tctuvan

New Member
Tải miễn phí

Mở ĐầU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông dân cư, là trung tâm văn hoá, kinh tế lớn của cả nước, là nơi giao lưu của nhiều đoàn khách quốc tế, ngoại giao, du lịch, do đó cũng là nơi bọn tội phạm tập trung gây ra nhiều vụ án xâm phạm tài sản công dân và người nước ngoài. Trong đó, đặc biệt nổi lên là tội phạm cướp giật tài sản. Có nhiều thời điểm quần chúng nhân dân hoang mang lo lắng, bởi bị cướp giật tài sản trên đường phố là một trong những hiểm hoạ khôn lường mà bất kỳ người dân nào cũng lo sợ, vì bên cạnh việc bị giật mất tài sản thì tai nạn kèm theo như thương tích, thương tật, thậm chí tử vong... là điều khó tránh khỏi.
Theo báo cáo tổng kết trong 5 năm của Công an Thành phố Hồ Chí Minh, thì toàn thành phố xảy ra 7639 vụ cướp giật tài sản công dân, chiếm tỉ lệ 20,28% trong tổng số vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên toàn thành phố (toàn thành phố xảy ra 37.658 vụ phạm pháp hình sự), gấp hơn 4 lần so với số vụ cướp tài sản (295 vụ) và gấp hơn 36 lần so với số vụ cưỡng đoạt tài sản (33vụ). Riêng năm 2004 số vụ cướp giật tài sản công dân xảy ra giảm 7,5% so với năm 2003 (1307 vụ), nhưng số vụ xảy ra còn rất cao. Năm 2005 xảy ra 1372 vụ cướp giật, tỉ lệ tăng so với năm 2004 là 13,48%. Tuy nhiên, những con số nói trên chỉ mới là số vụ cướp giật tài sản mà nạn nhân trình báo với cơ quan chức năng, thực tế số vụ cướp giật tài sản mà nạn nhân không khai báo còn lớn hơn rất nhiều.
Thời gian gần đây, bọn tội phạm cướp giật tài sản hoạt động với tính chất ngày càng manh động, tinh vi, quyết liệt, táo bạo hơn, chúng thường hoạt động có băng nhóm, có tổ chức. Có những vụ chúng giật không được tài sản chúng còn sử dụng cả vũ khí, hung khí tấn công lại cả lực lượng công an và những người tham gia truy bắt.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong đấu tranh chống loại tội phạm này và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, song tỉ lệ đấu tranh chống tội phạm cướp giật tài sản chưa thật sự cao, chỉ khám phá 5284/7639 vụ xảy ra (đạt tỉ lệ 69, 78%). Điều đáng lưu ý là số vụ phạm tội có xu hướng gia tăng trở lại, tỉ lệ đấu tranh chống loại tội phạm này có xu hướng ngày càng giảm. Trong năm 2005, toàn thành phố xảy ra 1372 vụ, (tăng 163 vụ, tỉ lệ tăng 13,48% so với năm 2004), trong đó lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH chỉ khám phá được 1025 vụ (chiếm tỉ lệ 74,71%). Như vậy, trong năm 2005, tội phạm cướp giật có xu hướng xảy ra nhiều hơn.
Thực tế đó đang đặt ra đòi hỏi cần nghiên cứu sâu sắc về lĩnh vực đấu tranh phòng chống của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH Công an thành phố Hồ Chí Minh đối với tội phạm cướp giật tài sản. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu là rất cần thiết trong tình hình hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động nghiên cứu về lý luận và thực tiễn có liên quan đến việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh các loại tội phạm đã được một số cơ quan ở Bộ, một số trường Công an và các địa phương từng bước quan tâm và đã có những kết quả nhất định. Việc nghiên cứu về lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm cướp giật tài sản đã có một số luận văn thạc sỹ, đề tài cấp cơ sở trong các trường Công an nhân dân quan tâm, đặc biệt, đã có một số báo cáo chuyên án, chuyên đề của phòng chức năng và Công an Quận, Huyện thực hiện, như đề tài cấp cơ sở “Biện pháp phòng ngừa ngăn chặn tội phạm cướp giật sử dụng phương tiện xe máy tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Thạc sỹ Nguyễn Văn Công, giảng viên Bộ môn Pháp luật trường Đại học Cảnh sát nhân dân; Luận văn thạc sỹ “Sử dụng đặc tình hình sự trong điều tra khám phá các vụ án c¬ướp giật tài sản của lực lượng cảnh sát hình sự Công an thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Công Tâm; Khoá luận tốt nghiệp Đại học Cảnh sát “Điều tra các vụ án cướp giật tài sản công dân do cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra phòng ngừa” của Vũ Quốc Công; Khoá luận tốt nghiệp Đại học Cảnh sát “Thực trạng các vụ án cướp giật tài sản của công dân có đồng phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và những giải pháp điều tra phòng ngừa” của Nguyễn Đông Triều...Các đề tài, chuyên đề nêu trên mới chỉ tập trung ở một số khía cạnh của đối tượng nghiên cứu mà chưa đưa ra đầy đủ, toàn diện về đấu tranh phòng chống tội phạm này.


Link download cho anh em:
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top