heocon_doremon

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


Kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá làng xã truyền thống đang trở thành
vấn đề quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, các nhà nghiên cứu và quản lý văn
hoá; giữ gìn và phát huy thế nào, ra sao để kế thừa được những giá trị truyền
thống tốt đẹp của văn hoá làng, xã nói chung, vùng đồng bằng và ven biển tỉnh
Nghệ An nói riêng. Văn hoá làng là một thành tố quan trọng của nền văn hoá
dân tộc; là nền tảng cơ sở để xây dựng nông thôn phát triển bền vững.Vì vậy tìm
hiểu cặn kẽ, có hệ thống về bản sắc văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển
tỉnh Nghệ An là nội dung cơ bản của luận văn này.
Những thập kỷ gần đây việc nghiên cứu tìm hiểu văn hoá làng xã được
Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Các nghị quyết Đại hội VI,VII,VIII, IX
của Đảng đều đề cập đến vấn đề xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở nông
thôn : xây dựng nông thôn mới theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị số 24/1999/TTtg về xây dựng và thực
hiện hương ước, qui ước văn hoá ở các làng, bản, thôn ấp, cụm dân cư nhằm
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân lao động và làm cơ sở
vững chắc cho việc nâng cao đời sống văn hoá ở nông thôn hiện nay phát triển
đúng hướng theo tinh thần nghị quyết Trung ương V (khoá VIII) của Đảng về
xây dựng và phát triển một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc.
Vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An có vị trí và tầm quan trọng đặc
biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh
nhà. Là nơi tập trung đông nhất về dân số, chiếm 3/4 dân số của cả tỉnh; nơi tập
trung nhiều trung tâm văn hoá khoa học kỹ thuật và chính trị của tỉnh như: thành
phố Vinh, thị xã Cửa Lò...
Là người địa phương vừa làm công tác đào tạo đội ngũ cán bộ văn hoá
thông tin cho cơ sở và đã có quá trình theo dõi, tham gia các hoạt động văn hoá
thông tin của tỉnh, nên đã có những am hiểu nhất định về văn hoá nói chung, văn
hoá cơ sở ở các làng xã vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An nói riêng. Tác giả
muốn nghiên cứu, tìm hiểu về bản sắc văn hoá của quê hương mình để nâng cao
hiểu biết những giá trị văn hoá truyền thống của địa phương, làm giàu cho hành
trang tri thức của mình để phục vụ công tác được tốt hơn.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cưú
Luận văn có ý tưởng hệ thống lại các thành quả của điều tra xã hội học, của
các công trình nghiên cứu khoa học trước đây, xây dựng lại thành một chỉnh thể
về bản sắc văn hoá dân tộc của làng xã vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ
An, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình. Trên cơ sở đó, đề ra được
những giải pháp giữ gìn, phát huy có hiệu quả, có chất lượng việc xây dựng làng
văn hoá hiện nay, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc theo
tinh thần nghị quyết Trung ương V( khoá VIII) của Đảng.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về làng , văn hoá làng và những đặc điểm Văn
hoá làng ở vùng đồng bằng ven biển Tỉnh Nghệ An để tìm ra những giải pháp
nhằm giữ gìn, phát huy được những bản sắc Văn hoá làng tốt đẹp ở vùng này.
III- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là văn hoá truyền thống, bản sắc
văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An.
2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, văn hoá vật thể,
văn hoá phi vật thể của làng xã trước đây, do vậy những làng xã và những đơn
vị tương đương với làng ở địa bàn của vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An là
phạm vi của đề tài. Nếu khảo sát, nghiên cứu kỹ càng tư liệu văn hoá truyền
thống của làng xã, dù chỉ ở một địa bàn hạn hẹp, cũng có thể cho phép ta phát
hiện, rút ra những kết luận khoa học mang tính khái quát có giá trị ngoại suy cho
những địa bàn khác rộng hơn.
IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phân tích nội dung thuật ngữ văn hoá làng.
Ở luận văn này, người viết cố gắng trình bày nội dung thuật ngữ văn hoá
làng với những nét đại cương nhất. Mà chính đó là cơ sở, tiền đề về mặt lý
thuyết giúp chúng tui khảo sát những phần tiếp theo như mục đích của đề tài nêu
ra.
2. Phương pháp.
Chúng tui sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các tài liệu về địa lí,
lịch sử hình thành và phát triển văn hoá làng ở vùng đồng bằng và ven biển
Nghệ An , đi điền dã, quan sát thực tế tìm hiểu kỹ phong tục tập quán, tôn giáo,
tín ngưỡng lễ hội . Đặc biệt là tích cực khai thác mảng phong tục tập quán, tôn
giáo, tín ngưỡng, lễ hội, dòng họ. Chính vì phong tục tập quán, lễ hội, dòng họ
là một bộ phận rất quan trọng của văn hoá làng ; nó hàm chứa tất cả hệ tư tưởng,
đạo đức, tình cảm, lối sống của nhân dân; là những thành tố cơ bản tạo nên bản
sắc văn hoá làng. Bởi vậy, nếu nghiên cứu kỹ các vấn đề này sẽ làm sáng tỏ đặc
trưng của văn hoá làng Việt nói chung, văn hoá làng Nghệ An nói riêng mà cụ
thể là ở vùng đồng bằng và ven biển.
ơ
V. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Làng ( village ) và văn hoá làng đã được đề cập tới trong các tác phẩm khác
nhau, đặc biệt với những tác giả viết về văn hoá học. Có thể kể tên như Đào Duy
Anh, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Khắc Viện, Phan Ngọc, Phạm Đức Dương,
Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Trần Ngọc Thêm... Hay nói khác đi, viết về văn
hoá Việt Nam không thể không đề cập tới văn hoá làng.
Ở Nghệ Tĩnh nói chung, Nghệ An nói riêng cũng đã xuất hiên một số tác
phẩm. Dẫu cho tên gọi tác phẩm không nói thẳng là viết về văn hoá làng nhưng
trên thực tế nội dung có liên quan xa gần tới vấn đề này
Trước năm 1945 đã xuất hiện các tác phẩm như "Quỳnh Lưu phong thổ
ký", "Diễn Châu phong thổ chí", "Thanh Chương huyện chí"," Nghệ An ký", "
Hoan Châu phong thổ ký", " Hoan Châu phong thổ thoại"," Nhân Sơn phong thổ
ký"," Nho Lâm phong thổ ký"," Quỳnh Đôi phong thổ ký", " Triều khẩu phong
thổ ký"...
Sau năm 1945 , việc nghiên cứu về văn hoá làng ở nước ta nói chung được
quan tâm và đẩy mạnh hơn. Riêng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An có
thêm các công trình như: " Hát ví Nghệ Tĩnh" của Nguyễn Chung Anh, " Hát
giặm nghệ Tĩnh","Ca dao Nghệ Tĩnh" của Nguyễn Đổng Chi và Ninh Viết Giao,
" Hát phường vải", " Vè Nghệ Tĩnh","Thơ văn Xô viết Nghệ Tĩnh"," Chuyện kể
dân gian xứ Nghệ","Truyện trạng xứ Nghệ"," Truyền thuyết núi Hai Vai"," Âm
nhạc dân gian xứ Nghệ"," Kho Tàng ca dao xứ Nghệ"v.v và nhiều công trình
quan trọng khác như : "Văn hoá các dòng họ tiêu biểu ở Nghệ An"," Nghề , làng
nghề thủ công truyền thống", " Hương ước Nghệ An"," Trò chơi dân gian xứ
Nghệ'," Tục thờ thần và thần tích nghệ An", " Văn hoá ẩm thực xứ Nghệ" và địa
chí văn hoá thuộc các huyện: Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Diễn Châu, Yên Thành ...
Đặc biệt từ khi có chỉ thị của thường trực Tỉnh uỷ và uỷ ban nhân dân tỉnh
về việc sưu tập biên soạn" Địa chí văn hoá làng xã ở Nghệ An" ngày
12/11/1993, việc biên soạn địa chí văn hoá trở nên thường xuyên hơn. Đến nay
đã có 295 trên 469 làng xã của cả tỉnh đã và đang tiến hành biên soạn địa chí
văn hoá.
Những năm gần đây cùng với cả nước, Nghệ An đã đẩy mạnh phong trào
xây dựng làng văn hoá, đơn vị văn hoá và đã thu được kết quả đáng khích lệ.
Tuy vậy việc tìm hiểu , nghiên cứu văn hoá truyền thống ở các làng xã mới triển
khai bước đầu và kết quả đạt được còn quá khiêm tốn so với giá trị vốn có của
văn hoá làng .
VI- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
1. Kết quả nghiên cứu
Luận văn này muốn từ những tài liệu thực tế văn hoá làng vùng đồng bằng
và ven biển tỉnh Nghệ An để nhằm rút ra được những đặc trưng riêng của văn hoá
khu vực. Kết quả này giúp cho chúng ta có thể hiểu được bản sắc văn hoá vùng
đồng bằng ven biển Nghệ An nói riêng, Nghệ Tĩnh nói chung, từ một phía, và từ
phía khác có thể hiểu rõ sự khác biệt giao thoa với văn hoá làng đồng bằng Bắc
bộ, làng đồng bằng Nam bộ. Giúp cho việc giữ gìn , phát huy những bản sắc văn
hoá tốt đẹp và biết khắc phục những hạn chế của làng hiện nay.
2. Đóng góp của luận văn
Luận văn là tài liệu có tính thời sự giúp cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản
lý văn hoá có thêm căn cứ khoa học trong việc xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội ở nông thôn nói chung, ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An
nói riêng.
Có thể xem luận văn này là tài liệu bổ ích cho việc nghiên cứu văn hoá địa
phương nói riêng và địa phương học nói chung. Đồng thời cũng nêu rõ những
yếu tố tốt đẹp cần gìn giữ, phát huy, những hạn chế cần khắc phục trong công
cuộc xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá ở địa bàn nông thôn vùng đồng
bằng và ven biển Nghệ An.

VII - BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham thảo, luận văn chia làm 3
chương.
Chương I: Bản sắc văn hoá Việt Nam và Văn hoá làng ( 15 trang)
Chương II: Văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An ( 44 trang)
Chương III: Những giải pháp nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá làng vùng đồng
bằng và ven biển Nghệ An ( 11 trang )
Ngoài ra, luận văn còn có phần phục lục ( 23 trang) để minh hoạ cho
những nội dung trong luận văn

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phamthutb

New Member
Re: [Free] Văn hoá truyền thống, bản sắc văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An

admin share cho mình tài liệu này mới, đa tạ, đa tạ :)
 

phamthutb

New Member
Re: [Free] Văn hoá truyền thống, bản sắc văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An

Thank ad và page :)
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top