tctuvan

New Member
Link tải miễn phí luận văn
Công tác xã hội là một ngành, nghề mới tại Việt Nam. Do vậy, nhận thức của mọi người về Công tác xã hội vẫn còn rất nhiều hạn chế. Thứ nhất, nhiều người đồng nhất và nhầm lẫn công tác xã hội với làm từ thiện, ban ơn, ban phát hay nhầm lẫn công tác xã hội với các hoạt động xã hội của các tổ chức, đoàn thể... Thứ hai, vai trò, vị thế cũng như tính chất chuyên nghiệp của công tác xã hội ở Việt Nam chưa được khẳng định. Do vậy, để phát triển công tác xã hội ở Việt Nam cần có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành công tác xã hội chuyên nghiệp. Bởi vì, công tác xã hội là một hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực hành. Công tác xã hội là trung tâm, tổng hợp, kết nối và trực tiếp tham gia vào đảm bảo an sinh xã hội.
Giá trị của công tác xã hội dựa trên cơ sở tôn trọng quyền lợi, sự bình đẳng, giá trị của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. Giá trị được thể hiện trong các nguyên tắc hoạt động cũng như các quy điều đạo đức của công tác xã hội.
Thực hành công tác xã hội nhằm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội. Nhân viên công tác xã hội sử dụng các kỹ năng, kỹ thuật và hoạt động đa dạng phù hợp với từng đối tượng thân chủ cụ thể. Các mô hình can thiệp trong thực hành bao gồm các tiến trình trợ giúp thân chủ đến việc tham gia vào chícnh sách, hoạch định và phát triển xã hội nhằm đảm bảo hệ thống an sinh xã hội toàn diện.
Do vậy, thực hành công tác xã hội là một vấn đề quan trọng trong quá trình đào tạo công tác xã hội. Thông qua quá trình thực hành công tác xã hội, sinh viên được rèn luyện kỹ năng, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Ngoài ra, giúp cho sinh viên thấy được vai trò, vị trí và trách nhiệm của công tác xã hội đối với cá nhân, nhóm và cộng đồng.
Nhóm sinh viên thực tế chúng tui xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với toàn thể giảng viên Khoa Công tác xã hội, trường Đại học Lao động - Xã hội, với sự giảng dạy, hướng dẫn và quan tâm của cô Nguyễn Thị Thanh Hương, thầy Nguyễn Tuấn Long và thầy Vũ Xuân Dũng cùng sự hợp tác của người dân và cán bộ thôn Cát Động - thị trấn Kim Bài - huyện Thanh Oai - Hà Nội đã giúp đỡ chúng tui hoàn thành đợt thực tế này.
Hà Nội, tháng 9 năm 2011
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Quỳnh

NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ
Thôn Cát Động nằm cách trung tâm Hà Nội tầm 25km về phía Đông, thuộc thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Vì nằm bên cạnh đường quốc lộ 21B nên thôn Cát Động có nhiều tuyến xe buýt, xe khách từ các bến xe trong thành phố Hà Nội về thẳng thôn, vì vậy rất thuận tiện trong việc giao thông đi lại, trao đổi, buôn bán hàng hóa.
Về địa giới, phía Đông thôn giáp xã Tam Hưng, phía Tây giáp xã Kim An, phía Nam giáp xã Đỗ Động và xã Kim Thư, phía bắc giáp xã Thanh Mai. Thôn Cát Động có diện tích gần 2 km2 với 2/3 là đất làm nông nghiệp, còn 1/3 là đất dân cư ở.
Thôn Cát Động có 4 cụm dân cư (tương ứng với 4 đội sản xuất) với 531 hộ dân, có 2437 nhân khẩu. Người dân trong thôn đều được hưởng đầy đủ các điều kiện thiết yếu như điện thắp sáng, nước sạch dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông truyền thống. Nhờ bồi đắp màu mỡ từ sông Đáy nên công việc trồng trọt của người dân cũng khá thuận lợi nên kinh tế dù không nhiều nhưng cũng ổn định, đời sống không gặp quá nhiều khó khăn.
Thôn Cát Động 14 năm nay đều đạt danh hiệu Thôn văn hóa với nhiều hoạt động văn hóa xã hội sôi động rất được sự quan tâm hưởng ứng của toàn bộ người dân. Tại thôn cũng có nhiều Hội, Câu lạc bộ hoạt động hiệu quả như Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội người cao tuổi, Câu lạc bộ Phòng chống bạo lực gia đình, Câu lạc bộ Văn hóa văn nghệ,...
Những năm gần đây, khi được sát nhập vào Hà Nội, huyện Thanh Oai nói chung và thôn Cát Động nói riêng đã nhận được sự quan tâm, đầu tư của nhà nước về mọi mặt. Chính vì vậy mà thôn Cát Động ngày càng phát triển hơn nữa. Cùng với những truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa, người dân xóm Bến vẫn tiếp tục thi đua để xây dựng một cuộc sống giàu đẹp, góp phần vào sự phát triển không ngừng của đất nước, cùng đất nước tiến lên trên con đường hội nhập quốc tế.
II. TIẾN TRÌNH TRỢ GIÚP THÂN CHỦ
1. Hoàn cảnh tiếp cận thân chủ
Mỗi khóa học ngành Công tác xã hội - trường Đại học Lao động Xã hội chúng tui đều có một chuyến đi thực tế nhằm áp dụng những kiến thức đã học được ở trên lớp vào thực tế công việc và trau dồi kinh nghiệm cho bản thân. Ngay từ khi bắt đầu môn học chúng tui cũng đã xác định và chuẩn bị tinh thần cho những chuyến đi thực tế để có thể thực hành những kỹ năng, những phương pháp của ngành học của mình. Nhóm sinh viên khóa Đ5 chúng tui năm nay cũng được chia thành từng nhóm nhỏ và đi thực hành tại các địa điểm tự chọn cách trường tối đa 30km. Và nhóm chúng tui đã quyết định chọn thôn Cát Động - thị trấn Kim Bài - huyện Thanh Oai - Hà Nội. Vào ngày thứ 2 sống tại thôn, trong khi đi thâm nhập cộng đồng, chúng tui đã gặp một gia đình ở Đội 1 và tui đã rất ấn tượng với hình ảnh mà mình nhìn thấy, đó là bởi sự trẻ con, non nớt của một bà mẹ trẻ đang cho con ăn. Trong thời gian đầu ở địa phương, chúng tui đã gặp gỡ các Ban, ngành, đoàn thể của thôn và tui đã được giới thiệu về trường hợp của em Thanh - bà mẹ mà mấy hôm trước tui đã gặp - một bà mẹ trẻ 17 tuổi gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
tui đã nghĩ về em gái đó, người chỉ bằng tuổi em gái tui ở nhà, tui thật không thể tưởng tưởng ra khi ở độ tuổi đấy thì em lo liệu thế nào cho cuộc sống hôn nhân của mình ? Không biết ở độ tuổi đấy thì em sẽ nuôi con như thế nào ? tui quyết định sẽ tiếp cận Thanh không chỉ vì em làm tui thấy khó hiểu, e sợ mà còn bởi khi thấy Thanh, tui cảm nhận được sự lặng lẽ, nét buồn sâu thẳm ở

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top