Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn: Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Triết học: 60 22 85
Nhà xuất bản: Đại học KHXH&NV
Ngày: 2012
Chủ đề: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Đoàn kết dân tộc
Việt Nam
Miêu tả: 94 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Chủ nghĩa xã hội khoa học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đoàn kết các dân tộc và những nội dung cơ bản trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đoàn kết các dân tộc. Khái quát kết quả việc thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc ở nước ta trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả chính sách đoàn kết các dân tộc ở nước ta hiện nay
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... 1
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ 2
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG CHÍNH
SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TA VỀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC ........ 10
1.1. Cơ sở lý luận để xây dựng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về
đoàn kết dân tộc ........................................................................................ 10
1.2. Cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về
đoàn kết dân tộc ........................................................................................ 30
CHƢƠNG 2: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TA HIỆN NAY........................................... 39
2.1. Những nội dung cơ bản trong quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc ta về đoàn kết dân tộc....................................................................... 39
2.2. Kết quả việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc ở nƣớc ta hiện nay 49
2.3. Khuyến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chính sách
đoàn kết dân tộc ở nƣớc ta hiện nay .......................................................... 75
KẾT LUẬN.................................................................................................. 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 90
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Mặc dù mỗi dân tộc có bản sắc
văn hóa riêng trong sự thống nhất và đa dạng của nền văn hóa Việt Nam,
nhƣng trong tiến trình lịch sử lâu dài dựng, giữ và phát triển đất nƣớc, các dân
tộc luôn kề vai sát cánh đấu tranh kiên cƣờng và giành thắng lợi trƣớc mọi kẻ
thù xâm lƣợc. Do đó, đoàn kết các dân tộc là một nhu cầu khách quan, cấp
thiết và trở thành truyền thống quý báu của nhân dân ta.
Ngày nay, công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc trong bối cảnh
trong nƣớc và quốc tế có nhiều thay đổi càng đòi hỏi chúng ta phải tăng
cƣờng đoàn kết các dân tộc hơn bao giờ hết. Để có thể thực hiện thắng lợi
mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, các dân
tộc trong cả nƣớc cần nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy truyền thống vì lợi
ích tối cao của Tổ quốc, đồng tâm nhất trí đƣa đất nƣớc ta vững bƣớc tiến lên
phía trƣớc, vì tƣơng lai của Tổ quốc và tiền đồ của dân tộc, vì thế hệ hôm nay
và con cháu mai sau. Việc xây dựng và củng cố đoàn kết giữa các dân tộc có
ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa có thể phát huy hết tiềm năng và sức mạnh
nội lực của đất nƣớc tạo nên một thế trận vững chắc, một sức mạnh tổng hợp
vừa có thể khắc phục đƣợc mặt trái của những vấn đề nhƣ mâu thuẫn, xung
đột dân tộc hay sự lợi dụng của các thế lực thù địch...
Hiện nay, đoàn kết các dân tộc nói riêng, vấn đề dân tộc nói chung đang
trở thành vấn đề quốc tế mang tính thời sự sâu sắc. Chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực thù địch của cách mạng ý thức rõ sức mạnh của đoàn kết dân tộc, luôn
luôn tìm cách phá hoại khối đoàn kết thống nhất dân tộc. Chúng ra sức lợi dụng
tính phức tạp và nhạy cảm của vấn đề dân tộc, đặc biệt là lợi dụng những khó
khăn của các dân tộc thiểu số, để kích động, chia rẽ, gây rối và can thiệp vào
công việc nội bộ của đất nƣớc, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân
Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam thực hiện đƣờng lối đổi mới, các thế lực thù
địch lại càng tăng cƣờng lợi dụng các vấn đề dân tộc để chống phá quyết liệt,
đã đôi lúc chúng gây cho ta những khó khăn nhất định. Vấn đề đoàn kết dân tộc
có nhiều diễn biến phức tạp. Trong khi đó, cuộc đấu tranh ngăn chặn các thủ
đoạn và hành vi lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá đất nƣớc, tuy đã có cố
gắng nhƣng vẫn còn có một số hạn chế, sai lầm nhất định.
Trƣớc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, trƣớc âm mƣu, thủ đoạn của các
thế lực thù địch, hơn lúc nào hết, đồng bào các dân tộc Việt Nam phải đồng chí
đồng lòng, đoàn kết với nhau để tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng.
Tuy nhiên để các dân tộc có thể tiếp tục phát huy đƣợc truyền thống đoàn kết
quý báu đã đƣợc vun đắp trong lịch sử thì điều kiện tiên quyết là Đảng và Nhà
nƣớc ta phải xây dựng đƣợc một hệ thống chính sách đoàn kết dân tộc đúng
đắn, kịp thời. Hệ thống chính sách này tác động vào quan hệ dân tộc, nhằm tạo
điều kiện cho sự tƣơng trợ, giúp đỡ nhau và đảm bảo sự bình đẳng thực sự giữa
các dân tộc ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên cơ sở
điều kiện tiên quyết đó, hệ thống chính sách này nhằm làm cho mối quan hệ
giữa các dân tộc ngày càng trở nên gần gũi, thân thiết, gắn bó.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách
nhằm tăng cƣờng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở nƣớc ta. Việc thực hiện các
chính sách đã đem lại những kết quả tốt đẹp đáng ghi nhận, kinh tế phát triển,
đời sống đồng bào các dân tộc đƣợc nâng cao hơn, chính trị ổn định, chất
lƣợng giáo dục, y tế đã có nhiều tiến bộ, bản sắc văn hóa đƣợc giữ gìn và phát
huy, an ninh, quốc phòng đƣợc giữ vững... Những biểu hiện đó đã cho thấy
những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã tác động tích cực tới việc củng
cố và tăng cƣờng sức mạnh của khối đoàn kết giữa các dân tộc ở nƣớc ta. Tuy
nhiên, việc đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc vào
thực tiễn do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn còn một số hạn chế, bất cập,
cần nhanh chóng phát hiện và khắc phục kịp thời.
Trƣớc ý nghĩa to lớn và vai trò đặc biệt quan trọng của việc củng cố, tăng
cƣờng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở nƣớc ta trong tình hình thế giới và trong
nƣớc có nhiều biến đổi hiện nay, trƣớc những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện
chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng ta hiện nay, đồng thời với niềm đam mê
nghiên cứu vấn đề này của bản thân đã thôi thúc tui lựa chọn đề tài “Đoàn kết
dân tộc ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
*) Nhóm công trình nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc:
Đoàn kết dân tộc là một trong những nội dung lớn trong hệ thống tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh, chính vì vậy số lƣợng các công trình nghiên cứu về vấn đề này là
rất lớn và chuyên sâu. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu nhƣ: Hồ Chí
Minh với vấn đề đoàn kết các dân tộc của Lê Ngọc Thắng (2005), Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của
Đảng ta trong giai đoạn hiện nay của tác giả Nguyễn Đức Ngọc (chủ biên)
(2007), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội;… Các công trình đó cũng cung cấp
cho tác giả luận văn những tƣ liệu hết sức quý báu, bởi tƣ tƣởng của Hồ Chủ tịch
về đoàn kết dân tộc là một trong những cơ sở lý luận quan trọng để Đảng và Nhà
nƣớc ta xây dựng chính sách đoàn kết các dân tộc ở nƣớc ta hiện nay.
*) Nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc:
Để có thể tăng cƣờng củng cố và phát huy đƣợc truyền thống đoàn kết
của dân tộc ta, Đảng và Nhà nƣớc cần có một hệ thống chính sách dân
tộc phù hợp và hiệu quả. Chính vì thế, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc
cũng thu hút đƣợc rất nhiều các tác giả quan tâm nghiên cứu. Năm 1995,
Tổng cục Chính trị - Cục Tƣ tƣởng – Văn hóa cho phát hành cuốn Một số vấn
đề dân tộc và quan điểm chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội; sau đó là sự xuất hiện của hàng loạt các tác phẩm
khác nhƣ: Hệ thống các văn bản chính sách dân tộc và miền núi (2000), Về
công tác dân tộc trong 10 năm đổi mới (1990 – 2000) của Hoàng Đức Nghi
(2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Về vấn đề dân tộc và công tác dân
tộc ở nước ta (2001) của Ủy ban dân tộc và miền núi, Hà Nội; Ban Tƣ tƣởng
– Văn hóa Trung ƣơng cho ra đời cuốn Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc
của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2002, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Hay cuốn Tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc
và miền núi do Vi Hoàng (chủ biên), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội...
Hệ thống các công trình trên đây tập trung làm rõ quan điểm, chủ
trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề dân tộc, đƣa ra những
đánh giá về thành tựu và hạn chế của công tác dân tộc ở nƣớc ta trong thời
gian qua. Tuy nhiên, trong hệ thống các công trình này, tác giả chƣa tìm thấy
có có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về chính sách đoàn kết các dân
tộc nói riêng.
*) Nhóm công trình nghiên cứu về quan hệ giữa các dân tộc ở nƣớc ta:
Các công trình tiêu biểu có thể kể đến nhƣ: Quan hệ giữa các tộc người
trong một quốc gia dân tộc (1993) của tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội; Phát triển quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay của
Trần Quang Nhiếp (1997), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội; Mấy vấn đề lý luận
và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam của Nguyễn Quốc
Phẩm, Trịnh Quốc Tuấn (1999), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Mấy vấn đề
lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay của
Phan Hữu Dật (2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;…
Ở nhóm công trình này các tác giả đã đƣa ra sự lý giải tƣơng đối thống
nhất về khái niệm dân tộc bao gồm 2 cấp độ: dân tộc – quốc gia, dân tộc - tộc
ngƣời, trên cơ sở đó đi sâu luận bàn về mối quan hệ giữa các dân tộc – tộc
ngƣời ở nƣớc ta hiện nay. Tuy nhiên, các ấn phẩm này hầu hết ra đời cách đây
đã hơn một thập kỷ, vì vậy những hiện tƣợng nảy sinh trong quan hệ giữa các
dân tộc liên tục xuất hiện trong những năm gần đây vẫn còn bị bỏ ngỏ.
*) Nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam:
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề đoàn kết giữa các dân
tộc, năm 1971 Nhà xuất bản Sự thật cho xuất bản cuốn Các dân tộc đoàn kết
bình đẳng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ tập hợp những bài nói và viết của Ngƣời
về chủ đề này. Tác giả Lê Ngọc Thắng cũng đã nghiên cứu về tƣ tƣởng này
KẾT LUẬN
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trong tiến trình cách mạng Việt
Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm xây dựng, tăng cƣờng và mở rộng
khối đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, các dân tộc
tƣơng trợ, giúp nhau trên nguyên tắc bình đẳng cùng tiến bộ. Thực tiễn cách
mạng nƣớc ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh đƣờng lối, chính
sách dân tộc đúng đắn và nhất quán, do đó đã thực hiện thắng lợi cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân và giành nhiều thành tựu quan trọng trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Sau hơn 20 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, thực hiện chính sách
đoàn kết các dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc, khối ĐĐKTDT nói chung và
đoàn kết các dân tộc nói riêng ở nƣớc ta tiếp tục đƣợc củng cố và phát huy,
mối quan hệ giữa các dân tộc ngày càng thắm thiết, keo sơn, sự tƣơng trợ,
giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc đã mang lại hiệu quả thiết thực hơn... Nhờ
chính sách đoàn kết các dân tộc đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc, chúng ta đã
phát huy đƣợc tối đa sức mạnh nội lực của dân tộc để thực hiện thắng lợi các
mục tiêu trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nƣớc. Bằng sức mạnh ấy, bộ
mặt đất nƣớc ta, đặc biệt là các dân tộc thiểu số trong những năm qua đã có
nhiều khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: quyền bình đẳng
giữa các dân tộc cơ bản đã đƣợc Hiến pháp xác định và đƣợc thể hiện trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đời sống
nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt; mặt bằng dân trí đƣợc nâng lên; văn hóa
truyền thống của đồng bào đƣợc giữ gìn, phát huy; hệ thống chính trị, trật tự
an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng ổn định, vững mạnh…
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đƣa chính sách đoàn kết các dân tộc
của Đảng và Nhà nƣớc vào trong thực tiễn vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất
cập dẫn đến tính hiệu quả của chính sách đạt đƣợc chƣa cao. Về cơ bản, đời
sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn gặp nhiều khó khăn, khoảng cách
Ngƣời có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số giữ vị trí và vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc, góp phần xây dựng và củng cố khối đoàn kết các dân tộc, phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng... Chính vì vậy,
Đảng và Nhà nƣớc ta cần đánh giá nghiêm túc và có chính sách phù hợp để
phát huy đƣợc hết vai trò của đội ngũ này. Vừa qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã
kịp thời ban hành Quyết định 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 về chính sách
đối với Ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Văn bản này quy định
rất cụ thể về điều kiện của ngƣời có uy tín, nguyên tắc thực hiện, chế độ, chính
sách đối với ngƣời có uy tín... Các cơ quan, ban ngành cần nghiêm túc thực
hiện chủ trƣơng này. Đối với Ngƣời có uy tín có thành tích xuất sắc trong lao
động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh, trật tự đƣợc nêu
gƣơng và khen thƣởng kịp thời theo quy định. Cần tổ chức các buổi gặp mặt
những ngƣời có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số để họ trao
đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, phát triển
phong trào bảo vệ trật tự xã hội, an ninh Tổ quốc với nhau. Việc làm này sẽ
giúp cho ngƣời có uy tín có thêm động lực tiếp tục góp sức xây dựng Đảng,
chính quyền vững mạnh; vận động đồng bào nêu cao cảnh giác với âm mƣu
gây chia rẽ của các thế lực thù địch, qua đó góp phần củng cố và tăng cƣờng
sự đoàn kết giữa các dân tộc ở nƣớc ta.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của đảng ta, liên hệ bản thân Y dược 0
T Đạo Công giáo và ảnh hưởng của nó đến vấn đề đoàn kết dân tộc ở Quảng Bình hiện nay Kinh tế chính trị 0
T Tìm hiểu tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Kinh tế chính trị 0
Z Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay Kinh tế chính trị 0
V Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Kinh tế chính trị 0
F Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết lương giáo trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 Lịch sử Việt Nam 0
T Vận dụng nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cộ Văn hóa, Xã hội 0
H Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
A Những quan điểm cơ bản Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Tài liệu chưa phân loại 0
D Phân tích quan điểm cơ bản của HCM về đại đoàn kết dân tộc. Ý nghĩa của luận điểm: Đoàn kết, đoàn kế Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top