hoaithu_1989_qn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Nghiên cứu những cơ sở ngôn ngữ học của việc dạy - học tiếng mẹ đẻ. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của các cách tiếp cận lí thuyết hành vi, bẩm sinh, tâm lí - hoạt động và tương tác xã hội trong việc giải thích sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ và ứng dụng những thành tựu lí luận này vào việc dạy - học ngôn ngữ thứ nhất trong nhà trường. Đánh giá chương trình và sách giáo khoa tiếng Việt và yêu cầu đổi mới phương pháp. Điều tra đánh giá phương pháp dạy và học tiếng Việt theo chương trình và sách giáo khoa mới ở trường tiểu học xã Xuân Trung từ lăng kính của giáo viên và học sinh. Phân tích nội dung điều tra tập trung vào tìm hiểu các hoạt động dạy và học theo định hướng đổi mới phương pháp và thái độ của giáo viên và học sinh với yêu cầu đổi mới phương pháp của chương trình, sự hiện thực hoá ở sách giáo khoa cũng như với các hoạt động dạy và học được triển khai trong thực tế giảng dạy
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống các môn học ở nhà trường hiện nay, tiếng Việt là một trong
những bộ môn quan trọng nhất. Tuy nhiên chất lượng dạy và học tiếng Việt vẫn chưa
cao. Những nghiên cứu gần đây cho thấy vẫn còn nhiều học sinh ra trường rồi mà năng
lực đọc, nghe, nhất là nói, viết tiếng Việt rất yếu, mắc nhiều sai sót về dùng từ, đặt câu,
dùng dấu câu. Nguyên nhân của tình trạng này có thể nằm ở chương trình, có thể nằm
ở sách giáo khoa và cũng có thể là do phương pháp giảng dạy. Trong phạm vi của luận
văn chúng tui đi vào tìm hiểu phương pháp giảng dạy môn tiếng Việt ở cấp tiểu học để
xem phương pháp giảng dạy có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực
trạng dạy và học tiếng Việt hiện nay không từ đó đưa ra một số nhận xét về phương
pháp giảng dạy tiếng Việt cũng như hiệu quả của các phương pháp đó.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các vấn đề liên quan đến dạy - học tiếng Việt từ lâu đã được các nhà ngôn ngữ
học, giáo dục học và những người làm chính sách rất quan tâm tuy nhiên, việc khảo sát
và đánh giá thực trạng dạy và học tiếng Việt thì chưa được nhiều tác giả quan tâm đến.
Kể từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam) được thành lập cho đến nay, chương trình dạy - học tiếng Việt trong
nhà trường phổ thông của Việt Nam đã qua 3 lần chỉnh sửa và hiện nay hệ thống sách
giáo khoa mới đã được triển khai đại trà ở tất cả các cấp học. Liên quan đến vấn đề
này, có nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu có những bài viết đăng trên tạp chí Ngôn ngữ,
những tham luận tại hội thảo “Dạy - học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông đầu thế
kỉ 21” (2000) hay tuyển tập “Tiếng Việt trong trường học” (1997)... Nhìn chung, các
quan tâm nghiên cứu của các học giả tập trung vào những nội dung như:
- Mục tiêu của môn tiếng Việt trong nhà trường phổ thông (học để làm gì).
- Nội dung dạy môn tiếng Việt (nội dung ngữ pháp, từ vựng, liên kết văn bản...).
- Phương pháp dạy môn tiếng Việt (dạy vần, dạy đọc, dạy viết, dạy từ ngữ... ).
- Điều tra về năng lực tiếng Việt (khả năng sử dụng từ ngữ, ngữ pháp) của học
sinh (Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện Ngôn ngữ học năm 2002-2004).
Mặc dù có sự quan tâm và đầu tư lớn của Nhà nước và của các ngành, các cấp,
nhưng kết quả dạy - học tiếng Việt trong nhà trường vẫn gây nhiều bức xúc. Vì thế đã
có những hoạt động đánh giá chương trình và sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT chủ trì
thực hiện (và cũng gây nhiều bức xúc trong dư luận), và những nghiên cứu xuất phát từ
lăng kính bên ngoài (của những người làm chương trình và viết sách, của các nhà
nghiên cứu…). Mới đây (năm 2010), đề tài cấp bộ “Giáo dục ngôn ngữ trong nhà
trường ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn” (Vũ Thị Thanh Hương -
Viện Ngôn ngữ học) đã đi vào nghiên cứu nghiên cứu thái độ và phân tích nhu cầu,
nguyện vọng của học sinh, phụ huynh, giáo viên và các nhà quản lí giáo dục, những
chủ thể đích thực của hoạt động dạy - học tiếng Việt để có những cơ sở khách quan và
khoa học cho việc hoạch định một chính sách giáo dục ngôn ngữ phù hợp với tình hình
mới của đất nước.
Trong phạm vi của luận văn chúng tui đi sâu tìm hiểu về một khía cạnh của quá
trình dạy và học tiếng Việt trong nhà trường: tìm hiểu phương pháp giảng dạy tiếng
Việt cấp tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới.
3. Mục đích
Đề tài khảo sát và đánh giá về phương pháp dạy và học tiếng Việt theo chương
trình và sách giáo khoa mới (nghiên cứu trường hợp). Với mục đích trên, đề tài bao
gồm những nội dung nghiên cứu cụ thể như sau: Nghiên cứu những cơ sở ngôn ngữ
học của việc dạy - học tiếng mẹ đẻ. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của các cách
tiếp cận lí thuyết hành vi, bẩm sinh, tâm lí - hoạt động và tương tác xã hội trong việc
giải thích sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ và ứng dụng những thành tựu lí luận này vào
việc dạy - học ngôn ngữ thứ nhất trong nhà trường; Đánh giá chương trình và sách
giáo khoa tiếng Việt và yêu cầu đổi mới phương pháp; Điều tra đánh giá phương pháp
dạy và học tiếng Việt theo chương trình và sách giáo khoa mới ở trường tiểu học xã
Xuân Trung từ lăng kính của giáo viên và học sinh. Nội dung điều tra tập trung vào tìm
hiểu các hoạt động dạy và học theo định hướng đổi mới phương pháp và thái độ của
hai đối tượng trên với yêu cầu đổi mới phương pháp của chương trình, sự hiện thực hoá
ở sách giáo khoa cũng như với các hoạt động dạy và học được triển khai trong thực tế
giảng dạy.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Chương trình, sách giáo khoa môn tiếng Việt cấp tiểu học
- Các phương pháp giảng dạy môn tiếng Việt ở trường tiểu học và thái độ của
giáo viên và học sinh đối với các hoạt động dạy học môn tiếng Việt. Trong phạm vi
của đề tài chúng tui tiến hành nghiên cứu trường hợp trường tiểu học Xuân Trung, xã
Xuân Trung, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định.
5. Phƣơng pháp
- Thông tin định lượng: Thu thập bằng phương pháp quan sát, phỏng vấn theo
bảng hỏi đối tượng học sinh. Với các thông tin định lượng chúng tui sử dụng phương
pháp thống kê, phân tích.
- Thông tin định tính:
+ Thu thập bằng phương pháp thảo luận nhóm đối với giáo viên.
+ Các tài liệu có liên quan đến vấn đề về giáo dục ngôn ngữ, các chương trình
và sách dạy học, các nghiên cứu có liên quan, các thiết kế bài giảng của giáo viên
Với thông tin định tính chúng tui sử dụng phương pháp phân tích theo chủ đề.
6. Ý nghĩa của đề tài
Chúng ta đang đứng trước những vấn đề bức xúc về giáo dục tiếng Việt cho các
thế hệ trẻ Việt Nam. Việc giải quyết những bức xúc này sẽ có tác động trực tiếp đến
việc chuẩn bị hành trang ngôn ngữ cho thế hệ trẻ trước những đòi hỏi mới của thời kì
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập thế giới. Để giải quyết những bức
xúc của giáo dục ngôn ngữ và để phù hợp với những đòi hòi của tình hình mới, cần
phải đổi mới về chương trình cũng như sách giáo khoa dạy học tiếng Việt phù hợp. Để
có những cơ sở khách quan và khoa học cho việc hoạch định một chính sách giáo dục
ngôn ngữ phù hợp với tình hình mới của đất nước, cần thiết phải phân tích chương
trình và sách giáo khoa tiếng Việt, khảo sát và đánh giá thực trạng dạy và học tiếng
Việt trong thực tế nhà trường. Tìm hiểu phương pháp dạy và học tiếng Việt cấp tiểu
học theo chương trình và sách giáo khoa mới cũng là một trong những khía cạnh của
thực trạng dạy và học tiếng Việt trong thực tế. Nội dung đề tài vì vậy có ý nghĩa về mặt
ứng dụng.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn được chia thành
ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết
Trong chương này chúng tui sẽ trình bày cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài
bao gồm: Cơ sở lí luận của việc dạy và học tiếng mẹ đẻ; Các mô hình dạy tiếng mẹ đẻ
và các phương pháp dạy học tiếng Việt cấp tiểu học.
Chƣơng 2: Chương trình và sách giáo khoa tiếng Việt và yêu cầu đổi mới
phương pháp giảng dạy.
Chương này chúng tui đi tìm hiểu và đưa ra một số nhận xét về sự thể hiện yêu
cầu đổi mới phương pháp ở thiết kế chương trình môn học cũng như ở sách giáo khoa
tiếng Việt cấp tiểu học
Chƣơng 3: Phương pháp dạy học tiếng Việt trường Tiểu học Xuân Trung, Xã
Xuân Trung - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định.
Trong chương này, chúng tui tìm hiểu sự triển khai nội dung đổi mới phương
pháp ở chương trình và sách giáo khoa thể hiện ở giờ day trên lớp học thông qua khảo
sát hai chủ thế chính của quá trình dạy và học là giáo viên và học sinh.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top