để chú ở.)
(Truyện chú Tôm tí hon, Tr18, Truyện cổ tích Anh, NXB Giáo dục 2003)
Xét ví dụ trên, ta có thể thấy rằng câu nguyên bản tiếng Anh là một câu
ghép nhiều vế lại với nhau. Trong đó có một chuỗi quy chiếu hồi chỉ đến một
chủ thể làm chủ ngữ lần lượt là: “the King” (Đức vua) - “he” (ngài) - “”.
Trong câu này, chủ ngữ cuối cùng là , nghĩa là chủ thể đã được tỉnh lược
hồi chỉ, thay vì lặp lại từ "he". Tuy nhiên khi câu tiếng Anh này được chuyển
dịch sang tiếng Việt thì đã có sự khác biệt rõ ràng. Mặc dù khi chuyển dịch
sang tiếng Việt, ý nghĩa nội dung của câu không thay đổi nhưng rõ ràng đã có
sự khác biệt về cấu trúc và cách sử dụng để liên kết hồi chỉ. Lúc này
câu ghép tiếng Anh đã được chuyển dịch sang thành ba câu đơn riêng biệt và
có chuỗi quy chiếu hồi chỉ giữa các câu đơn là: “Đức vua” - “ngài” - “ngài”.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện nay Môn đại cương 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa đối với khu du lịch sinh thái phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đối chiếu tiếng lóng của giới trẻ pháp và việt nam trên các phương tiện thông tin đại chúng Ngoại ngữ 0
H Nghiên cứu hiệu quả một số thuốc BVTV đối với sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự ở vùng Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
B Vận dụng phép biện chứng duy vật trong nghiên cứu vai trò trung tâm kinh tế của Thủ đô Hà Nội đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng Luận văn Kinh tế 2
H Nghiên cứu và hoàn thiện một số giải pháp an toàn PCCC đối với công trình khách sạn Hoàng Long số 18 Kiến trúc, xây dựng 0
B Bước đầu nghiên cứu phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với công ty Giấy Hải Phòng (HAPACO) Kiến trúc, xây dựng 0
T Nghiên cứu các hình thức huy động vốn trong nền kinh tế thị trường đối với các doanh nghiệp vận tải Luận văn Kinh tế 0
O Khái niệm, đối tượng, nội dung, chức năng, phương pháp nghiên cứu kinh tế ngoại thương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top