Nicky

New Member

Download miễn phí Khóa luận Chuyên đề Xuất khẩu lao động tại công ty dịch vụ và thương mại





Thông thường cả hai bên nếu không vì một sự cố nào đều muốn kéo dài hợp đồng. Nếu có thể kéo dài hợp đồng, cả hai bên đều có lợi, đặc biệt là bên nhận lao động. Vì kéo dài hợp đồng họ sẽ giảm được rất nhiều chi phí cho việc tuyển chọn, đi lại.

Đối với bên xuất khẩu lao động thì có lợi làm giảm được chi phí marketing, đào tạo, và nhất là co được thị trường ổn định Tuy nhiên, để khẳng định rõ, hợp đồng cần được quy định: “Nếu một trong hai bên muốn kéo dài hợp đồng thì phải thông báo cho bên kia biết 2 tháng trước khi hợp đồng hết thời hạn” và hai bên sẽ điều chỉnh lại những điều khoản của hợp đồng cũ.

Trong bản hợp đồng mới, bên xuất khẩu phải chú trọng tới vấn đề tăng lương, thưởng cho người lao động, tuy vậy triong đàm phán khả năng chấp nhận của họ là 70%.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n.
Được cấp sổ lao động, sổ lương và số bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt nam.
Nghĩa vụ của người lao động:
Người lao động có nghĩa vụ ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với tỏ chức kinh tế tuyển dụng mình, ký hợp đồng với bên sử dụng lao động xuất khẩu (nễu có) và chấp hành đầy đủ các hợp đồng.
Nộp phí dịch vụ cho tổ chức kinh tế tuyển chọn theo quy định của chính phủ Việt nam.
Nộp tiền đặt cọc cho tổ chức kinh tế tuyển chọn, mức đặt cọc không vượt quá số tiền một lượt vé máy bay từ Việt nam tới nước sở tại.
Nộp tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định củ chính phủ Việt nam thông qua tổ chức kinh tế tuyển chọn.
Nộp thuế thu nhập theo quy định của chính phủ.
Chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do bản thân vi phạm hợp đồng, theo luật pháp của nươc Việt nam và nước sở tại.
Giữ gìn bí mật quốc gia, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chấp hành nghiêm chỉnh cá quy định của Nhà nước Việt nam về quản lý công dân ở nước ngoài,chịu sự quản lý của tổ chức tuyển chọn mình.
CHƯƠNG II
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VIỆC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI
I. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1. Tìm kiến thị trường và lựa chọn đối tác
* Tìm kiếm thị trường.
Bằng những hoạt động marketing của mình, bên xuất khẩu lao động phải xác định khả năng cung ứng lao động của mình. Khả năng này có nguồn gốc từ các ngành nghề, nhà máy, xí nghiệp và cả về lực lượng lao động tự do rất dồi dào của thị trường trong nước.
Bên xuất khẩu lao động phải có trong tay số liệu tương đối chính xác về số lượng người lao động trình độ, chủng loại.. để sẵn sàng đáp ứng thị trường nhập khẩu lao động nước ngoài.
Bên cạnh những hoạt động marketing trong nước, bên xuất khẩu lao động phải thực hiện hoạt động marketing ở nước ngoài nhằm mục đích tìm kiếm đối tác và khả năng của họ (khả năng nhập về số lượng, loại nghề, trình độ...).
* Lựa chọn đối tác.
Người làm công tác xuất khẩu lao động đóng vai trò như là chiếc cầu nối giữa lực lượng lao động trong nước và thị trường nhập khẩu sức lao động ngoài nước.
Nguồn lao động trong nước dồi dào về số lượng, phong phú về chủng loại là một điều kiện thuận lợi cho người xuất khẩu lao động lựa chọn cơ sỏ nào là đối tác phù hợp nhất.
Thị trường nhập khẩu sức lao động ngoài nước không phải lúc nào cũng mở rộng tiếp nhận lao động từ bên ngoài. Do vậy, để tìm được một đối tác bên ngoài là cả một quá trình marketing đầy công phu. Tuy nhiên, người làm công tác xuất khẩu lao động khi ký kết hợp đồng lao động với bất kỳ đối tác nào đều phải nghiên cứu kỹ. Tìm hiểu, xác định rõ khả năng của đối tác về các mặt như: tư cách pháp nhân, khả năng thanh toán, khả năng thực hiện nhập cư cho lao động, tình hình chính trị... tại nước mà người lao động sẽ đến.
2 . Ký kết hợp đồng.
Như trên đã trình bày, người làm công tác lao động đóng vai trò chiếc cầu nối giữa thị trường sức lao động trong nước với thị trường nước ngoài. Việc ký kết một hợp đồng xuất khẩu lao động chỉ xảy ra sau khi đã lựa chọn đối tác thích hợp.
Hợp đồng xuất khẩu lao động, thực chất là một hợp đồng ngoại thương, yêu cầu các điều khoản và các điều kiện phải chặt chẽ. Tuy nhiên, đối tác của hợp đồng là loại hàng hoá đặc biệt cho nên phải đặc biệt chú trọng tới các điều khoản và điều kiện mang tính đặc thù.
II NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.
1. Đối tượng hợp đồng.
Trong phần này, hai bên phải thống nhất về chủng loại lao động, ngành nghề cụ thể, trình độ tay nghề, giới tính, yêu cầu về ngôn ngữ, số lượng, độ tuổi, thời gian giao nhận...
2. Địa điểm làm việc.
Quy định rõ địa chỉ cụ thể mà người lao động sẽ tới làm việc. Trong điều khoản này, bên xuất khẩu lao động phải quy định rõ “ không đưa lao động tới làm việc tại những nơi mà không có sự thoả thuận giữa hai bên bằng văn bản” và ”không đưa lao động tới làm việc những nơi có tranh chấp về lãnh thổ hay những nới có chiến sự”.
Những điều kiện này nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người lao động.
3. Thời hạn làm việc.
Thông thường một số nước chỉ cấp giấy phép cư trú tối đa cho người lao động xuất ngoại là hai năm. Đặc biệt có những nước, ví dụ Nhật Bản, chỉ cho phép cư trú từ 6 tháng tới 1 năm. Tuy vậy, trong thời gian cư trú, người lao động có thể gia hạn cư trú (với sự giúp đỡ của bên nhận lao động).
Trong trường hợp xuất khẩu lao động phải ghi rõ thời gian làm việc phù hợp với thông lệ cư trú của nước đó. Nếu khác thì sẽ gặp khó khăn trong việc xin cấp thị thực nhập cảnh.
Thời gian làm việc phải được tính từ ngày người lao động tới nước nhập khẩu lao động, vì vấn đề này liên quan đến việc trả lương cho người lao động. Cũng như vậy, thời gian chấm dứt hợp đồng phải được tính kể từ ngày người lao động rời khỏi nước nhập khẩu lao động.
4. Trách nhiệm tuyển chọn lao động.
Do điều kiện đi lại, thủ tục ngoại giao chậm trễ hay khó khăn, bên nhận lao động có thể uỷ thác cho bên xuất khẩu lao động tuyển chọn lao động bằng một điều khoản trong hợp đồng xuất khẩu lao động.
Trong trường hợp này, bên xuất khẩu lao động phải quyđịnh ngược lại bằng một điều khoản tiếp theo, có thể ghi “Bên nhận lao động hoàn toàn chấp thuận với việc tuyển chọn của bên xuất khẩu lao động theo các quy định tại điều .. của hợp đồng này”. Như vậy sẽ tránh được những tranh chấp sau này về những quy định ghi tại điều khoản về “Đối tượng của hợp đồng”.
Tuy nhiên, phần lớn hợp đồng xuất khẩu lao động đều ghi “Bên xuất khẩu lao động sẽ thực hiện việc tuyển chọn cơ bản. Bên nhập khẩu lao động sẽ lựa chọn đối tượng phù hợp trong số những người đã sơ tuyển” hay “Bên nhập khẩu lao động sẽ trực tiếp tuyển chọn với sự trợ giúp của bên xuất khẩu lao động”.
Với quy định như vậy, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về bên nhập khẩu lao động.
5. Trách nhiệm vận chuyển.
Để tới được nơi làm việc, người lao động sẽ phải trải qua ba chặng đường:
Từ địa điểm tập trung trong nước tới sân bây nội địa
Từ sân bay nội địa đến sân bay nước nhập khẩu lao động
Từ sân bay nước nhập khẩu lao động tời nơi làm việc
Bên xuất khẩu lao động sẽ chịu trách nhiệm trong chặng đường thứ nhất.
Bên nhập khẩu lao động sẽ chịu trách nhiệm trong chặng đường thứ ba
Chặng đường thứ hai là đối tượng của đàm phán.
Trong khi đàm phán trách nhiệm vận chuyển của chặng đường thứ hai, bên xuất khẩu lao động tìm cách đàm phán cho được điều kiện “Bên nhập khẩu lao động chịu chi phí cho người lao động hai lượt vé máy bay” hay ít ra là “bên nhập khẩu lao động sẽ chịu chi phí máy bay lượt đi cho người lao động”.
6. Lương của người lao động - thanh toán - Chế độ thưởng lương.
Hai bên phải thống nhất mức lương cho từng loại lao động hay mức lương thấp nhất.
Bên xuất khẩu lao động phải tham khảo mức lương cìng loại công nhân nước mà người lao động sẽ đến làm việc để đàm phán. Ngoài ra cong phải tham khảo mức lương của cùng loại nghề mà đã được áp dụng ở những nước khác.
Hiện nay không có nước nào trả dưới 150 USD một tháng cho bất cứ một loại nghề nào.
Thanh toán:
Bên nhập lao động phải trả lương cho người lao động vào thời gian trả lương cho công nhân của chính bên nhận lao động.
Vì người lao động phải có trách nhiệm đóng góp theo quy định của Thông tư 05/ LB/ TC – LĐTBXH và Nghị định 370 HĐBT (bao gồm các khoản: Đóng góp cho Ngân sách Nhà nước, Bảo hiểm xã hội, nộp cho bên xuất khẩu lao động), nên tại thời điểm này phải quy định rõ tỷ lệ lương mà bên nhập khẩu lao động trả trực tiếp cho người lao động và tỷ lệ trả vào tài khoản của bên xuất khẩu lao động.
Bên xuất khẩu lao động phải dựa vào phụ lục số II của Thông tư số 05/ LB/ TC – LĐTBXH để đưa ra một tỷ lệ thích hợp.
Thưởng:
Bên xuất khẩu lao động, tuỳ theo chính sách khuyến khích lao động, sẽ có chế độ thưởng phạt cho người lao động suất sắc. Tại điều khoản này phải quy định rõ “Bên nhập khẩu lao động sẽ trả trực tiếp tiền thưởng cho người lao động”. Bên xuất khẩu lao động không được phép thu khoản tiền này.
Ngoài tiền thưởng, tiền làm thêm ngoài giờ cũng trả trực tiếp cho người lao động. Tuy nhiên hợp đồng phải quy định rõ “khi công nhân làm thêm giờ, làm trong ngày nghỉ thì bên nhập khẩu lao động có trách nhiệm thanh toán cho người lao động phù hợp với luật lao động của nươc sở tại”.
7. Giờ làm việc - Ngày nghỉ.
Đê đảm bảo quyền lợi cho người lao động, hợp đồng xuất khẩu lao động phải quy định:
Giờ làm việc và chế độ làm việc của người lao động phải phù hợ0p với Luật lao động quốc tế và Luật lao động của nước sở tại và không nhiều hơn 8 tiếng/ ngày và 6 ngày một tuần.
Lao động Việt nam phải được trả lương cho những ngày nghỉ như lao động của nước sở tại. Cụ thể, những ngày nghỉ đó là:
Ngày nghỉ cuối tuần
Ngày nghỉ chính thức theo thông lệ của nước sở tại.
Quốc khánh nước CHXHN Việt nam
Ngày tết cổ truyền của Việt nam
Phép năm:
Lao động Việt nam phải được nghỉ phép theo luật lao động cuả nước sở tại. Nếu người lao động không nghỉ phép năm thì những ngày làm việc đó sẽ được tính theo chế độ làm thêm giờ.
Chế độ làm thêm giờ:
Việc làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động. Người lao động có quyền tự đàm phán về tiền làm thêm. Khoản này khôn...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu Luận văn Kinh tế 2
N Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty Sản xuất – xuất nhập khẩu đầu tư Luận văn Kinh tế 0
V Nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động và chuyên gia của Công ty Quan hệ Quốc tế - Đầu tư sản xuất Công nghệ thông tin 0
M Nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Xuất khẩu lao động của Việt Nam thập kỉ 90 - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
I Thực trạng hạch toán tài sản cố định của công ty cổ phần may và xuất khẩu lao động Phú Thọ chi nhánh Luận văn Kinh tế 0
N Xuất khẩu lao động giải pháp tạo việc làm ở tỉnh Bắc Giang Luận văn Kinh tế 0
D Xuất khẩu lao động – Giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trỡnh hội nhập kinh tế quố Luận văn Kinh tế 0
M Xuất khẩu lao động giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc t Luận văn Kinh tế 0
T Xuất khẩu lao động giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top