freefor_all89

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Quá trình phát triển đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930-1945
MỤC LỤC
Tiêu đề Trang
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 2
Lý do chọn đề tài 2
Tài liệu tham khảo 3
Phương pháp viết tiểu luận 3

NỘI DUNG 4
Phần I: Chủ chương đấu tranh từ năm 1930 đến năm 1939 4
1. Trong những năm 1930-1935. 4
1.1. Phong trào cách mạng 1930-1931. 4
1.1.1. Bối cảnh lịch sử. 4
1.1.2. Diễn biến và ý nghĩa. 4
1.2. Chủ chương khôi phục tổ chức đảng. 5
2. Trong những năm 1936-1939. 6
2.1. Hoàn cảnh lịch sử. 6
2.2. Chủ chương và nhận thức mới của Đảng. 7
Phần II: Chủ chương đấu tranh từ năm 1939 đến năm 1945 9
1. Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng. 9
1.1. Tình hình thế giới và trong nước. 9
1.2. Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng. 9
1.3. Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. 10
2. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền 11
2.1. Cao trào kháng Nhật, cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần. 11
2.2. Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945 13

KẾT LUẬN 15

MỞ ĐẦU
Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng là một trong những báo cáo khoa học nhỏ, qua đó nhằm giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức, phân tích, và giải quyết các vấn đề khoa học được đặt ra, cũng như nắm được đường lối và chính sách của Đảng. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra một bước ngoặt trọng đại của lịch sử cách mạng Việt Nam đây cũng là bài giảng giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của Đảng thời kỳ đầu (1930-1945).
Tìm hiểu về nước Việt Nam trước cách mạng tháng tám, một đất nước có truyền thống yêu nước, có lịch sử phát triển lâu đời và bản sắc văn hoá độc đáo. Nhưng vào thế kỷ XVI chế độ phong kiến đi vào suy đồi và đánh dấu bằng sự sụp đổ vào năm 1858 khi thực dân Pháp nổ súng vào Việt nam. Sau đó chúng cai trị đất nước ta bằng chính sách bóc lột và đàn áp đẩy đất nước ta xuống bờ vực thẳm, và theo quy luật tất yếu “Có áp bức thì có đấu tranh”, các phong trào giải phóng dân tộc lần lượt nổ ra tiêu biểu là phong trào chống Pháp ở Nam kỳ (1861-1868), phong trào Cần vương ở Trung kỳ và Bắc kỳ (1885-1896), cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913), phong trào theo khuynh hướng tư sản của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, ngoài ra còn có phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907), phong trào “tẩy chay khách trú” (1919)… Nhưng các phong trào trên đều đi đến thất bại và bị dìm trong bể máu, nguyên nhân là chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, sáng suốt để đi tới thành công. Nhận thấy những yếu điểm đó Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, và Người đã phát hiện ra con đường để dẫn đến thành công đó là cách mạng vô sản của C.Mác và Ăngghen.
Ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta, nó chấm dứt sự bế tắc về đường lối của cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh dân tộc Việt Nam đã làm lên những chiến công hiển hách và những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử cũng như thời đại, từ thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tới chiến thắng Điện biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, và chiến thắng vĩ đại mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam chính là nhân tố tất yếu trong mọi chiến thắng của dân tộc ta.
Lý do chän ®Ò tµi:
Để có được cuộc sống độc lập, ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay nhân dân ta đã phải trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, đã hi sinh biết bao xương máu… Chính vì thế là người dân Việt Nam, là những thế hệ mới của đất nước, sinh ra và lớn lên không phải chịu cảnh chiến tranh khốc liệt, được hưởng những thành quả từ mồ hôi xương máu của cha ông mình tạo ra. Tự nhận thấy mình cần hiểu biết rõ lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông mình, để cố gắng học tập và rèn luyện góp phần xây dựng đất nước Xã Hội Chủ Nghĩa phát triển. Vì vậy em xin được chọn đề tài: “Quá trình phát triển đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930-1945.”
Để hoàn thành bài tiểu luận này em xin chân thành Thank sự hướng dẫn tận tình của cô.

Ph¬ng ph¸p viÕt tiÓu luËn:
Tổng hợp, phân tích, chứng minh

Tµi liÖu tham kh¶o:
Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lịch sử 12
Tailieu.vn




















NỘI DUNG
PHẦN I:
CHỦ CHƯƠNG ĐẤU TRANH
TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939
1. Trong những năm 1930-1935.
1.1. Phong trào cách mạng 1930-1931.
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
Tình hình quốc tế.
- Những năm 1929-1933, các nước tư bản Chủ Nghĩa lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Các nước đế quốc tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa để bù đắp những hậu quả của cuộc khủng hoảng ở chính quốc.
- Liên Xô giành được thắng lợi trong công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế với tốc độ nhanh. Những thành tựu đó có tác động tích cực tới Việt Nam.
Tình hình trong nước.
- Hậu quả của sự vơ vét, bóc lột của thực dân Pháp đối với nhân dân ta rất nặng nề, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, Phong Kiến, tay sai trở nên gay gắt.
- Sự đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Đảng lãnh đạo làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp càng thêm sâu sắc.
- Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời.
1.1.2. Diễn biến và ý nghĩa.
- Từ tháng 2 đến tháng 4-1930 là bước khởi đầu của phong trào. Nhiều cuộc bãi công của công nhân và các phong trào đấu tranh của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội nổ ra liên tiếp tên khắp ba kỳ Bắc, Trung, Nam.
- Ngày 1-5-1930, nhân dịp lần đầu tiên nhân dân ta tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, các cuộc bãi công và biểu tình của công nhân nổ ra rộng rãi.
- Cuối tháng 8, đầu tháng 9-1930, phong trào cách mạng tiếp tục phát triển lên tới đỉnh cao, nhất là ở hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An.
- Giữa lúc phong trào quần chúng đang dâng cao đế quốc Pháp và tay sai đã thẳng tay đàn áp, khủng bố nhằm dập tắt cao trào các mạng Việt Nam và tiêu diệt Đảng cộng sản Đông Dương. Làm cho hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn quần chúng yêu nước bị bắt giết hay bị tù đày. Phần lớn các cơ sở tổ chức của Đảng bị tan rã, nhiều cán bộ lãnh đạo và đảng viên ưu tú của Đảng từ Trung ương đến cơ sở bị địch bắt làm cho phong trào cách mạng phải chịu những tổn thất nặng nề về nhiều mặt.
Tuy bị địch khủng bố ác liệt và chúng ta bị tổn thất nặng nề, song phong trào cách mạng 1930-1931 đã để lại những thành quả to lớn mà quân thù không thể nào xóa được: Đã khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua Đảng tiền phong của mình; đã đem lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng; đem lại cho quần chúng đông đảo, trước hết là công - nông lòng tự tin ở sức lực cách mạng của bản thân mình dưới sự lãnh đạo của Đảng.
1.2. Chủ chương khôi phục tổ chức Đảng.
Nhờ tinh thần và nghị lực phi thường được rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh cách mạng trong những năm 1930-1931, Đảng ta và quần chúng cách mạng đã vượt qua thử thách khó khăn, từng bước khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách mạng. Nhiều chi bộ đảng ở trong nhà tù vẫn được thành lập, hệ thống tổ chức đảng từng bước được phục hồi. Một số tổ chức đảng ở Cao Bằng, Sơn Tây, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và nhiều nơi khác ở miền Nam vẫn được duy trì và bám chắc quần chúng để hoạt động. Nhiều đảng viên vượt tù đã tích cực tham gia khôi phục Đảng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Các Xứ ủy Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung Kỳ bị thực dân Pháp phá vỡ nhiều lần, đã lần lượt được lập lại trong năm 1931 và 1933. Nhiều tỉnh ủy, huyện ủy, chi bộ lần lượt được phục hồi.
Tháng 6-1932, Ban lãnh đạo Trung ương đã công bố Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương. Chương trình hành động đã đánh giá hai năm đấu tranh của quần chúng công nông và khẳng định: Công nông Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sẽ nổi lên võ trang bạo động thực hiện những nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến và tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.
Để chuẩn bị cho cuộc võ trang bạo động sau này, Đảng đề ra và lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành những quyền lợi thiết thực hàng ngày, rồi dần đưa quần chúng tiến lên đấu tranh cho những yêu cầu chính trị cao hơn. Đó là:
Đòi các quyền tự do tổ chức, xuất bản, ngôn luận, đi lại trong nước và ra nước ngoài.
Bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, trả tự do cho tù chính trị, bỏ ngay chính sách đàn áp, giải tán Hội đồng đề hình.
Bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vô lý khác.
KẾT LUẬN
Ý nghĩa lịch sử:
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ hàng mấy nghìn năm và ách thống trị của phát xít Nhật, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân của nước độc lập tự do, làm chủ vận mệnh của mình.
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dân tộc Việt Nam, đưa dân tộc ta bước vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
- Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Đảng và nhân dân ta đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, cung cấp thêm nhiều kinh nghiệm quý báu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và giành quyền dân chủ.
- Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân giành độc lập tự do.
Khi đánh giá ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.
Bài học kinh nghiệm:
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã mang lại cho Đảng và nhân dân ta nhiều bài học lớn:
Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.
Hai là, toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công - nông.
Ba là, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
Bốn là, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân.
Năm là, nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ.
Sáu là, xây dựng một Đảng Mác - Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám chứng tỏ Đảng ta ngay từ đầu đã xác định đúng đường lối, chiến lược và sách lược cách mạng, đồng thời không ngừng bổ sung, phát triển đường lối chiến lược và sách lược trong từng thời kỳ cách mạng. Đảng đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, kịp thời tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám còn khẳng định không có gì quý hơn Độc lập - Tự do, và không một đất nước nào có thể lấy đi quyền tự do, độc lập của một quốc gia. Việt Nam - một nước thuộc địa, công nghiệp không phát triển, biết đoàn kết dưới sự lãnh đạo của chính Đảng của giai cấp vô sản dù còn non trẻ nhưng cũng có thể đi đến thắng lợi, giành độc lập dân tộc.
Nghiên cứu về đề tài này đã giúp em hiểu hơn phần nào về quá trình đấu tranh giành chính quyền của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn 1930-1945, qua đó có thể rút ra được những kinh nghiệm và bài học quý báu cho bản thân trong thời kì mới. Thấy được sự gian nan vất vả, sự hi sinh to lớn của ông cha ta để làm nên những trang sử hào hùng cho tổ quốc, làm cho bản thân càng thêm tự hào khi mang trong mình dòng máu Việt Nam. Thấy được vai trò và sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của mọi cuộc đấu tranh và cũng qua “cuộc chiến đấu xung thiên” của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam mà những người cộng sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới biết tới dân tộc ta. Quốc tế Cộng sản đã khẳng định: “Phong trào cách mạng bồng bột trong cả xứ Đông Dương đã góp phần tăng thêm ảnh hưởng cộng sản trong các xứ thuộc địa, nhất là các nước phương Đông”.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: quá trình nhận thức và phát triển đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của đảng ta trong giai đoạn 1965-1975, đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 1954 -1960, liên hệ thực tiễn lãnh đạo đảng ta giai doạn 1930-1945, phân tích hoàn cảnh và nội dung đường lối của đảng trong phong trào dân chủ, : Đường lối CMDTDCND thời kỳ 54- 75., liên hệ thực tiễn tại trường mầm non về giải phóng dân tộc của đảng lãnh đạo 1930-1945, ý nghĩa đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là, quá trình hình thành phát triển và hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chuyển biến của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, độc lập dân chủ trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, quá trinhg hình thành và phát triển đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng ta từ năm 1945 đến 1951, Hãy phân tích đường lối lãnh đạo của Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc thời ký 1945-1975, sự vận dụng chủ trương giải phóng dân tộc vào quá trình nhận thức và hoạt động site:ket-noi.com, bài học kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng dân tộc đân chủ nhân dân, liên hệ bài học kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945) tại địa phương, tiểu luận quá trình nhận thức và phát triển đường lối cách mạng giải phóng dân tộc trong gia đoạn 1965-1975, Quá trình đấu tranh giành chính quyền của nhân dân dưới sự lãnh đạo của đảng 1930-1945, tiểu luận sự bổ sung, phát triển đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đại hội II của Đảng xác định, những bài học kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, quá trình hình thành, phát triển đường lối cách mạng dân tộc năm 1930 đến năm 1951, quá trình hình thành và phát triển đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của đảng ta từ năm 1930-1951, kết luận quá trình hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân chu3, Phân tích quá trình phát triển đường lối cách mạng của Đảng giai đoạn 1930–1945. Ý nghĩa của đường lối?, II) Ý nghĩa của quá trình phát triển đường lối cách mạng của Đảng (1930-1945), ý nghĩa lịch sử Quá trình phát triển đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng trong thời kì đấu tranh giành chính quyền, quá trình phát triển đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của đảngtrong thời kì đấu tranh dành chính quyền, Phân tích sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng (1930 – 1945), Quá trình phát triển đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930 - 1945
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quá trình hình thành quy trình thiết kế tuyến Viba truyến dẫn thông qua dung sai tần số và băng thông phát xạ Khoa học kỹ thuật 0
D Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 0
D Vai trò của nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN Hóa học Luận văn Sư phạm 0
S Luận án Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1 Luận văn Kinh tế 0
C Chứng minh sự phát triển của hình thái kinh tế - Xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên Luận văn Kinh tế 0
N Mâu thuẫn biện chứng của quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Luận văn Kinh tế 0
P Luận chứng vai trò của tri thức khoa học - Công nghệ với quá trình phát triển kinh tế tri thức Luận văn Kinh tế 0
C Mâu thuẫn cơ bản của quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
L Sự phát triển của hệ thống siêu thị Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top