hoangtv1989

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Dân tộc học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Nhận diện sự hình thành các điểm du lịch cộng đồng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, điều kiện xuất hiện và những đặc điểm phát triển của nó ổ Việt Nam. Phân tích các hoạt động du lịch tại cộng đồng, dịch vụ du lịch và sự tham gia của ngườ dân địa phương vào hoạt động du lịch. Trên cơ sở đó, làm rõ vai trò của cộng đồng trong việc tham gia tổ chức khai thác, phát triển du lịch, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn văn hóa địa phương nơi có hoạt động du lịch. Tìm hiểu tác động của loại hình du lịch cộng đồng lên hoạt động kinh tế, môi trường, văn hóa xã hội tại điểm du lịch của hai bản Sả Séng (tả Phìn, Sapa, Lào Cai) và Bản Lác (Chiếng Châu, Mai Châu, Hòa Bình). Tìm hiểu phản ứng của người dân địa phương và sự thích ứng trước trào lưu du lịch cộng đồng cũng như nhận thức của họ về tác động của loại hình du lịch này lên đời sống văn hóa dân tộc. Mối quan hệ lưỡng nan giữa phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa địa phương được coi là vấn đề mở trong nghiên cứu nà

1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ngày nay, khi cuộc sống vật chất, tiện nghi đã trở nên đầy đủ với nhiều
người thì nhu cầu khám phá những vùng đất mới, tiếp xúc với những nền văn hoá
mới trở thành một xu hướng phổ biến và do đó, du lịch đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu đối với nhiều người. Tham quan du lịch ngày nay không chỉ dừng
lại ở sự chiêm ngưỡng, ngắm nhìn mà đối với nhiều khách du lịch, còn là cơ hội để
tìm hiểu và khám phá nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết của bản thân. Con người
hoà mình vào môi trường thiên nhiên, môi trường văn hoá xa lạ và cảm nhận một
cách trực tiếp, chân thực và trọn vẹn những giá trị của tài nguyên du lịch mà mình
mong muốn được đến tận nơi để trải nghiệm.
Theo số liệu điều tra của Tổ chức du lịch thế giới, ngày nay có trên 80% số
khách đi du lịch nhằm mục đích hưởng thụ các giá trị văn hoá độc đáo và khác biệt
với nền văn hoá của dân tộc họ. Họ muốn được xem và hưởng thụ những giá trị văn
hoá giàu bản sắc, đích thực, sống động trong cuộc sống hàng ngày của người dân
địa phương. Người dân tự tổ chức các sinh hoạt văn hoá đích thực vì cuộc sống của
chính họ chứ không phải "đóng giả" như diễn viên để phục vụ du khách. Các hoạt
động văn hoá sống động như phiên chợ, cảnh làm ruộng bậc thang, lễ cưới, sinh
hoạt ở từng gia đình, sản xuất đồ rèn, thêu dệt thổ cẩm, v.v., luôn thu hút du khách
(Trần Hữu Sơn, ).
Những nhu cầu trên đã thúc đẩy và tạo điều kiện cho loại hình du lịch cộng
đồng ra đời và phát triển.
Du lịch cộng đồng thường được hiểu như là một loại hình du lịch mà khách
du lịch được “ba cùng”: Cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với gia đình người dân bản
địa. Du lịch cộng đồng một mặt tạo ra mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa khách du
lịch với cộng đồng cư dân địa phương, mặt khác người dân địa phương không chỉ là
đối tượng được thăm viếng một cách thụ động mà họ cũng là một phần của quá
trình du lịch, từ tiếp cận thị trường, tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch và quản lý du
lịch trên địa bàn và gắn bó chặt chẽ với loại hình du lịch cộng đồng. Như vậy, khái
niệm du lịch cộng đồng cũng có thể hiểu như là một loại hình du lịch dựa vào cộng
đồng (community-based tourism).
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCN (1998) đã khuyến cáo khách du
lịch rằng thay vì tìm kiếm “thiên đường”, hãy phát hiện tính đa dạng văn hóa bằng
cách cố gắng hiểu biết một số lối sống khác qua các con mắt khác hơn là phung phí
tiền bạc để tận hưởng những chuyến đi du lịch ở “một quê hương xa nơi quê
hương” (Nguyễn Đình Hoè 2001, tr.84)
Khách du lịch một khi tham gia vào loại hình du lịch cộng đồng thì không
còn là khách thể mà thực sự đã trở thành chủ thể của môi trường tự nhiên và văn
hoá nơi đến. Cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với người dân bản địa, nhập vai trở
thành một người dân bản địa với cuộc sống sinh hoạt của một người dân bản địa.
Loại hình du lịch này ngay từ khi ra đời đã nhanh chóng trở nên phổ biến
rộng rãi, thu hút một lượng đông đảo khách du lịch tham gia bởi nó không chỉ đem
lại cảm giác thú vị, độc đáo cho du khách khi khám phá và hoà nhập vào một nền
văn hoá mới mà còn mang tính nhân văn sâu sắc khi góp phần chia sẻ lợi ích từ du
lịch với cộng đồng địa phương.
Tại nhiều quốc gia và địa phương, khi du lịch đã trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn thì lợi ích chủ yếu thuộc về nhà cung ứng du lịch và các cơ quan tổ chức
và quản lý du lịch của địa phương. Còn cư dân địa phương - một mắt xích không
thể thiếu trong hoạt động du lịch, chủ nhân của tài nguyên du lịch nhân văn và cũng
là người bảo vệ, gìn giữ tài nguyên du lịch tự nhiên lại hưởng lợi không nhiều từ
hoạt động du lịch. Du lịch cộng đồng do đó sẽ góp phần khắc phục những hạn chế
nói trên, đặc biệt là với những hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch. Việc chia
sẻ này có thể được xem như một hình thức phân chia lợi ích một cách hợp lý cho
các bên tham gia, điều hoà mâu thuẫn giữa các nhóm quyền lợi và đảm bảo một sự
công bằng nào đó trong phát triển. Những lợi ích thiết thực đó sẽ góp phần nâng cao
ý thức bảo tồn của cộng đồng và nhờ đó tài nguyên du lịch của địa phương sẽ được
bảo vệ từ chính những người dân địa phương.
Du lịch cộng đồng ở Việt Nam tuy mới phát triển gần đây nhưng đã hé lộ
một triển vọng to lớn trong tương lai. Một số địa phương đã bước đầu tổ chức phát
triển loại hình du lịch này như Mai Châu (Hòa Bình), Sapa (Lào Cai), Ba Bể (Cao
bằng), Huế (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), và nhiều địa bàn thuộc đồng
bằng sông Cửu Long.
Miền núi phía Bắc Việt Nam là địa bàn cư trú chủ yếu của nhiều dân tộc
thiểu số, nơi đó còn lưu giữ được kho tàng văn hoá truyền thống giàu bản sắc, môi
trường sinh thái trong lành, là điều kiện lý tưởng để thu hút khách tham quan, nghỉ
dưỡng. Hình thức du lịch cộng đồng được khách du lịch ưa thích vì họ có thể tiếp
cận dễ dàng vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi có cảnh quan lý tưởng và sắc màu
văn hoá đa dạng. Nói cách khác, miền núi đang trở thành mảnh đất có một mê lực
mạnh mẽ của du khách đến với bản làng các dân tộc.
Bên cạnh sức hấp dẫn của du lịch văn hóa tộc người (ethnic tourism), người
ta cũng thấy du lịch có tác động mạnh lên đời sống văn hoá - xã hội cộng đồng địa
phương. Điều này dường như đặt du lịch cộng đồng trước tình trạng lưỡng nan của
phát triển. Một mặt, du lịch được xem là một ngành công nghiệp không khói mang
lại lợi nhuận lớn cho các hãng lữ hành và các cộng đồng địa phương nơi có điểm du
lịch hấp dẫn, nhưng mặt khác, một trong những yếu tố sống còn của sự phát triển du
lịch là phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia vào quá trình du lịch,
bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hoá tộc người, bảo vệ được môi trường tự
nhiên. Chính vì vậy, để phát triển du lịch bền vững và đạt hiệu quả cao, một trong
những yêu cầu bức thiết của các nhà quản lý là phải biết được mức độ tác động của
du lịch đến cộng đồng địa phương cả trước mắt cũng như lâu dài, từ đó đề ra được
các giải phát triển du lịch bền vững và hiệu quả hơn.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và lý luận nói trên, tui đã chọn đề tài: Du
lịch cộng đồng vùng núi phía Bắc Việt Nam để nghiên cứu làm luận văn khoa học
với tham vọng có thể thu thập thông tin và phân tích mối quan hệ phức tạp giữa sự
phát triển của loại hình du lịch cộng đồng và tác động của nó lên cuộc sống của
người dân địa phương, góp một cách nhìn cùng các nhà làm chính sách phát triển du
lịch hướng đến bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá tộc người, phát triển kinh tế xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu của tui chủ
yếu tập trung vào hai trường hợp là Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình) và Bản Sả Séng
(Sa Pa, Lào Cai).

2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về loại hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam là một đề tài còn khá
mới mẻ. Tuy nhiên, đã có một số nghiên cứu đề cập trực tiếp đến du lịch cộng đồng
cũng như những tác động của du lịch lên đời sống văn hoá tộc người tại chỗ và
những ngụ ý cho phát triển du lịch bền vững. Trong số những nghiên cứu này, có
thể kể ra công trình của Võ Quế trong “Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng”
(2006). Nghiên cứu này chủ yếu dựa vào các thông tin đã có về du lịch cộng đồng ở
các nước châu Á và một số khu du lịch sinh thái trong nước để đề xuất mô hình hoạt
động du lịch bền vững. Trong công trình này, tác giả cũng tập trung làm rõ các khái
niệm, mục tiêu, ý nghĩa, điều kiện, nguyên tắc và tiêu chí tham gia phát triển du lịch
dựa vào cộng đồng. Đáng tiếc là quá trình hình thành, phát triển loại hình du lịch
cộng đồng trong nước và các trường hợp điển hình của loại hình du lịch này đã không
được quan tâm làm rõ.
Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiếu trong công trình về “Du lịch bền vững”
(2001) đã tập trung phân tích các nguyên tắc của quan điểm phát triển bền vững. Họ
đã chỉ ra một cách xác đáng rằng du lịch bền vững chỉ thực sự được thực thi khi và
chỉ khi cộng đồng địa phương được tham gia vào quá trình du lịch. Theo các tác giả
này, vai trò và vị trí của cộng đồng bản địa nơi có địa điểm du lịch là vấn đề quan
trọng hàng đầu trong định hướng phát triển du lịch bền vững ở miền núi.
Gần đây, trong một hội thảo hiếm hoi nhằm chia sẻ kinh nghiệm phát triển
du lịch cộng đồng, một số bài viết công bố trong Kỷ yếu Hội thảo chia sẻ kinh
nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về du lịch
cộng đồng trên cơ sở so sánh giữa du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Hội thảo
này đã đánh dấu sự xuất hiện và bước đầu trao đổi thử nghiệm mô hình du lịch cộng
đồng ở Việt Nam, xây dựng cơ sở nền tảng lý luận cho nghiên cứu và xây dựng mô
hình du lịch cộng đồng sau này.
Gần đây, trong nhân loại học văn hóa thế giới bắt đầu xuất hiện một ngành học
có tên gọi Nhân học về du lịch (Anthropology of Tourism). Nằm trong trào lưu này,
đã có một công trình giáo khoa về mối liên hệ giữa nhân loại học và du lịch được
dịch ra tiếng Việt. Đó là biên khảo của Cao Lộ Gia (2004) có tiêu đề Nghiên cứu
Nhân loại học Du lịch. Trong tài liệu này, tác giả đã cung cấp cho ta một cái nhìn khá

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top