Doron

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu:
Phật giáo là một trường phái triết học - tôn giáo điển hình của nền tư tưởng Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng rộng rãi, lâu dài trên phạm vi thế giới. Hệ thống giáo lý của nó rất đồ sộ và có số lượng phật tử đông đảo phân bố rộng khắp. Đạo Phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt Nam bên cạnh đạo Nho, đạo Lão, đạo Thiên Chúa…
Từ khi du nhập Việt Nam đến nay, Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc, nó ngấm sâu vào tư duy và trở thành một bộ phận văn hoá, nếp sống của người Việt. Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, Đạo Phật đã khẳng định chân giá trị của nó trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa, chính trị… Đặc biệt, xét trên khía cạnh hệ thống tư tưởng, thì Phật giáo đã trực tiếp hay gián tiếp góp phần hình thành một quan niệm sống và sinh hoạt cho con người Việt Nam.
Hiện nay, tư tưởng chủ đạo, vũ khí lí luận của chúng ta trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH là chủ nghĩa Mác-Lênin; nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó là không thể thực hiện được nên chúng ta cần vận dụng một cách hợp lí để góp phần đạt được mục đích của thời kì quá độ cũng như sau này. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử, giáo lý và sự tác động của Phật giáo đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sức cần thiết. Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ của Phật giáo giúp ta tìm ra được phương cách để hướng đạo cho người dân một cách đúng đắn cũng như định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy con người Việt Nam trong tương lai.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em chọn nghiên cứu đề tài “Tư tưởng triết học Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội Việt Nam”.

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO
1.1. Khái quát về nguồn gốc ra đời và sự phát triển của tư tưởng triết học Phật giáo
1.1.1. Nguồn gốc ra đời
Theo truyền thuyết, người sáng lập Phật giáo là thái tử Tất Đạt Đa (Siddharta Gautama) con vua Tịnh Phạn, một nước nhỏ thuộc Bắc Ấn Độ (ngày nay thuộc Nê-pan) vào khoảng thế kỉ VI tr.CN. Thái tử có một thời niên thiếu cao sang sống trong nhung lụa, kết hôn với công chúa Da-du-đà-la (Yasodhara), và có một người con trai là La-hầu-la (Rahula).
Một lần nọ, khi dạo chơi trên đường phố, Ngài thấy được bốn cảnh vật làm thay đổi tư duy của mình. Ngài thấy một một cụ già run rẩy, một người bệnh rên siết, và một tử thi sình thối. Ba cảnh nầy khiến Ngài suy nghĩ rất nhiều và quyết tâm tìm một phương cách để giúp nhân loại và để tìm một ý nghĩa chân thật của đời sống. Cảnh vật thứ tư là cảnh của một vị du tăng bình an tĩnh lặng đã khiến cho Ngài có một niềm hy vọng là đó có thể là một con đường để tìm ra Chân lý, thoát khỏi hoạn khổ. Vốn không thích làm vua, năm 29 tuổi, Tất Đạt Đa rời bỏ hoàng cung theo các nhà tư tưởng học tập, gia nhập đời sống của một đạo sĩ khất thực trong 6 năm, đi tìm con đường diệt khổ. Vào đêm trăng rằm tháng Tư, khi ngồi thiền dưới cội cây Bồ đề ở Gaya, Ngài tìm được lời giải đáp và giác ngộ. Lúc đó, Ngài được 35 tuổi, lấy hiệu là Buddha (phiên âm tiếng Việt là Bụt, Hán Việt là Phật đà, gọi tắt là Phật, có nghĩa là giác ngộ). Sáng tạo ra giáo lý đạo Phật, Ngài đi đến Sa-nặc (Sarnath) gần thành phố Ba-na-lại (Benares) và thuyết giảng bài pháp đầu tiên - Chuyển Pháp Luân - tại khu vườn nai (Lộc Uyển). Trong 45 năm tiếp theo, Ngài thu nhận đồ đệ và đi chu du khắp đất nước Ấn Độ để truyền bá học thuyết của mình, giảng dạy về con đường giác ngộ cho những ai hữu duyên và sẵn sàng tu học, và Ngài thành lập một giáo đoàn các vị tỳ kheo (nam tu sĩ) và tỳ kheo ni (nữ tu sĩ) thường được gọi là Tăng đoàn (Sangha).
Trong suốt cuộc đời hoằng hóa, dù phải đối phó với nhiều trở ngại, Đức Phật lúc nào cũng giữ một phong thái an nhiên tự tại, và ngay cả trong giờ phút lâm chung, Ngài vẫn bình thản cho dù thân xác đã suy yếu. Ngay trong giờ phút cuối cùng đó, Ngài vẫn tiếp tục giảng dạy và khuyên bảo các đệ tử để họ tiếp tục tu tập theo giáo pháp của Ngài: "Này các tỳ kheo, Như Lai khuyên quý vị rằng mọi pháp hữu vi đều vô thường, quý vị hãy tinh tấn với chánh niệm". Đó là những lời cuối cùng của đức Phật, và Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi, trong năm 543 trước Công Nguyên.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Reborn2011

New Member
Re: Tiểu luận: Tư tưởng triết học Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội Việt Nam

thanks ad
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top