Stanhop

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tổng quan về đặc điểm tâm sinh lý, quá trình nhận thức, nhân cách, năng khiếu, sự lĩnh hội của học sinh tiểu học; vấn đề giáo dục, dạy học và sách giáo khoa, sách tiếng Việt. Nhận xét, đánh giá các bài tập đọc (văn xuôi) trong sách Tiếng Việt tiểu học mới cải cách trên các phương diện như chủ điểm, nội dung các bài đọc; cách đặt tiêu đề, phân đoạn bài đọc; nhận xét về câu, từ ngữ và cách chú thích, giải nghĩa từ; từ đó đối chiếu, so sánh với sách cũ để tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế của sách mới. Nhận xét các câu hỏi trắc nghiệm của các bài tập đọc văn xuôi trong tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5, tìm ra các thay đổi của các bài tập đọc văn xuôi như: dấu câu, thêm / bớt từ, Thêm / bớt đoạn văn, thay bài có nội dung tương tự cho phần chủ điểm giống nhau. Đánh giá những mặt tích cực và kiến nghị một số mặt còn hạn chế của bộ sách Tiếng Việt tiểu học, giúp ích cho công việc biên soạn và biên tập sách Tiếng Việt
Luận văn ThS. Lý thuyết ngôn ngữ -- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN XUNG QUANH ĐỀ TÀI
1.1. Đặc điểm của học sinh tiểu học
1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học
1.1.2. Đặc điểm quá trình nhận thức của học sinh tiểu học
1.1.3. Đặc điểm nhân cách
1.1.4. Năng khiếu của học sinh tiểu học
1.1.5. Sự lĩnh hội khái niệm, hình thành kĩ năng, kĩ xảo ở học sinh
tiểu học
1.2. Giáo dục và Dạy học
1.2.1. Giáo dục
1.2.2. Dạy học
1.2.3. Bản chất và đặc điểm của hoạt động dạy học ở tiểuhọc
1.3. Sách giáo khoa và sách Tiếng Việt
1.3.1. Sách giáo khoa
1.3.2. Sách Tiếng Việt
1.3.3. Phân môn Tập đọc
CHƢƠNG 2: NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC BÀI TẬP ĐỌC
(VĂN XUÔI) TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT 1, 2, 3, 4, 5 (2005)
2.1. Nhận xét chung về chủ điểm và nội dung các bài đọc
2.1.1. Tiếng Việt 1 tập 1
2.1.2. Tiếng Việt 1 tập 2
2.1.3. Tiếng Việt 2 tập 1
2.1.4. Tiếng Việt 2 tập 2
2.1.5. Tiếng Việt 3 tập 1
2.1.6. Tiếng Việt 3 tập 2
2.1.7. Tiếng Việt 4 tập 1
2.1.8. Tiếng Việt 4 tập 2
2.1.9. Tiếng Việt 5 tập 1
2.1.10. Tiếng Việt 5 tập 2
2.2. Nhận xét cách đặt tiêu đề và cách phân đoạn bài đọc
2.2.1. Cách đặt tiêu đề
2.2.2. Phân đoạn bài đọc
2.3. Nhận xét về câu
2.3.1. Độ dài trung bình (tính bằng câu) của các bài tập đọc
2.3.2 Tỉ lệ câu đơn, câu ghép trong các bài tập đọc
2.3.3. Một số kiến nghị
2.4. Nhận xét về từ ngữ
2.4.1. Vốn từ Hán Việt và từ Ấn Âu trong các bài tập đọc
2.4.2. Các từ địa phương
2.4.3. Uyển ngữ
2.4.4. Một số kiến nghị
2.5. Nhận xét về cách chú thích, giải nghĩa từ
2.5.1. Nhận xét
2.5.2. Một số kiến nghị
2.6. Nhận xét cách đặt câu hỏi
2.7. Tiểu kết
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CỦA
CÁC BÀI TẬP ĐỌC (VĂN XUÔI) TRONG TIẾNG VIỆT 1, 2,

3, 4, 5
3.1. Điều tra về câu hỏi trắc nghiệm trong sách Tiếng Việt lớp 2
3.2. Điều tra về câu hỏi trắc nghiệm trong sách Tiếng Việt lớp 3
3.3. Điều tra về câu hỏi trắc nghiệm trong sách Tiếng Việt lớp 4
3.3.1. Sách Tiếng Việt 4 tập 1
3.3.2. Sách Tiếng Việt 4 tập 2
3.4. Điều tra về câu hỏi trắc nghiệm trong sách Tiếng Việt lớp 5
3.5. Tiểu kết
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ THAY ĐỔI CỦA BÀI TẬP ĐỌC (VĂN
XUÔI) TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT 1, 2, 3, 4, 5
4.1. Thay đổi dấu câu
4.1.1. Những thay đổi hợp lí
4.1.2. Những thay đổi không phù hợp
4.2. Thay đổi thêm / bớt từ
4.2.1. Những thay đổi hợp lí
4.2.2. Những thay đổi không phù hợp
4.3. Thêm / bớt đoạn văn
4.3.1. Những thay đổi hợp lí
4.3.2. Những thay đổi không phù hợp
4.4. Thay bài có nội dung tƣơng tự cho phần chủ điểm giống
nhau
4.4.1. Những thay đổi hợp lí
4.4.2. Những thay đổi không phù hợp
4.5. Tiểu kết
KẾT LUẬN
NGUỒN TƯ LIỆU CHÍNH
1. Lí do chọn đề tài
Sau khi bộ sách Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5 mới cải cách ra đời, đã có rất nhiều
ý kiến tranh luận cả khen, cả chê về bộ sách này. Ai cũng quan tâm đến việc giáo
dục con em mình, nhất là với những học sinh tiểu học, mới bắt đầu học chữ.
Chƣơng trình cấp I là nền móng căn bản trong việc tích lũy tri thức của các em,
có ý nghĩa quyết định đến tƣơng lai của các em sau này nên nó đƣợc đặc biệt
quan tâm. Bộ giáo dục đã tiến hành thử nghiệm cải cách sách Tiếng Việt tiểu học
từ năm 2000, nhƣng phải đến năm 2004 mới hoàn thành. Đã có rất nhiều những
bài viết nhận xét, đánh giá, góp ý về các phần của bộ sách, nhƣng hầu nhƣ chỉ là
những bài báo nhỏ chứ chƣa có một công trình đánh giá toàn diện về bộ sách
này. Riêng Tiến sĩ Nguyễn Thế Lịch đã có rất nhiều những bài viết dài, đăng trên
tạp chí ngôn ngữ, nhận xét về bộ sách, nhƣng lại chủ yếu nhận xét về sách lớp 1,
phần Học vần chứ chƣa nghiên cứu một cách toàn diện.
Chính vì vậy, chúng tui chọn đề tài này để xem xét một cách tƣơng đối
toàn diện về các bài tập đọc – một vấn đề trọng tâm của bộ sách để xem bộ sách
này đã thực hiện đƣợc mục tiêu của chƣơng trình dạy tiếng Việt cho học sinh
tiểu học hay chƣa. Đồng thời chúng tui cũng có đối chiếu, so sánh với sách cũ,
để xem sách mới có điều gì mới, hay hay còn điều gì chƣa bằng sách cũ.
2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tui chỉ tập trung nghiên cứu những bài tập đọc
văn xuôi trong sách Tiếng Việt tiểu học mới cải cách. Những bài đó có thể thuộc
thể loại truyện kể, văn miêu tả, những bài thuộc phong cách hành chính – công
vụ, những bài báo, bài tin tức…
3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nhận xét, đánh giá một cách tƣơng đối toàn diện
về các bài tập đọc (văn xuôi) trong sách Tiếng Việt tiểu học mới cải cách. Từ đó,
ngƣời viết muốn đối chiếu, so sánh thêm với sách cũ để tìm hiểu những ƣu điểm
và hạn chế của sách mới. Chúng tui cũng mong đƣa ra đƣợc một số ý kiến đóng
góp, kiến nghị để giúp một phần cho ngƣời soạn sách hoàn thiện bộ sách hơn.
4. Tƣ liệu nghiên cứu
Chúng tui tiến hành khảo sát trên tất cả các bài tập đọc (văn xuôi) của bộ
sách Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5 của Nhà xuất bản Giáo dục in năm 2005, nghĩa là
khi bộ sách đã đƣợc cải cách xong hoàn toàn.
Từ bộ sách trên, chúng tui đã thu thập đƣợc 250 bài. Chúng tui không
khảo sát những bài không phải văn xuôi nhƣ thơ, bảng biểu (chỉ có số liệu, từ
ngữ chứ không có câu).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tui có sử dụng một số thủ pháp và phƣơng
pháp sau:
Thủ pháp thống kê: Sau khi đã chọn ra các bài đọc nghiên cứu, chúng tôi
dùng thủ pháp thống kê để biết tổng số chủ điểm trong mỗi quyển sách, các câu
trong mỗi bài đọc, tổng số câu đơn, câu ghép, tổng số các từ Hán Việt, từ Ấn Âu
trong mỗi bài, mỗi lớp.
Thủ pháp phân tích: Sau khi thống kê, chúng tui dùng phƣơng pháp phân
tích, đánh giá để nhận xét về nội dung bài, cách sử dụng từ ngữ, xây dựng câu,
đặt câu hỏi, giải nghĩa từ… trong sách.
Phƣơng pháp miêu tả: Chúng tui tiến hành miêu tả các tình hình trên qua
các ví dụ, bảng biểu, số liệu. Phƣơng pháp so sánh: Chúng tui tiến hành so sánh, đối chiếu sách mới với
sách cũ, cách giải nghĩa từ của sách và từ điển, từ đó nhận xét, đánh giá những
ƣu điểm đƣa ra một số kiến nghị về bộ sách.
Phƣơng pháp điều tra trắc nghiệm: Chúng tui tiến hành xây dựng các mẫu
phiếu điều tra trắc nghiệm cho các học sinh tiểu học rồi thống kê kết quả, từ đó
nhận xét và phân tích mức độ khó của các câu hỏi trắc nghiệm của các bài tập
đọc trong sách Tiếng Việt tiểu học.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Ý nghĩa lí luận: Những cơ sở đã trích và những kết quả rút ra đƣợc của
luận văn có thể sẽ đóng góp đƣợc một phần vào lí thuyết để biên soạn, biên tập
sách giáo khoa.
Ý nghĩa thực tiễn: Từ những bảng biểu, số liệu, nhận xét của mình, chúng
tui muốn góp một ý kiến đánh giá những mặt tích cực và kiến nghị một số mặt
còn hạn chế của bộ sách Tiếng Việt tiểu học, giúp đƣợc phần nào cho công việc
biên soạn và biên tập sách Tiếng Việt, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục. Chúng tôi
không có tham vọng sửa đƣợc những sai sót của bộ sách mà chỉ mong những kết
quả nghiên cứu của mình có thể phần nào giúp ích cho những ngƣời soạn sách.
Đồng thời chúng tui cũng muốn lƣu ý các thầy, cô giáo sửa chữa một số điều
không chính xác trong sách khi giảng dạy để giúp học sinh học tốt hơn.
Ngoài ra, những kết luận của chúng tui cũng chỉ ra những thành công mà
những ngƣời soạn sách đã làm đƣợc. Không thể cực đoan phủ nhận những đóng
góp rất giá trị của ngƣời soạn sách để làm cho bộ sách mới, phong phú và phù
hợp với thời đại hiện nay nhƣ vậy.
Những kết quả đạt đƣợc từ luận văn của chúng tui cũng là một trong
những cứ liệu để những ngƣời nghiên cứu sau đi sâu hơn về việc tìm hiểu, đóng
góp ý kiến cho việc xây dựng bộ sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học. 7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn của chúng tui gồm có các phần sau:
Phần mở đầu.
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận xung quanh đề tài.
Chƣơng 2: Nhận xét chung về các bài tập đọc (văn xuôi) trong sách Tiếng
Việt 1, 2, 3, 4, 5 (2005)
Chƣơng 3: Nhận xét câu hỏi trắc nghiệm của các bài tập đọc văn xuôi
trong sách Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5
Chƣơng 4: Một số thay đổi của bài tập đọc (văn xuôi) trong sách Tiếng
Việt 1, 2, 3, 4, 5
Kết luận.
Phụ lục CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN XUNG QUANH ĐỀ TÀI
----------------- † ♣ † ----------------
1.1. Đặc điểm của học sinh tiểu học
1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học
Cấp tiểu học có 5 lớp, từ lớp 1 đến lớp 5, dành cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi
(một số trẻ không thể đi học đúng tuổi có thể học muộn hơn 1 - 2 năm, tức là đến
13, 14 tuổi). Các em là những thực thể hồn nhiên tiềm tàng khả năng phát triển.
Bản tính của trẻ em rất hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, luôn thể hiện ra bên
ngoài, không biết che giấu, nên ngƣời xƣa mới có câu “đi hỏi già, về nhà hỏi
trẻ”. Trong nhiều hoàn cảnh, do tác động xấu từ bên ngoài nên trẻ có thể nhiễm
những tật xấu nhƣ nói dối. Hiện nay, nhiều nền giáo dục văn minh tiên tiến đang
hƣớng tới việc giữ gìn và tôn trọng bản tính hồn nhiên của trẻ.
Lứa tuổi học sinh tiểu học là thời kì đầu của tuổi học (thƣờng từ 6 đến 11
tuổi, còn gọi là tuổi nhi đồng). Trong thời kì này, trẻ phát triển mạnh về nhận
thức, tình cảm, ý chí, ý thức, nhân cách và hoạt động học tập là hoạt động chủ
đạo của các em. Hoạt động học lần đầu tiên xuất hiện ở học sinh tiểu học với tƣ
cách là hoạt động học đích thực khi các em bắt đầu học lớp 1. Trƣớc đó, các em
cũng đã thực hiện các hoạt động “chơi mà học”, nhƣng bản chất các hoạt động
đó vẫn là hoạt động vui chơi chứ chƣa phải học tập đúng nghĩa.
Học sinh tiểu học cũng tiềm tàng khả năng phát triển, kể cả những trẻ em
khuyết tật vẫn có thể học tập để đạt đƣợc những trình độ nhất định, lao động để
nuôi sống bản thân, đóng góp cho gia đình và xã hội. Tuy vậy, chƣơng trình học cho học sinh cũng không nên quá tải, không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí
của các em. Trong Công ƣớc của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em có quy định
các quốc gia cam kết dành cho trẻ em nền giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí của mình.
Trẻ em ở lứa tuổi học sinh tiểu học là thực thể đang lớn lên, đang hoàn
thiện về cơ thể (sinh lí) và đang phát triển về tâm hồn (tâm lí). Lúc này, các em
chƣa phải là một cá nhân trƣởng thành nhƣ một công dân thực thụ. Học sinh tiểu
học chƣa đủ ý thức, phẩm chất và năng lực để tồn tại nhƣ một công dân trong xã
hội, mà vẫn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của ngƣời lớn, của nhà trƣờng, gia đình và
xã hội.
Học sinh tiểu học chƣa phải suy nghĩ, ghi nhớ nhiều nhƣ ngƣời lớn nên
các em dễ thích nghi, dễ tiếp nhận cái mới. Có thể phân ra hai cấp độ phát triển
của học sinh tiểu học nhƣ sau:
(1) Cấp độ thứ nhất: gồm các lớp 1, 2 và lớp 3. Lớp 1 là đầu vào của
bậc Tiểu học, là bƣớc khởi đầu nên cũng khá khó khăn: “Vạn sự
khởi đầu nan”.
(2) Cấp độ thứ hai: gồm lớp 4 và lớp 5. Lớp 5 đƣợc coi là đầu ra của
cấp Tiểu học.
Khi các em bắt đầu vào lớp 1, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho trẻ.
Trẻ cần vốn tiếng Việt đủ để chào hỏi ngƣời thân, nghe và trả lời đƣợc những
câu hỏi đơn giản, gần gũi với cuộc sống. Thứ hai là chuẩn bị cho trẻ tâm lí sẵn
sàng đi học. Thứ ba là trẻ phải biết thực hiện một số thao tác, hình thành một số
phẩm chất tâm lí nhƣ biết chú ý lắng nghe, biết nghe và làm theo sự chỉ dẫn của
ngƣời lớn… Hoạt động học sẽ tạo ra cho trẻ em những nét tâm lí mới nhƣ chú ý
có chủ định, ghi nhớ có chủ định, bƣớc đầu tƣ duy khoa học. 7
Khi trẻ em học thì đó cũng chính là lúc các em chiếm lĩnh (lĩnh hội) tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo mới và trở thành chủ thể chiếm lĩnh nội dung học tập mới
và các chức năng tâm lí của học sinh đƣợc vận hành tích cực. Nhờ hoạt động
học, mỗi học sinh lĩnh hội đƣợc tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới và đƣợc phát triển
về nhận thức lí tính và các phẩm chất hình thành nhân cách, làm tâm hồn phong
phú hơn. Có thể nói hoạt động học tạo ra sự biến đổi, hình thành nhân cách học
sinh.
Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học, diễn ra theo
phƣơng thức đặc trƣng là nhận thức Mẫu và Luyện tập theo mẫu để có kĩ năng
theo cách học và tập gắn với nhau. Phƣơng thức đặc trƣng của bậc tiểu học chính
là phƣơng thức Học - Tập. Hoạt động học đích thực hƣớng học sinh lĩnh hội nội
dung học tập (tri thức, kĩ năng, kĩ xảo) và cách ứng xử (thái độ) tƣơng ứng. Nhờ
vậy mà học sinh học không phải mò mẫm, không phải học lỏm nhƣ khi chƣa
hình thành đƣợc hoạt động học, đồng thời phát triển đƣợc tâm lí của chính mình.
Hoạt động học của học sinh tiểu học đƣợc hình thành bằng phƣơng pháp
nhà trƣờng. Hoạt động này có các thành tố chính là nội dung học tập và cấu trúc
của hoạt động học tập. Cấu trúc của hoạt động học tập gồm có động cơ học tập,
nhiệm vụ học tập và các hành động học tập. Nội dung học tập của học sinh tiểu
học là những chuẩn mực tối thiểu và cần thiết về khoa học tự nhiên, xã hội và
con ngƣời cho cuộc sống của trẻ em ở lứa tuổi nhi đồng. Nội dung giáo dục
đƣợc thiết kế thành mục tiêu giáo dục và đƣợc cụ thể hóa thành chƣơng trình, tài
liệu từng môn học và các hoạt động giáo dục của mỗi lớp học (kèm theo chƣơng
trình chuẩn về kiến thức và kĩ năng, tiêu chí về hành vi và thái độ, gọi chung là
trình độ chuẩn). Động cơ học tập của trẻ là cái nuôi dƣỡng nhu cầu và thôi thúc
trẻ học tập. Khi dạy học, giáo viên cần hình thành cho học sinh động cơ học để
lĩnh hội nội dung, phƣơng pháp học tập, vì vậy tiêu chí cơ bản để đánh giá việc học của học sinh tiểu học là thái độ - động cơ học tập. Biểu hiện của động cơ đó
là học sinh thích học, tự giác tham gia vào hoạt động học. Giáo viên cần biết tổ
chức cho các em học tập, thu hút sự chú ý của học sinh để việc dạy và học đạt
kết quả tốt. Với sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh học tập để tạo ra sản phẩm
học tập, tức là tạo ra cái mới trong tâm lí, tạo ra năng lực mới chứ không đơn
thuần là tích lũy thêm, góp vào vốn kinh nghiệm đã có. Ở bậc tiểu học, học sinh
không dừng ở cấp độ nắm đƣợc kiến thức mà phải chuyển thành kĩ năng và kĩ
xảo. Vì vậy, một số nhà chuyên môn cho rằng bậc tiểu học là “bậc học của kĩ
năng”. Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập bằng các hành động chuyên biệt nhƣ
hành động phân tích, mô hình hóa, cụ thể hóa, hành động kiểm tra và đánh giá.
1.1.2. Đặc điểm quá trình nhận thức của học sinh tiểu học
Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, không chủ định, ít đi vào
chi tiết nên các em chƣa phân biệt đƣợc chính xác các đối tƣợng, dễ sai và nhầm
lẫn. Học sinh các lớp đầu cấp tiểu học tri giác còn yếu nên thƣờng thâu tóm sự
vật về toàn bộ, về đại thể để tri giác. Khi tri giác, các em thƣờng gắn với hành
động, hoạt động thực tiễn của bản thân. Các em chỉ tri giác những gì phù hợp với
nhu cầu, những gì thƣờng gặp trong cuộc sống và gắn với hoạt động của bản
thân. Những gì đƣợc giáo viên chỉ dẫn thì mới đƣợc các em tri giác.
Khi học sinh tri giác, cảm xúc của các em thể hiện rất rõ. Điều mà các em
tri giác đầu tiên là những dấu hiệu, những đặc điểm trực tiếp gây cho các em xúc
cảm. Những cái rực rỡ, sinh động thƣờng dễ gây ấn tƣợng tích cực, khiến các em
tri giác tốt hơn. Vì vậy, sách giáo khoa cũng không nên có quá nhiều tranh sặc sỡ
vì sẽ gây ảnh hƣởng không tốt đến việc học của các em, nhƣ làm chậm tốc độ
đọc của học sinh.
Tri giác của học sinh tiểu học không tự nó phát triển. Giáo viên tiểu học
có vai trò rất lớn trong sự phát triển tri giác của học sinh. Giáo viên cần chỉ dạy cách nhìn, hình thành kĩ năng nhìn cho học sinh, chú ý hƣớng dẫn các em biết
cách quan sát và lắng nghe. Cần chú ý tổ chức một cách đặc biệt các hoạt động
của học sinh để tri giác một đối tƣợng nào đó nhằm phát hiện những dấu hiệu
bản chất của sự vật và hiện tƣợng.
Khả năng chú ý có chủ định của học sinh tiểu học còn yếu. Các em chƣa
biết điều chỉnh chú ý một cách có ý thức mà thƣờng chỉ chú ý khi có động cơ
gần (nhƣ đƣợc điểm cao, đƣợc thầy cô giáo khen). Đến cuối bậc tiểu học, các em
có thể duy trì chú ý chủ định ngay cả khi có động cơ xa (biết chờ đợi kết quả
trong tƣơng lai). Chú ý không chủ định của học sinh tiểu học phát triển nhờ
những thứ mới mẻ, rực rỡ, khác lạ, dễ lôi cuốn. Những đồ dùng dạy học đẹp,
mới lạ của giáo viên dễ gợi cho các em cảm xúc tích cực nên tranh ảnh, hình vẽ,
mô hình… là phƣơng tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý của học sinh. Nhƣng
các em cũng rất mẫn cảm, những ấn tƣợng quá mạnh cũng có thể kìm hãm khả
năng phân tích, khái quát tài liệu học tập của các em. Giáo viên cần tìm cách làm
cho giờ học hấp dẫn để tạo hứng thú, lôi cuốn sự chú ý của học sinh.
Quá trình ức chế ở não học sinh lớp 1, lớp 2 còn yếu nên sự tập trung chú
ý của các em thƣờng thiếu bền vững, dễ bị phân tán. Các em thƣờng bỏ sót
những chữ cái trong từ, từ trong câu. Sự chú ý này còn phụ thuộc vào nhịp độ
học tập. Nhịp độ quá nhanh hay quá chậm đều không thuận lợi cho tính bền
vững và sự tập trung chú ý. Chú ý có chủ định đƣợc rèn luyện, phát triển trong
quá trình học tập. Quá trình học tập đòi hỏi học sinh phải thƣờng xuyên rèn
luyện chú ý có chủ định, rèn luyện ý chí.
Học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tƣợng phát triển hơn trí nhớ
từ ngữ - lôgic, vì lúc này hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất của các em
chiếm ƣu thế hơn. Các em có thể nhớ chính xác những sự vật, hiện tƣợng cụ thể
nhanh hơn, tốt hơn những định nghĩa, những câu giải thích. Học sinh lớp 1, lớp 2
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
B Vài nhận xét ban đầu về phương pháp tập luyện bằng bàn nghiêng đối với bệnh nhân ngất qua trung gian Luận văn Kinh tế 0
D Một số nhận xét về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán của công ty cổ phần Lilama 10 Luận văn Kinh tế 0
C Nhận xét đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán tại công ty sản xuất ô tô Daihatsu - Vietindo Luận văn Kinh tế 0
T Một số ý kiến nhận xét và đánh giá về Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
O Một số nhận xét và kiến nghị về công tác hành chính văn phòng tại công ty Ameco Luận văn Kinh tế 2
A Một số nhận xét và ý kiến về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty cơ khí ôtô 3-2 Luận văn Kinh tế 0
C Một số ý kiến nhận xét và đề xuất về công tác kế toán tại doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
B Một số ý kiến nhận xét và đánh giá về công tác kế toán tại công ty cơ khí ô tô 3/2 Luận văn Kinh tế 0
A Những nhận xét và đánh giá chung về công tác quản lý và tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh do Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top