daigai

Well-Known Member
Tải miễn phí luận văn

Xã là cấp cơ sở trong hệ thống hành chính bốn cấp của Nhà nước ta. Tổ chức đảng
ở xã là tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ), cũng là cấp cơ sở trong hệ thống tổ chức của
Đảng. TCCSĐ là hạt nhân lãnh đạo toàn diện các mặt công tác ở cơ sở, có vị trí quyết
định đến việc thực hiện thắng lợi mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước ở địa phương. Yêu cầu đối với TCCSĐ là phải nhận thức đúng và
làm đúng vai trò hạt nhân chính trị trên địa bàn. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo
của TCCSĐ là Đảng uỷ (hay Chi uỷ). Trong đó bí thư Đảng uỷ (Chi uỷ) được coi là
“linh hồn” của đảng bộ, chịu trách nhiệm chính trong những thành công hay hạn chế
hiệu quả hoạt động của đảng bộ.
Trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào, vấn đề cán bộ cũng là vấn đề có ý nghĩa
quyết định đầu tiên trong xây dựng Đảng và Chính quyền. Lịch sử cách mạng nước ta
chứng minh rằng: Đảng chỉ có thể làm tròn vai trò chiến sỹ tiên phong, lãnh tụ chính trị
của quần chúng nếu Đảng biết lựa chọn, đào tạo một đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh
đạo chủ chốt có phẩm chất, năng lực đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ trong mỗi thời kỳ
cách mạng.
Sống và làm việc cùng với dân, đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung và đội ngũ bí thư
Đảng uỷ nói riêng phải là những người nhiệt tình, có ý chí vươn lên, là những người ưu
tú nhất tại cơ sở, được tổ chức Đảng, đảng viên và nhân dân tín nhiệm để giao nhiệm
vụ. Song do nhiều điều kiện chủ quan và khách quan nên đội ngũ này hiện nay đang có
những bất cập, khó khăn nhất định trong công tác. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của đội
ngũ cán bộ cấp cơ sở, những ưu khuyết điểm của đội ngũ này, những khó khăn mà họ
gặp phải, Đảng ta rất quan tâm xây dựng cán bộ cơ sở, nhất là trong nhiệm kỳ của Đại
hội IX. Ban Chấp hành Trung ương khoá IX đã ra nghị quyết chuyên đề về cán bộ cơ
sở. Trong đó xác định rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận
động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm thạo
việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, ức hiếp dân” [10,
tr.167-167].


Hà Tĩnh là một tỉnh nông nghiệp. Đa số nhân dân sống và làm việc trên địa bàn
nông thôn. Sự ổn định và phát triển của tỉnh phụ thuộc vào sự ổn định của hệ thống các
xã. Việc chăm lo cho sự phát triển của tỉnh phải đặc biệt chú ý tới sự ổn định và phát
triển của hệ thống các xã, nhất là phải quan tâm tới tâm tư, nguyện vọng, việc làm, thu
nhập, đời sống của nông dân.
Đội ngũ bí thư Đảng uỷ xã ở Hà Tĩnh hiện nay nhìn chung được đảm bảo về chất
lượng, đảm đương tốt nhiệm vụ. Những thành tựu của toàn tỉnh trong thời gian qua có
sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ này. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới
thì đội ngũ này đang gặp những khó khăn nhất định về trình độ, năng lực và nhất là sự
điều hành để đảm bảo hoạt động “đều tay”, nhịp nhàng của tất cả các bộ phận trong hệ
thống chính trị (HTCT).
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của bộ phận cán bộ quan trọng này,
cần thiết phải tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống, xác định rõ vị trí vai trò của
họ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, đánh giá đúng chất lượng của họ
trong hiện tại, dự báo chất lượng của họ trong tương lai. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp
hợp lý nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ này để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ người
lãnh đạo cao nhất của Đảng ở địa bàn nông thôn.
Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: “Chất lượng bí thư Đảng uỷ xã ở tỉnh Hà
Tĩnh giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xuất phát từ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở và những bất cập giữa
yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng của đội ngũ này trong điều kiện mới nên nhiều
nhà khoa học, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề cán bộ cơ sở nói chung
và đội ngũ bí thư Đảng uỷ nói riêng, nhằm đưa ra giải pháp để đội ngũ này hoạt động có
hiệu quả hơn. Mỗi một nhà khoa học, một công trình nghiên cứu đề cập đến một góc độ
nhất định và trên một địa bàn cụ thể.
- Nghiên cứu con đường hình thành đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở để có cái
nhìn đầy đủ, toàn diện về đội ngũ này, về khả năng làm việc, môi trường làm việc, cũng
như những vấn đề đặt ra từ con đường hình thành đội ngũ để chủ động trong tạo nguồn


cán bộ kế cận và đề xuất những phương án, những chế độ chính sách nhằm tạo điều
kiện cho đội ngũ cán bộ cơ sở làm việc hiệu quả hơn trong tương lai. Về vấn đề này có
nghiên cứu của Lê Thu Hoà: Tiêu chuẩn và con đường hình thành đội ngũ bí thư, chủ
tịch xã, phường ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay. (Luận án Thạc sĩ khoa học
lịch sử. Chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội 1995). Đề tài nghiên cứu chung hai chức danh cán bộ quan trọng nhất của đơn vị
hành chính cấp xã, đề ra những giải pháp phù hợp tình hình ở Thừa Thiên Huế giai đoạn
1995. Có thể dùng để tham khảo cho những địa phương có điều kiện tự nhiên, xã hội
tương tự.
- Nghiên cứu của Học viện chính trị Nguyễn ái Quốc, Đề tài khoa học cấp Bộ:
Mẫu hình và con đường hình thành người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở. Hà Nội
1992. Đề tài nghiên cứu làm nổi bật đặc điểm, mẫu hình và con đường hình thành cán
bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở chủ yếu là từ thực tiễn. Đề tài đề cập đến thực tế công
việc mà đội ngũ này phải đảm nhiệm là rất nhiều, nhưng trình độ “đầu vào” lại thấp hơn
yêu cầu. Từ đó chỉ ra rằng: nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ này là rất
lớn. Đặc biệt nhấn mạnh về lâu dài cần chủ động tạo nguồn cho cán bộ cơ sở và đề
xuất các nguồn cho cán bộ cơ sở.
- Về quá trình lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ cán bộ cấp cơ sở và các chế độ
chính sách liên quan nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở có
nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Tiến: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quá trình xây
dựng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp cơ sở từ 1975-1983. (Luận
án chuyên ngành lịch sử Đảng công sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, 1994). Đề tài nghiên cứu sâu sắc quan điểm của Đảng và việc tổ chức
thực hiện quan điểm đó ở giai đoạn cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Nó là cơ sở để Đảng ta rút ra những bài học cho giai đoạn tiếp theo, giai đoạn đổi mới
đất nước, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH). Đề tài cũng thể hiện
quan điểm nhất quán về tầm quan trọng của công tác cán bộ nói chung và cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở nói riêng, đề ra những giải pháp để đảm bảo và tăng cường hiệu quả hoạt
động của đội ngũ cán bộ quan trọng này.



Link download cho anh em:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Sử dụng chỉ số WQI để đánh giá chất lượng nước sông Vàng Danh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh : Khoa học Tự nhiên 0
D Bí quyết mua đèn led âm trần có chất lượng tốt Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0
D tìm hiểu kiến thức sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình môn khoa học ở tiểu học Văn học 0
D Thực trạng chất lượng tín dụng tại eximbank chi nhánh hà nội Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Eximbank Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của công ty cổ phần Bình Dương Star Quản trị Chất lượng 0
D Ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng tại trung tâm mua sắm Aeon Mall Bình Dương Quản trị Chiến Lược 0
D Nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên kinh doanh của công ty TNHH manulife Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top