rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng

của nền kinh tế thì các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng từng bước
phát triển và ổn định. Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành
chính sự nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh luật Ngân sách Nhà
nước, các tiêu chuẩn định mức, các qui định về chế độ kế toán hành
chính sự nghiệp do Nhà nước ban hành. Điều này nhằm đáp ứng yêu
cầu quản lý kinh tế - tài chính, tăng cường quản lý kiểm soát chi quỹ
Ngân sách Nhà nước, quản lý tài sản công, nâng cao hiệu quả quản
lý ở các đơn vị hành chính sự nghiệp. Công tác kế toán trong các đơn
vị hành chính sự nghiệp phải cung cấp thông tin phục vụ quản lý và
kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng quyết toán kinh phí, tình
hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức
của Nhà nước ở đơn vị.
Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam là cơ quan hành chính nhà
nước, có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của nhà nước về hải
quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn
hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi về hải quan đối với hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
Với quy mô hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng thì chức
năng quản lý hành chính về hải quan của đơn vị ngày càng nặng nề.
Song song với quy mô phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu thì
công tác tài chính tại đơn vị ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy
nhiên thực tế công tác tổ chức kế toán tại Cục Hải quan tỉnh Quảng
Nam còn tồn tại nhiều bất cập như sau :
i) Về công tác tổ chức chứng từ, khâu kiểm tra chứng từ tại
đơn vị thực hiện chưa chặt chẽ và việc lưu trữ chứng từ chưa khoa

2

học hợp lý.
ii) Việc phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh không
bản chất, đúng mục lục NSNN; việc kiểm tra đối chiếu chưa bảo đảm
thường xuyên và chặt chẽ.
iii) Báo cáo tài chính chỉ mang tính báo cáo mà chưa đi sâu
thuyết minh, phân tích tình hình sử dụng kinh phí, chưa chỉ ra kết
quả đạt được và vướng mắc trong quá trình điều hành, sử dụng kinh
phí.
iv) Hạn chế về trình độ CBCC làm kế toán, những bất cập
trong việc triển khai CNTT vào công tác kế toán.
Từ những lý do trên, hoàn thiện công tác kế toán là yêu cầu
cấp thiết tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam nên tác giả đã chọn
nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán tại Cục Hải quan
tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn chọn lọc và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản
công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp; khảo sát, đánh
giá thực trạng công tác kế toán tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam,
rút ra những mặt đạt được và tồn tại, hạn chế; từ đó đề xuất giải pháp
hoàn thiện công tác kế toán về các mặt: chứng từ, sổ kế toán và báo
cáo kế toán tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các nội dung thuộc công tác kế toán
tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi Cục Hải quan tỉnh
Quảng Nam, với thực trạng công tác kế toán và số liệu nghiên cứu
trong năm 2013.

3

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng cách tiếp cận khảo sát thực tế. Phương
pháp mô tả, giải thích được sử dụng để tổng hợp và giải thích các nội
dung có liên quan về thực trạng công tác kế toán tại Cục Hải quan
tỉnh Quảng Nam. Phương pháp suy luận được áp dụng để lập luận,
phân tích thực trạng nhằm chỉ ra những bất cập làm cơ sở đưa ra các
giải pháp thích hợp, có thể áp dụng để hoàn thiện công tác kế toán tại
Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam. Thông tin, số liệu được thu thập
phục vụ cho việc phân tích, đánh giá bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ
liệu thứ cấp tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam trong năm 2013.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Những giải pháp luận văn đưa ra sẽ giúp khắc phục những
tồn tại, bất cập trong công tác kế toán tại Cục Hải quan tỉnh Quảng
Nam về các mặt: chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán. Qua đó cung
cấp thông tin hữu ích hơn cho điều hành, quản lý và sử dụng nguồn
kinh phí ở Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác kế toán trong
đơn vị HCSN;
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tại Cục Hải quan tỉnh
Quảng Nam;
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán tại Cục Hải quan tỉnh
Quảng Nam.
7. Tổng quan tài liệu
Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 19/2006/QĐ-
BTC ngày 30/3/2006 về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

4

Đây là căn cứ quan trọng để tiến hành nghiên cứu công tác kế toán
trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Trong các nghiên cứu trước đây về công tác kế toán, các tác
giả chủ yếu đề cập đến nguyên lý và nguyên tắc chung về công
tác kế toán; đặc điểm công tác kế toán trong một số loại hình doanh
nghiệp đặc thù. Chẳng hạn “Kế toán Nhà nước và các tổ chức phi
lợi nhuận” (Accounting for Governmental and Nonpofit Entities)
(2001) của tác giả Earl R.Wilson, Leon E.Hay, Susan C. Kattelus,
đã đi sâu nghiên cứu các nội dung về các nguyên tắc kế toán
chung được chấp nhận, hướng dẫn các thức ghi nhận các sự
kiện, cách thức lập báo cáo tài chính cuối kỳ, phân tích đặc thù
hoạt động của một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù như tổ chức kế
toán trong các trường học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ
trang Ngô Hà Tấn (2001) nghiên cứu mô hình tổ chức kế toán
trong các đơn vị kinh doanh du lịch trong “Quan hệ giữa phân cấp
quản lý tài chính và mô hình tổ chức kế toán trong các đơn vị kinh
doanh du lịch”.
Trên thực tế nhận thức được sự khác biệt trong tổ chức hoạt
động của các ngành, lĩnh vực mà đã có tác giả nghiên cứu về tổ
chức kế toán ở từng loại hình đơn vị cụ thể. Một số đề tài nghiên
cứu công tác kế toán tại đơn vị HCSN như sau: Luận văn Thạc sĩ
Quản trị kinh doanh của Đoàn Nguyên Hồng (2010) với đề tài:
" Hoàn thiện công tác kế toán tài chính tại bệnh viện hữu nghị
Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới"; Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh
doanh của Trần Thị Thanh Định (2011) với đề tài: " Hoàn thiện tổ
chức kế toán tại Trường Cao đẳng Thương mại"; Luận văn Thạc sĩ
Quản trị kinh doanh của Trần Đình Hải (2012) với đề tài: " Hoàn
thiện công tác kế toán tài chính tại BHXH thành phố Đà Nẵng".

5

Mỗi luận văn nêu trên, ở một khía cạnh khác nhau, một mặt nào
đó đã phản ánh cơ bản ngành, lĩnh vực và đơn vị cụ thể được nghiên cứu.
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách đầy
đủ, toàn diện về đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tại Cục Hải quan
tỉnh Quảng Nam”. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài làm luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Kế toán. Xuất phát từ quá trình tìm hiểu đề tài, luận văn sẽ
đi vào các vấn đề chính như tổng quan đặc trưng cơ bản của đơn vị hành
chính sự nghiệp, cơ chế quản lý tài chính, nội dung cơ bản của công tác kế
toán một số phần hành chủ yếu, thực trạng công tác kế toán tại đơn vị. Từ
đó phân tích ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại để hoàn thiện công tác kế
toán tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại đơn vị hành
chính sự nghiệp
a. Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp
Đơn vị hành chính sự nghiệp là những cơ quan quản lý hành
chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao,
sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp kinh tế hoạt động bằng
nguồn kinh phí nhà nước cấp, cấp trên cấp hay các nguồn kinh phí.
Về bản chất, đơn vị hành chính sự nghiệp là một từ ghép
để phản ánh hai loại tổ chức khác biệt nhau: cơ quan hành chính
Nhà nước và đơn vị sự nghiệp.
b. Đặc điểm đơn vị hành chính sự nghiệp
Các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện chức năng nhiệm
vụ do nhà nước giao. Đối với cơ quan hành chính thực hiện chức

6

năng quản lý nhà nước, cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính
công cho người dân. Đối với đơn vị sự nghiệp là tổ chức hoạt động
mang tính chất phục vụ xã hội là chủ yếu, không vì mục đích kinh
doanh, hoạt động luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp
do ngân sách nhà nước cấp hay cấp trên cấp, hay bổ sung từ các
khoản thu.
Hàng năm các đơn vị hành chính sự nghiệp phải lập dự toán,
lấy dự toán làm cơ sở để thực hiện. Mọi hoạt động của đơn vị hành
chính sự nghiệp bị ràng buộc bởi cơ chế và những quy định của Nhà
nước. Việc sử dụng nguồn kinh phí nhà nước phải tuân theo định
mức, tiêu chuẩn và định mức chi được Nhà nước quy định.
c. Phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp
1.1.2. Quản lý tài chính trong đơn vị hành chính sự
nghiệp
a. Lập dự toán thu, chi ngân sách
Lập dự toán ngân sách là khâu mở đầu của một chu trình quản
lý tài chính, đây là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và
nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân
sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn.
b. Tổ chức chấp hành dự toán thu, chi ngân sách
Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện
pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi
trong dự toán ngân sách của đơn vị thành hiện thực. Trên cơ sở dự
toán ngân sách được giao, các đơn vị hành chính sự nghiệp tổ chức
triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn
thành tốt nhiệm vụ thu chi được giao đồng thời phải có kế hoạch sử

7

dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có
hiệu quả.
c. Quyết toán thu, chi ngân sách
Quyết toán thu chi là công việc cuối cùng của chu trình quản
lý tài chính. Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình
chấp hành dự toán trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả
chấp hành dự toán từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ
tiếp theo.
1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ
HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.2.1. Nguyên tắc kế toán
- Kế toán theo từng nguồn kinh phí – nguồn vốn: Nguồn
kinh phí để phục vụ cho việc tổng hợp, đánh giá số liệu về các nhiệm
vụ chi sử dụng nguồn kinh phí nhà nước cấp, các nguồn chi trong các
đơn vị HCSN phải được hạch toán chi tiết theo từng chương, loại,
khoản, mục phù hợp với mục lục ngân sách và phải đúng theo từng
nguồn kinh phí được giao.
- Kế toán chi tiêu: Kế toán chi tiêu trong đơn vị HCSN nhằm
theo dõi việc sử dụng kinh phí trong kỳ gắn với chức năng, nhiệm vụ
được giao trong kỳ.
- Kế toán nhấn mạnh cơ sở tiền: Đối với hoạt động sự nghiệp
việc ghi chép kế toán phần lớn dựa vào nguyên tắc cơ sở tiền, tức là
mọi khoản thu chi từ nguồn ngân sách được ghi nhận tại thời điểm thu
được tiền hay tại từng thời điểm chi tiền ra khỏi đơn vị.
1.2.1. Tổ chức quy trình công tác kế toán
a. Tổ chức chứng từ kế toán
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán trong đơn vị hành
chính sự nghiệp bao gồm các bước như sau:

8


Sơ đồ 1.3. Quy trình tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán
b. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Điều 24, Luật Kế toán quy định “đơn vị phải căn cứ vào hệ
thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống
tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị”.
c. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Điều 25, Luật Kế toán định nghĩa “Sổ kế toán là phương tiện
ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán”
Hiện nay các đơn vị HCSN đều phải mở sổ kế toán, ghi chép,
quản lý, bảo quản, lưu trữ sổ kế toán theo quy định của Luật Kế
toán, Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính. Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế
toán cho một kỳ kế toán năm. Theo quy định hiện hành và tuỳ vào
điều kiện và đặc điểm của đơn vị để lựa chọn một hình thức kế
toán phù hợp.
d. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Báo cáo kế toán là cách tổng hợp số liệu kế toán theo
các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhằm cung cấp thông tin theo nhu cầu
cho các đối tượng sử dụng để ra các quyết định liên quan tới hoạt
động của đơn vị. Báo cáo kế toán bao gồm báo cáo tài chính và báo
cáo kế toán quản trị (báo cáo nội bộ).
1.2.2. Công tác kế toán một số phần hành chủ yếu
a. Kế toán nguồn kinh phí
* Nội dung và quy trình thủ tục nguồn kinh phí

9

* Tổ chức chứng từ kế toán phải tuân theo trình tự quy định
của chế độ kế toán. Chứng từ gồm Giấy rút dự toán, Hóa đơn, phiếu
thu, biên lai thu phí lệ phí, giấy báo có…
* Phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán:
Nguồn kinh phí phải được hạch toán chi tiết theo từng nguồn
hình thành: NSNN, đơn vị cấp trên cấp, nhận viện trợ, tài trợ, thu sự
nghiệp của đơn vị. Đồng thời phải hạch toán chi tiết, tách bạch
nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay và kinh phí sự nghiệp năm trước.
b. Kế toán chi kinh phí
* Tổ chức chứng từ kế toán phải tuân theo trình tự quy định
của chế độ kế toán. Đối với từng nội dung chi kế toán phải thực hiện
việc kiểm soát chặt chẽ các khâu từ việc lập, tiếp nhận chứng từ đến
việc phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách.
* Phản ảnh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng
hợp: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi kinh
phí trong kỳ đều phải được phản ánh vào sổ sách và quyết toán với
nguồn kinh phí hình thành trong kỳ.
c. Kế toán TSCĐ
* Tổ chức chứng từ: Tùy theo từng trường hợp mà kế toán sử
dụng các chứng từ khác nhau.
Kế toán tăng TSCĐ: các chứng từ thường sử dụng là Hóa đơn
GTGT hay Hóa đơn bán hàng của người bán gửi đến, Biên bản giao
nhận TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan.
Kế toán giảm TSCĐ: căn cứ vào Biên bản thanh lý TSCĐ,
Quyết định và biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng mua bán TSCĐ.
Kế toán kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ: căn cứ vào Biên bản
đánh giá lại TSCĐ và biên bản kiểm kê tài sản cố định.

10

Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ: căn cứ Bảng tính hao
mòn TSCĐ làm cơ sở ghi sổ TSCĐ.
* Phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán
- Kế toán tăng TSCĐ: mua mới TSCĐ, nhận từ cấp trên
- Kế toán giảm TSCĐ: kế toán thanh lý, nhượng bán, kế toán
điều chuyển TSCĐ
- Kế toán kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ
- Kế toán hao mòn TSCĐ
- Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ
1.2.3. Công tác kiểm kê, khóa sổ và quyết toán
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ góp phần quan trọng
vào quá trình thu thập, xử lý thông tin phục vụ quản lý của đơn vị và
có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sử dụng nguồn lực nhằm hoàn
thành tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị hành
chính sự nghiệp.
Trong chương này, tác giả đã phân tích đặc trưng cơ
bản của đơn vị hành chính sự nghiệp để khẳng định vai trò, vị trí
và tầm quan trọng của đơn vị hành chính sự nghiệp trong các
hoạt động kinh tế xã hội. Tác giả cũng làm rõ nội dung quản lý tài
chính và hệ thống hóa các nội dung cơ bản của công tác kế toán
trong đơn vị hành chính sự nghiệp.
Nghiên cứu lý luận chung về công tác kế toán là cơ sở để
tiến hành phân tích thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp
hoàn thiện công tác kế toán tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam ở
các chương tiếp theo.

11

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NAM
2.1.1. Giới thiệu về Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam
a. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan
tỉnh Quảng Nam
Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam được thành lập theo Quyết
định số 87/2002/QĐ-TTg ngày 04/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Đơn vị nhận bàn giao từ Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng và chính
thức thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Hải quan trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam từ ngày 20/8/2002. Ngày đầu thành lập đơn vị chỉ
có 26 CBBC gồm 01 phòng tham mưu, 01 Đội Kiểm soát Hải quan
và 02 Chi Cục.
Qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Cục Hải quan tỉnh
Quảng Nam không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, từng bước hoàn
thiện bộ máy tổ chức gồm 7 đơn vị thuộc và trực thuộc (04 Chi cục,
01 Đội Kiểm soát Hải quan, 02 phòng tham mưu), với 95 CBCC và
hợp đồng lao động 68/CP. Đơn vị đã đạt những thành tích đáng kể
trong công tác và hoạt động xã hội, đặc biệt thành tích thu thuế vượt
trội góp phần quan trọng công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam.
b. Chức năng, nhiệm vụ của Cục hải quan tỉnh Quảng
Nam
Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam là đơn vị trực thuộc Tổng cục
Hải quan, có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của nhà nước về

12

hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn
hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi về hải quan đối với hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
Cục Hải quan Quảng Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có
liên quan và nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Quyết định số
15/2003/QĐ-BTC ngày 10/2/2003, Quyết định số 57/2007/QĐ-BTC
ngày 29/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2.1.2. Đặc điểm quản lý tài chính ở Cục Hải quan tỉnh
Quảng Nam
Quy chế chi tiêu này là căn cứ quản lý tài chính tại Cục Hải
quan tỉnh Quảng Nam và cũng là cơ sở pháp lý để kho bạc Nhà nước
tỉnh Quảng Nam kiểm soát chi tại đơn vị (Quy chế chi tiêu nội của
Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam ở phụ lục 2.1)
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý ở Cục Hải quan tỉnh
Quảng Nam
a. Khái quát bộ máy quản lý của Cục Hải quan tỉnh Quảng
Nam
- Lãnh đạo: 01 Cục trưởng và 02 Phó Cục trưởng.
- 02 Phòng tham mưu giúp việc Cục trưởng (Văn phòng và
Phòng Nghiệp vụ); 04 Chi cục Hải quan (Chi cục Hải quan KCN
Điện Nam Điện Ngọc; Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Kỳ Hà; Chi
cục Hải quan cửa khẩu Nam Giang; Chi cục KTSTQ) và 01 Đội
Kiểm soát Hải quan.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công Ty xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top