pe_cuc

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Công tác xã hội -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Trình bày những đặc điểm của người khuyết tật như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, tình trạng khuyết tật, hoàn cảnh kinh tế gia đình. Đó là những yếu tố ảnh hưởng đến đến quá trình học nghề và tìm kiếm việc làm của người khuyết tật tại hai cơ sở tư nhân trên địa bàn xã Yên Thắng và Khánh Thịnh huyện Yên Mô. Qua việc khảo sát 100% số người khuyết tật bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu tại hai cơ sở tư nhân trên địa bàn xã Yên Thắng và Khánh Thịnh, đi sâu nghiên cứu cách thức, phương pháp dạy nghề và tạo việc làm của hai cơ sở tư nhân trên hai xã khác nhau. Mỗi một cơ sở tư nhân có một cách thức cũng như hướng đi khác nhau trong quá trình dạy nghề và tạo việc làm nhưng đều đem lại những hiệu quả nhất định. Cơ sơ Yên Thắng chuyên về một nghề may mặc trong khi đó cơ sở tại Khánh Thịnh nhận nhiều loại hình công việc hơn cho người khuyết tật. Tuy nhiên đó lại là những công việc không ổn định và thu nhập của người khuyết tật còn khả năng lao động còn thấp. Từ thực trạng trên, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình mà cụ thể là tại hai cơ sở tư nhân Yên Thắng và Khánh Thịnh. Đề tài đã chỉ ra được vai trò vô cùng quan trọng của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật hiện nay đặc biệt là ứng dụng trong hai cơ sở tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhằm hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng
nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên tham gia bình
đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã
hội, Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai
đoạn 2012 – 2020. Theo đó mục tiêu đề ra đến năm 2020, cả nước ta có
300.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được
học nghề và tạo việc làm phù hợp. Các hoạt động chủ yếu của đề án để thực
hiện mục tiêu trên là nghiên cứu xây dựng và nhân rộng mô hình dạy, học
nghề gắn với giải quyết việc làm cho người khuyết tật; dạy nghề/tạo việc làm
phù hợp cho người khuyết tật. Đề án thực sự đã đáp ứng được nhu cầu có việc
làm của đông đảo người khuyết tật Việt Nam.
“Được lao động, được có việc làm” không chỉ là một trong những nhu
cầu cơ bản mà còn là quyền của mỗi người. Việc làm cho người khuyết tật
ngoài đem lại thu nhập, tự chủ về kinh tế mà còn có ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với người khuyết tật. Họ được tự khẳng định mình, hòa nhập cộng
đồng, lạc quan, xóa tự ti và mặc cảm.Tại nhiều quốc gia trên thế giới, vấn đề
tạo việc làm cho người khuyết tật là một nhiệm vụ không thể thiếu trong quá
trình phục hồi chức năng và góp phần quan trọng giúp phục hồi toàn diện cho
bản thân người khuyết tật. Tạo việc làm là cả một quá trình cần được xem xét
kỹ từ khâu hướng nghiệp, dạy nghề, sắp xếp việc làm phù hợp với dạng tật và
khả năng lao động của người khuyết tật.
Yên Mô là huyện thuần nông, toàn huyện có 3.800 người khuyết tật,
trong đó độ tuổi từ 18 đến 30 chiếm 63,8% trong tổng số người khuyết tật. Số
lượng người khuyết tật nhiều hầu hết nằm trong độ tuổi lao động, trong khi
những hoạt động tạo việc làm để đáp ứng nhu cầu cho người khuyết tật chưa
nhiều và mới có một số cơ sở tư nhân đứng ra tạo việc làm cho người khuyết tật. Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật ở huyện Yên Mô đang trở
thành vấn đề rất cần thiết trong tình hình hiện nay.
Chính vì lý do trên đã gợi mở cho chúng tui thực hiện đề tài: “Hoạt
động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình”
qua đó đưa ra khuyến nghị và giải pháp giúp hoạt động tạo việc làm cho
người khuyết tật đạt hiệu quả cao hơn nữa. Luận văn giới hạn việc nghiên cứu
hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại 2 cơ sở tư nhân trên địa bàn
hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh của Huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu chung về ngƣời khuyết tật
Monitoring Child Disability in Developing Countries/Results from the
Multiple Indicator Cluster Surveys: Việc hiểu sự phân bố khuyết tật giữa các
khu vực và những nguy cơ dẫn đến khuyết tật ở các nước trên thế giới sẽ có
tác dụng rất lớn trong việc xây dựng các chính sách và chương trình bảo vệ
quyền người khuyết tật cũng như cũng có những chính sách phòng ngừa
khuyết tật hợp lý, giúp đỡ người khuyết tật có đầy đủ các cơ hội tiếp cận với
các dịch vụ cần thiết cho sự phát triển như những người không có khuyết tật.
Vấn đề kiểm soát số lượng trẻ khuyết tật và các yếu tố nguy cơ khuyết tật ở
các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự khác nhau rõ ràng do
không có bộ công cụ đo lường thống nhất. Ở các nước đang phát triển, các dữ
liệu tổng thể về trẻ khuyết tật dường như là không có sẵn, và số liệu ước tính
được sử dụng để mô tả sự phân bố của người khuyết tật, trong khi ở các nước
phát triển và các nước giàu, tỉ lệ phân bố người khuyết tật thường được xác
định chủ yếu thông qua hệ thống giáo dục và y tế, thêm vào đó ở những nước
này có các tổ chức giám sát riêng của một số loại khuyết tật. Các cuộc điều tra
hộ gia đình hay chung cuộc tổng điều tra của tất cả các hộ gia đình trong một
cộng đồng bao gồm các câu hỏi chung về cả người lớn và trẻ em khuyết tật
đếu cho thấy vấn đề việc làm cho người khuyết tật thích ứng với dạng khuyết
tật là một vấn đề đáng quan tâm.
Về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam, tác giả Eric Rosenthal và
Viện quốc tế bảo vệ quyền người khuyết tật tâm thần thực hiện theo yêu cầu
của UNICEF Việt Nam, trên cơ sở luật pháp Việt Nam và quốc tế nghiên cứu
đã nêu lên các quyền lợi của người khuyết tật được hưởng như quyền được
bảo vệ, được tiếp cận các dịch vụ việc làm, quyền được sống trong cộng
đồng…Trong đó nghiên cứu nhấn mạnh đến quyền được tiếp cận là vấn đề
tràn lan nhất mà tất cả những trẻ khuyết tật phải đối mặt là tình trạng thiếu Hơn nữa trong cơ sở của tui có nhiều anh may rất đẹp và thường được chị
Sáu khen”. Cũng đồng với suy nghĩ trên về người khuyết tật nam tham gia
những công việc có tính chất cầu kỳ, kiên nhẫn này chủ cơ sở sản xuất xã
Khánh Thịnh nói rằng: “Thú thực những người khuyết tật nam làm việc ở đây
tui thấy hiệu quả công việc cũng như chất lượng sản phẩm mà họ làm ít khi bị
trả về. Họ chịu khó và ham học hỏi cũng như tiếp thu rất nhanh những gì tôi
hướng dẫn”. Chị N.T.T (người khuyết tật tại xã Khánh Thịnh) chia sẻ: “Chị
thấy vui khi được làm việc ở đây, mỗi khi đến đây làm việc chị còn được học
hỏi nhiều hơn, chị không cảm giác buồn vì hầu hết ở đây mọi người đều giống
mình. Hơn nữa chị có thêm nhiều cơ hội để khẳng định mình với mọi người
với xã hội. Ở đây còn có người cưới nhau sau khi học nghề ở đây”Có rất
nhiều quan điểm cho rằng môi trường làm việc chỉ dành riêng cho người
khuyết tật sẽ phù hợp và tạo hiệu quả cao hơn môi trường làm việc chung với
người bình thường. Trả lời cho câu hỏi trên bà Phạm Thị Tâm – Trưởng
phòng Lao Động Thương Binh và Xã Hội huyện Yên Mô khẳng định: “ Qua
rất nhiều năm làm việc với người khuyết tật, tui nhận thấy rằng số lượng
người khuyết tật muốn lựa chọn môi trường làm việc chung với mọi người là
rất ít, hầu như người khuyết tật đều muốn lựa chọn môi trường làm việc dành
riêng cho họ. Đó là điều vô cùng dễ hiểu với tâm lý dễ tổn thương như họ, họ
cần được làm việc, tương tác với những người đồng cảnh ngộ để chia sẻ, giúp
đỡ lẫn nhau. Điều quan trọng trong việc hòa nhập người khuyết tật không
phải là đưa họ vào môi trường làm việc bình thường mà quan trọng là họ cảm
thấy nào khi được làm việc trong môi trường của chính họ. Theo tôi, đó mới
là điều rất ý nghĩa nhất dành riêng cho người khuyết tật. Nếu họ cảm giác vui
vẻ, cảm giác tự tin, cảm giác an toàn trong môi trường dành riêng cho họ thì
như vậy cũng đã là tạo việc làm thành công.”
Với câu trả lời chưa hài lòng thì có 9/26 người khuyết tật nam lựa chọn
chiếm 32,1% trong tổng số người khuyết tật nam giới tại hai cơ sở, đa số những người khuyết tật nam giới lựa chọn chưa hài lòng vì lý do: “tui thấy
chưa hài lòng vì công việc này chủ yếu cho nữ giới, tui còn khả năng lao
động và còn có thể làm những việc khác tốt hơn như làm mộc, làm thủ công
mĩ nghệ nhưng không có ai nhận tui vào làm việc” (người khuyết tật tại
Khánh Thịnh).
Như vậy, đa số những người khuyết tật tại hai cơ sở này trả lời rằng họ
rất hài lòng với công việc cũng như môi trường làm việc của họ. Thực tế cho
thấy rằng môi trường làm việc hiện nay không dành cho người khuyết tật vì
khi làm việc ở đó chính tâm lý không thoải mái sẽ hạn chế khả năng thực hiện
tốt công việc của họ. Để công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật
thành công thì cần đòi hỏi sự tác động của Nhà nước trong việc tạo ra môi
trường làm việc phù hợp đáp ứng mong mỏi của người khuyết tật đồng thời
tạo điều kiện để người khuyết tật hòa nhập tốt hơn. Nhưng dù là môi trường
làm việc nào thì điều quan trọng là người khuyết tật cảm giác như thế nào
trong mỗi môi trường làm việc đó. Ý nghĩa của hoạt động tạo việc làm cho
người khuyết tật là ở việc người khuyết tật được vui vẻ, thoải mái làm việc,
quyền được lựa chọn môi trường làm việc mà họ thực sự yêu thích.
2.2.2.5 Về thời gian làm việc
Nếu thời gian làm việc của người bình thường là 8h/ngày thì đối với
người khuyết tật, họ có thời gian làm việc riêng. Tại khoảng 4 điều 125 của
Bộ Luật lao động về thời gian làm việc của người khuyết tật quy định: thời
gian làm việc của người khuyết tật không được vượt quá 7h/ngày hoặc
42h/tuần. Nhằm mục đích tìm hiểu về thời gian làm việc của người khuyết tật
tại hai cơ sở tui sử dụng câu hỏi: “Anh/chị làm việc một ngày bao nhiêu
tiếng?” Kết quả điều tra cho thấy
Biểu đồ 2.9: Thời gian làm việc của người khuyết tật tại hai cơ sở Yên Thắng
và Khánh Thịnh
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (Khảo sát tại hai xã Yên Thắng và Khánh Thịnh)

links lỗi r ạ. cho mình xin lại links dc k ạ. mình đang cần bài này
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Các kiểu hô hấp của Động vật cấu tạo hoạt động và thích nghi Nông Lâm Thủy sản 0
D Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo học phần sinh học cơ thể Luận văn Sư phạm 0
D Đặc điểm hoạt động kiến tạo các hệ thống đứt gãy khu vực thủy điện Sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam Kiến trúc, xây dựng 1
D Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh Luận văn Sư phạm 0
D Quản lí hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường THCS huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương Luận văn Sư phạm 0
D tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn vật lý ở trường phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D skkn tích hợp hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học tin học ở trường trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 1
D Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần di truyền học (Sinh học 12 - Trung học Khoa học Tự nhiên 0
D Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần sinh học vi sinh vật - sinh học 10 và phầ Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top