blogg_trang

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Công tác xã hội -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Chỉ rõ và mô tả thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật ở địa phương. Phân tích những điểm thuận lợi và hạn chế mà trẻ khuyết tật và gia đình đã trải qua trong khi tìm cách tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đưa ra các giải pháp cấp thiết để trẻ khuyết tật tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp với dạng khiếm khuyết của bản thân. Chỉ rõ vai trò của người làm công tác xã hội trong việc giúp trẻ khuyết tật tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
1.Lý do chọn đề tài
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.Ý nghĩa nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
5.2. Khách thể nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi thời gian
6.2. Phạm vi không gian
6.3.Phạm vi nội dung
7. Câu hỏi nghiên cứu
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận
8.2. Phương pháp thu thập thông tin
NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1.Các khái niệm công cụ
1.2.Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.2.1.Thuyết hệ thống
1.2.2. Thuyết nhu cầu của Maslow
1.2.3. Thuyết vai trò
1.3. Một số chính sách về trẻ khuyết tật
1.3.1. Chính sách,luật pháp quốc tế quy định về quyền lợi của trẻ khuyết tật
1.3.2. Chính sách, luật pháp Việt Nam quy định về quyền lợi của trẻ khuyết tật
1.4.Khái quát chung về khuyết tật và trẻ khuyết tật ở Việt Nam
1.4.1. Thực trạng trẻ khuyết tật trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.2. Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật
1.4.3. Phân loại trẻ khuyết tật
1.4.4.Nhu cầu của trẻ khuyết tật
1.4.5. Một số hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật
1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KH
CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TÂN AN – CHIÊM HÓA – TUYÊN QUANG
2.1.Tình hình khuyết tật và trẻ khuyết tật tại xã Tân An, Chiêm Hóa, Tuyên Quan
2.2. Khái quát chính về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật
2.3. Nguồn thông tin về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật ở cộng đồn
xã Tân An, Chiêm Hóa, Tuyên Quang
2.4. Cách thức tiếp cận dịch chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật
2.5. Đánh giá của trẻ khuyết tật và gia đình về dịch vụ chăm sóc sức khỏe
2.6. Rào cản tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật
CHƢƠNG 3 : VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRO
VIỆC TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC S
KHỎE CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT Ở CỘNG ĐỒNG
3.1. Sơ lược về hệ thống đội ngũ nhân viên trong hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tậ
sống ở cộng đồng
3.2. Các hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật sống ở cộng đồng tiếp cận với dịch vụ
chăm sóc sức khỏe.
3.3.Một số giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe củ
trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng
3.4. Mô hình điển hình về tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức kh
của trẻ khuyết tật ở cộng đồng
3.5. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật phục
chức năng tại cộng đồng
KẾT LUẬN
KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cũng như bao trẻ em bình thường khác, trẻ khuyết tật cũng có tiềm năng trở
thành người có ích, đóng góp cho sự phát triển của xã hội, điểm khác biệt là các em
cần có sự trợ giúp nhiều hơn để thực hiện hóa những tiềm năng đó. Trong những
năm qua, đã có rất nhiều chính sách, luật pháp ban hành để bảo đảm quyền lợi cho
các em. Đồng thời, trẻ khuyết tật cũng là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức
phi chính phủ trong và ngoài nước với mong muốn đem lại cho các em cơ hội được
chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, giáo dục hòa nhập hay vui chơi giải trí. Rất
nhiều trẻ khuyết tật đã được sống hòa nhập, độc lập trong cộng đồng, hơn thế nữa là
nhiều trẻ được học nghề, làm việc tự nuôi sống bản thân, lập gia đình và có cuộc
sống hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải trẻ khuyết tật nào cũng có cơ hội và điều
kiện để tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp ngay từ sớm, đặc biệt là số lượng trẻ đang
sống cùng với gia đình ở ngoài cộng đồng, dẫn đến khả năng phục hồi của các em
bị hạn chế, cũng đồng nghĩa với việc các em sẽ phải sống phụ thuộc vào người
chăm sóc suốt đời, tăng thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Việc chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật sống ở cộng
đồng là việc làm cần thiết và cấp bách. Và làm thế nào để tăng cường khả năng tiếp
cận của trẻ khuyết tật và gia đình đến được với các hệ thống hỗ trợ sẵn có, tranh thủ
sự tài trợ của các tổ chức là một trong những nhiệm vụ của người làm công tác xã
hội phải giải quyết. Việc giúp trẻ khuyết tật được chăm sóc sức khỏe toàn diện, có
cơ hội phục hồi chức năng sớm phù hợp với mục đích, chức năng của công tác xã
hội, đồng thời cũng phù hợp với đường lối chính sách của nhà nước mà cũng là đi
đúng với xu hướng chung của quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em, đem lại cơ hội ngang bằng cho sự phát triển của tất cả trẻ em. Xuất phát từ
nhu cầu thực tế của trẻ khuyết tật và những lợi ích của nghiên cứu mang lại nên tôi
đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Tăng cường khả năng tiếp cận hệ dịch vụ chăm
sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật sống ở cộng đồng” với trường hợp điển hình tại xã
Tân An, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu chung về trẻ khuyết tật
Early Childhood Development and Disability:A discussion paper/World
Health Organization 2012 [39] :Thời thơ ấu là khoảng thời gian từ trước khi sinh
đến 8 tuổi, đây là giai đoạn quan trọng của sự tăng trưởng và phát triển, những kinh
nghiệm tích lũy được trong giai đoạn này sẽ là nền tảng cho sự học tập và phát triển
suốt đời của một con người. Đối với trẻ em khuyết tật việc can thiệp sớm trong giai
đoạn này lại càng quan trọng hơn, nếu được can thiệp sớm trong thời gian này sẽ
giúp trẻ phát huy được hết tiềm năng của bản thân. Tuy nhiên, các thiết kế chương
trình và dịch vu cần thiết cho sự phát triển dường như đang bỏ qua đối tượng trẻ
khuyết tật và trẻ cũng không được nhận sự hỗ trợ cụ thể nào để đáp ứng nhu cầu của
mình. Trẻ khuyết tật và gia đình đang phải đối mặt với những rào cản bao gồm cả
luật pháp và chính sách, sự phân biệt đối xử, kì thị, thiếu các dịch vụ phù hợp…Nếu
trẻ khuyết tật và gia đình không được hỗ trợ và can thiệp sớm phù hợp, hỗ trợ và
bảo vệ thì những khó khăn của họ sẽ ngày càng nghiêm trọng, thường dẫn đến hậu
quả suốt đời, gia tăng cùng kiệt đói và bị loại trừ ra ngoài xã hội.
Monitoring Child Disability in Developing Countries/Results from the
Multiple Indicator Cluster Surveys [29] :Việc hiểu sự phân bố khuyết tật giữa các
khu vực và những nguy cơ dẫn đến khuyết tật ở các nước trên thế giới sẽ có tác
dụng rất lớn trong việc xây dựng các chính sách và chương trình bảo vệ quyền trẻ
khuyết tật cũng như có các chính sách phòng ngừa khuyết tật hợp lý, giúp đỡ trẻ
khuyết tật có đầy đủ các cơ hội tiếp cận với các dịch vụ cần thiết cho sự phát triển
như những trẻ không có khuyết tật. Vấn đề kiểm soát số lượng trẻ khuyết tật và các
yếu tố nguy cơ khuyết tật ở các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự
khác nhau rõ ràng do không có bộ công cụ đo lường thống nhất. Ở các nước đang
phát triển, các dữ liệu tổng thể về trẻ khuyết tật dường như là không có sẵn, và số
liệu ước tính được sử dụng để mô tả sự phân bố của người khuyết tật, trong khi ở
các nước phát triển và các nước giàu, tỉ lệ phân bố người khuyết tật thường được
xác định chủ yếu qua hệ thống giáo dục và y tế, thêm vào đó ở những nước này có
các tổ chức giám sát riêng của một số loại khuyết tật. Ví dụ như các chương trình gia đình có trẻ khuyết tật thì có thể nói đó là một món đồ xa xỉ, phương tiện đi lại
thiếu thốn, quãng đường xa xôi, lại không chủ động được thời gian của những
chuyến xe khách cũng là lí do khiến gia đình trẻ hạn chế tiếp cận và sử dụng dịch vụ
của trung tâm.
“Mỗi lần đi phải nhờ người đưa ra ngã ba, chờ đón xe ở đấy, đi hết gần hai
tiếng mới đến nơi, say xe lắm, cứ nghĩ đến lên xa khách là sợ”(Trường hợp 4)
Cơ sở vật chất
Một gia đình có trẻ khuyết tật khác cho biết, họ không thể ở nội trú tại trung
tâm vì bé không hòa nhập được với môi trường. Trong thời gian một tuần ở tại
trung tâm để chờ kết quả xét nghiệm và xác định dạng tật của bé, bé đã lên cơn hen
và quấy khóc, nên gia đình đã đưa trẻ về khi không kip có được giấy xác nhận dạng
khuyết tật. Khi được hỏi về dạng khuyết tật của trẻ, mẹ trẻ cho biết :
“ Chị chưa kịp nhận kết quả thì cháu bị hen, sốt suốt thế là đưa về”( Trường
hợp hộp 5- Phụ huynh trẻ khuyết tật, nữ, 25 tuổi, lớp 9)
Hộp 5
Trường hợp 5: Hai chị em H.T.M.V, sinh năm 2006 và bé H.T.D sinh năm 2010.
Đây là gia đình có hai đứa con thì cả hai đều bị khuyết tật như nhau, hai bé được
nghi ngờ là mắc hội chứng Down*, tuy nhiên qua những biểu hiện bên ngoài của
hai trẻ thì không phải những biểu hiện của hội chứng này, cả hai bé đều không thể
tự di chuyển được. Em V, tức người chị bị liệt hoàn toàn, không thể tự di chuyển
được, em bị khiếm khuyết cả về hệ vận động lẫn trí tuệ, tất cả mọi sinh hoạt của em
đều phải phụ thuộc vào người khác. Em D, hiện nay đã được 3 tuổi, nhưng cũng có
những triệu trứng biểu hiện như chị của mình, tuy nhiên có khả quan hơn một chút
là em có thể bò đi được, cả hai em mới chỉ được gia đình đưa đi khám một lần và
không có một đợt chữa trị hay can thiệp trợ giúp nào để phục hồi chức năng cho
các em, thậm chí khi chưa biết được kết quả em xét nghiệm thì gia đình đã đưa các
em về nhà.
Gia đình hai em là gia đình có 3 thế hệ, ông bà, cha mẹ và các em, hoạt động kinh
tế chủ yếu của gia đình vẫn là nông nghiệp. Gia đình tuy không thuộc hộ nghèo
nhưng đường xá xa xôi, việc đi lại hết sức khó khăn, để vào được đến nơi gia đình

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ckhiepham

New Member
[ Post bai thong qua Mobile ]
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S tăng cường khả năng thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên Luận văn Kinh tế 3
F Một số giải pháp Việt Nam cần thực hiện nhằm tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI Luận văn Kinh tế 0
S Một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạng tranh của Công ty cổ phần Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
V Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn và nâng cao hiệu quả tín dụng tại LVB Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
K Tăng cường khả năng giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp tăng cường khả năng phục vụ khách du lịch tại khách sạn Cây Xoài Luận văn Kinh tế 0
T Các giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam để tham gia hội n Luận văn Kinh tế 0
B Tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng hiệu quả vốn tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp Việt Na Luận văn Kinh tế 0
H Kế thừa những ưu điểm của Luật Phá sản năm 2004 và tăng cường tính khả thi trong thực tiễn thi hành Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top