huynhanh_333

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) với mục tiêu chuyển nền kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghiệp sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên công nghiệp. Hệ quả tất yếu của quá trình đó là quá trình đô thị hóa được hình thành và phát triển, tạo ra sự thay đổi không chỉ về mặt kinh tế xã hội mà còn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó đặc biệt là vấn đề việc làm cho người lao động.
Quận Cầu Giấy cũng nằm trong xu thế chung của cả nước, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH Thủ đô theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và lần thứ IX, trong hơn 10 năm qua (1998-2008) Nhà nước đã thu hồi hàng trăm ha đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy để xây dựng khu công nghiệp, các công trình đô thị, như: đường giao thông, các trường học, bệnh viện, khu chung cư, đặc biệt là các công trình phục vụ cho Đại hội Thể dục thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 được tổ chức tại Việt Nam.
Những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân quận Cầu Giấy đạt được trong 10 năm qua trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng 3 năm 2002 và Huân chương lao động hạng nhì năm 2006, khẳng định sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân Quận. Tuy nhiên những vấn đề hậu giải phóng mặt bằng, trong đó vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp vẫn đang là vấn đề bức thiết cần được quan tâm giải quyết. Công tác tạo việc làm gặp không ít khó khăn do trình độ của người lao động thuộc diện mất đất thường thấp, khả năng nhanh chóng chuyển đổi nghề nghiệp còn nhiều hạn chế, trong khi yêu cầu của doanh nghiệp đòi hỏi cao để có khả năng thích ứng ngay với yêu cầu công việc. Vấn đề tạo việc làm cho những đối tượng này để họ ổn định và nâng cao đời sống không thể một sớm một chiều là có thể giải quyết, đòi hỏi chính quyền địa phương cùng với các cơ quan chức năng phải có chính sách phù hợp, cách thực hiện hiệu quả.
Từ thực tế đời sống, việc làm của người lao động nông nghiệp tại quận, tui chọn đề tài “Tạo việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy”.
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là:
- Đánh giá thực trạng việc làm và tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 1998-2008.
- Đề xuất các giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong giai đoạn tới trên địa bàn quận Cầu Giấy.
Đối tượng nghiên cứu: Việc làm của lao động trong các gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi.
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trên địa bàn quận Cầu Giấy, thời gian nghiên cứu là từ năm 1998 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ các nguồn có sẵn, tài liệu sơ cấp thông qua điều tra xã hội học đối tượng lao động trong hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu, thống kê-so sánh.
Bố cục đề tài bao gồm 3 chương:
Chương I: Sự cần thiết tạo việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa.
Chương II: Phân tích thực trạng việc làm và tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy giai đoạn 1998-2008.
Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy trong thời gian tới.

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Đô thị hóa
1.1.1.1 Khái niệm Đô thị hóa
Trước khi đi vào khái niệm đô thị hóa ta tìm hiểu sơ qua thế nào là đô thị.
Do trình độ phát triển khác nhau mà hiện nay trên thế giới ở mỗi nước khác nhau có những tiêu thức khác nhau về đô thị, có những tiêu chuẩn định lượng và định tính khác nhau để phân biệt thành thị và nông thôn. Nhìn chung có thể tóm tắt và nêu năm tiêu thức tương đối thống nhất là:
• Đô thị thường là trung tâm của một vùng và lãnh thổ được hình thành do điều kiện địa lý, bối cảnh kinh tế, chính trị mang tính chất lịch sử.
• Quy mô dân số phải đảm bảo ở mức tối thiểu cần thiết, mức này có thể khác nhau giữa các nước.
• Đô thị phải có bộ máy hành chính được phân quyền quản lý theo chức năng quản lý nhà nước.
• Đô thị phải là nơi có cơ sở hạ tầng như giao thông, thông tin liên lạc, cấp thoát nước, cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ xã hội như bệnh viện, trường học… tương đối thuận tiện.
• Đô thị phải là nơi có hoạt động phi nông nghiệp chiếm ưu thế, mà thước đo để đánh giá là tỷ lệ lao động phi nông nghiệp so với tổng số lao động của nội thị.
Ở Việt Nam, ngày 5/5/1990 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 132/HĐBT và nghị định số 72/2001/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 5/10/2001 quy định về phân loại đô thị và phân cấp đô thị. Theo đó, điểm dân cư gọi là đô thị phải có các chỉ tiêu cơ bản sau:
• Là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, huyện hay một vùng trong tỉnh hay trong huyện.
• Quy mô dân số (nội thị) tối thiểu là 4000-6000 người, con số này có thể thấp hơn ở các vùng núi.
• Mật độ dân cư (nội thị) cao hơn vùng nông thôn và được xác định theo từng loại đô thị, tối thiểu có mật độ là 2000 người/km2.
• Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước, và các công trình công cộng phục vụ khu dân cư đô thị từng phần hay đồng bộ.
• Có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 60% trở lên trong tổng số lao động của nội thị.
Đô thị hóa
Theo giáo trình Dân số và phát triển: “Đô thị hóa là quá trình hình thành và phát triển các thành phố không chỉ về bề rộng mà cả về bề sâu”.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò của đô thị đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội”.
Theo Bách khoa toàn thư thì “Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa, còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa.”
Từ các khái niệm ở trên ta có thể hiểu Đô thị hóa là quá trình hình thành và phát triển các thành phố mà ở đó không chỉ là sự gia tăng số lượng và quy mô các thành phố về diện tích cũng như dân số, mà còn là sự phát triển về cả chất lượng đô thị được đánh giá bởi vai trò kinh tế, chính trị và văn hóa của các thành phố cũng như môi trường sống đô thị, phong cách và lối sống đô thị…
1.1.1.2 Đặc trưng của đô thị hóa
Đô thị hóa bao gồm nhiều đặc trưng nhưng ta có thể thấy 5 đặc trưng chủ yếu, đó là:
Thứ nhất, đô thị hóa làm số lượng thành phố kể cả những thành phố lớn có xu hướng tăng nhanh. Khi đó, nếu hình thành và phát triển nhiều thành phố gần nhau về mặt địa lý, liên quan chặt chẽ với nhau do sự phân công lao động đã tạo nên các vùng đô thị. Vùng đô thị thường là vùng bao gồm một vài thành phố lớn, xung quanh là các thành phố vệ tinh.
Thứ hai, quy mô dân số tập trung trong mỗi ngày càng lớn.
Thứ ba, di dân từ nông thôn ra thành phố với cường độ ngày càng cao làm dân số thành thị tăng nhanh, thay đổi tương quan dân số thành thị và nông thôn.
Thứ tư, đặc điểm đô thị hóa ở các nước có trình độ phát triển khác nhau là không giống nhau. Đô thị hóa theo “chiều rộng”, thường thấy ở những nước đang phát triển, tức là số lượng dân cư đô thị tăng lên và đang gây ra nhiều khó khăn cho đô thị như vấn đề thất nghiệp, đói nghèo, bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường và tệ nạn xã hội. Đối với các nước phát triển, đô thị hóa chủ yếu diễn ra theo “chiều sâu”, đó là việc ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư ở các đô thị.
1.1.1.3 Tác động của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế-xã hội
Đô thị hóa một mặt góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, mặt khác nếu đô thị hóa quá nhanh lại tạo ra những nhân tố cản trở, bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
 Những tác động tích cực của đô thị hóa:
• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại:
Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư ngày càng đông tại các khu đô thị, đòi hỏi phải có sự mở rộng quy mô đô thị. Điều này làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Vì thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp là điều tất yếu.
Bên cạnh đó, cùng với quá trình đô thị hóa, các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp tập trung với quy mô lớn dẫn đến sự phát triển ngày càng cao của khu vực công nghiệp. Các khu công nghiệp, các nhà máy cần có một kết cấu hạ tầng dịch vụ, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, phân phối, tài chính, bảo hiểm … rất rộng lớn. Các dịch vụ này cần phát triển rộng rãi để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các khu công nghiệp. Thêm vào đó, một số dịch vụ mà trước đây được thực hiện bởi chính nội bộ các doanh nghiệp như lau rửa, xử lý thông tin, quảng cáo… thì nay được đưa ra ký kết thực hiện với các doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ. Tất cả những yêu cầu thay đổi trên đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ.
Đối với một số ngành của nông thôn còn tồn tại trong các đô thị , tính chất đô thị hóa đã tạo nên sắc thái đặc trưng mới, đặt ra những yêu cầu mới cho sự phát triển của chúng. Các sản phẩm nông nghiệp phải đảm bảo yêu cầu sạch và có chất lượng cao, không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
• Nâng cao thu nhập và gia tăng GDP:
Các vùng đô thị được coi là điểm trung tâm, là động lực cho sự chuyển biến kinh tế và khuyếch tán ra các vùng phụ cận theo quy mô và trật tự nhất định. Các vùng đô thị vừa đảm nhận chức năng hợp tác và hội nhập quốc tế, vừa đảm nhận vai trò tiếp nhận thông tin, vốn đầu tư, các thành tựu khoa học và công nghệ cả trong và ngoài nước. Những cơ hội kinh tế ở các khu vực đô thị đã thu hút ngày càng nhiều người sản xuất cũng như dân cư di dân từ nông thôn ra thành thị. Sự gia tăng dân số đô thị làm tăng nhu cầu tiêu dùng, từ đó mở rộng các ngành sản xuất hiện có, phát triển các ngành nghề mới, tăng nhu cầu sản phẩm dịch vụ… làm tăng quy mô của nền kinh tế. Với quy mô sản xuất, diện tích, dân số lớn và không ngừng gia tăng. Sự tập trung lớn các năng lực sản xuất, các đô thị có khả năng cung cấp một khối lượng đáng kể các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ với chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu không chỉ của các đô thị mà của cả trong nước và xuất khẩu. Có thể nói, các khu vực đô thị là động lực thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, và có đóng góp quan trọng vào việc tăng giá trị xuất khẩu của cả nước.
• Nâng cao năng suất lao động, trình độ lao động:
Các đô thị là các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, là nơi tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật. Cùng với quá trình đô thị hóa, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật ngày càng phát triển, máy móc thiết bị được hiện đại hóa, trình độ quản lý tổ chức sản xuất được nâng cao, điều kiện làm việc được cải thiện… tại các khu công nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển sản xuất đòi hỏi lao động phải có trình độ cao.
Các đô thị thường là nơi tập trung số lượng lớn các cơ sở đào tạo và khoa học, giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, góp phần từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, các đô thị cũng là nơi có ưu thế thu hút ngày càng nhiều nhân lực có chất lượng cao. Trình độ của người lao động kết hợp với với những ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, các trang thiết bị hiện đại sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động không chỉ cho khu vực đô thị mà cho toàn bộ nền kinh tế.
Tại các đô thị đã dần dần hình thành đội ngũ lao động và cán bộ quản lý có trình độ và tác phong lao động công nghiệp hiện đại. Tay nghề của người lao động cùng với các kinh nghiệm quản trị kinh doanh … được tiếp tục lan tỏa sang các địa phương khác trên phạm vi cả nước thông qua việc phát triển các chi nhánh, các cơ sở sản xuất kinh doanh đặt tại các địa phương đó, gốp phần từng bước nâng cao chất lượng lao động, hiệu quả quản lý kinh doanh, từ đó nâng cao năng suất của các vùng kém phát triển nói riêng, và của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Đây là tiền đề hết sức quan trọng, định hướng cho chiến lược tạo việc làm, cần xác định các chỉ tiêu cụ thể như:
- Số việc làm có thể tạo ra của khu vực đô thị hóa
- Số lao động có thể thu hút hàng năm vào các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
- Số việc làm gián tiếp có khả năng tạo ra được do quá trình đô thị hóa.
Cần chú ý tới số việc làm được tạo ra gián tiếp từ các khu vực công nghiệp dịch vụ. Những việc làm gián tiếp này được tạo ra do hình thành hệ thống mạng lưới phục vụ đời sống cho nhân dân: bán hàng, các dịch vụ, văn hóa phẩm thiết yếu… Do vậy, khi quy hoạch cần quan tâm đến sự hình thành hệ thống việc làm được gián tiếp tạo ra và hệ thống chính sách cần có để thu hút, khuyến khích phát triển… Tứ quy hoạch này ta sẽ xây dựng được kế hoạch tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là những lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp.

3.3.3.1 Tăng cường vai trò và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thu hồi, tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
Đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của công tác thu hồi đất để xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp. Muốn vậy, mọi cam kết với người dân cần được thực hiện một cách nghiêm túc. Chính quyền cùng với các ban ngành và người dân cùng tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện thu hồi đất nông nghiệp. Cụ thể, trước khi thu hồi đất, cán bộ ban đền bù cùng cán bộ các ban ngành địa phương xuống với dân, giải thích mọi vướn mắc để người dân chấp thuận nhận tiền đền bù, tạo điều kiện thu hồi đất nhanh. Sau khi thu hồi đất, cán bộ các ngành có liên quan cần tiếp tục gần dân, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của người dân để có những giải pháp phù hợp giải quyết kịp thời, hay kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền để giải quyết. Cán bộ lãnh đạo Quận cần tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp với người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi để giải quyết những vấn đề gay cấn nhất trong việc đền bù thu hồi đất cũng như trong việc hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho người dân mất đất. Bên cạnh đó cần có những biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp gây cản trở cho quá trình thu hồi đất. Có như vậy dự án đầu tư mới nhanh chóng được xây dựng và hoàn thành, khi các khu đô thị và các khu công nghiệp đi vào hoạt động sẽ tạo ra được nhiều việc làm cho người dân trong quận, đặc biệt có thể thu hút lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp đang không có việc làm.
Đồng thời các cấp chính quyền là thay mặt của dân nên phải có trách nhiệm kêu gọi và yêu cầu các chủ đầu tư tiến hành thu hồi đất để xây dựng nhà máy và khu công nghiệp giữ đúng cam kết thu hút lao động bị thu hồi đất vào làm việc.
3.3.3.2 Hoàn thiện chính sách về thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp
Sau khi bị thu hồi đất một số hộ nông dân còn một phần diện tích đất nông nghiệp có thể muốn mua quyền sử dụng phần đất nông nghiệp khác bù đắp vapf phần diện tích đã bị thu hồi để tiếp tục làm nông nghiệp, hay một số hộ lại muốn bán quyền sử dụng phần đất nông nghiệp còn lại để chuyển sang làm ngành phi nông nghiệp. Những hộ này đều cần sử dụng thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp để giải quyết nhu cầu của mình. Tuy nhiên, hiện nay thị trường này vẫn chậm phát triển, do đó còn gây nhiều trở ngại cho cả bên mua và bên bán trong các giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Để tháo gỡ những trở ngại này nhằm tạo điều kiện cho các hộ nông dân bị thu hồi đất tiếp tục sản xuất theo nguyện vọng và các lợi thế của mình thì trong thời gian tới thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp cần được hoàn thiện theo hướng sau :
Bổ sung vào hệ thống pháp luật việc Nhà nước mua lại quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân cần bán, rồi bán lại quyền này cho các hộ nông dân cần mua tại các vùng Nhà nước thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị. Nhà nước cũng có thể tận dụng việc mua lại quyền sử dụng đất nông nghiệp từ các bên bán rồi sau đó bồi thường bằng đất với những hộ gia đình bị thu hồi đất mà cần đất nông nghiệp để tiếp tục sản xuất.
Tiến tới công nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp được tự do mua và bán quyền sử dụng đất nông nghiệp trong và ngoài vùng Nhà nước xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp theo thỏa thuận giữa các bên. Chính sách này sẽ giảm thiểu được việc phải đảm nhận vai trò trung gian của Nhà nước như ở phần trên.







KẾT LUẬN

Vấn đề tạo việc làm là nhu cầu bức thiết của toàn xã hội. Đối với quận Cầu Giấy trong thời gian qua, cùng với quá trình đô thị hóa nhanh, Nhà nước tiến hành thu hồi ngày càng nhiều diện tích đất nông nghiệp để thực hiện các dự án xây dựng đô thị, hàng vạn nông dân hết tư liệu sản xuất phải chuyển đổi ngành nghề để đảm bảo cuộc sống và họ đang đứng trước nguy cơ bị thất nghiệp. Vì vậy tạo việc làm cho người lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp oqqr quận Cầu Giấy lại càng bức xúc và có tính thời sự trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới.
Sau một thời gian thực tập tại quận Cầu Giấy, trực tiếp đi điều tra, phỏng vấn về tình trạng việc làm của người lao động trong các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, được nghe và chứng kiến những nỗi trăn trở của người lao động khi mất việc làm, cuộc sống bị đảo lộn, e sợ cho tương lai của mình khi chưa hình dung hết khó khăn phải vượt qua, sự cạnh tranh khốc liệt trong cơ chể thị trường để tồn tại và vươn lên đứng vững trong xã hội, người lao động rất cần một chỗ dựa, một niềm tin vững chắc. Đó là sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, trang bị cho họ “cần câu cơm” để mưu sinh cuộc sống lâu dài.
Được học tập lý luận tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tui đã đầu tư thời gian nghiên cứu và viết chuyên đề này nhằm phân tích, đánh giá thực trạng việc làm của người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Quận Cầu Giấy trong thời gian qua, tìm ra những tồn tại trong việc tạo việc làm cho người lao động, từ đó đề ra các giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong quận, đặc biệt là lao động mất đất, trong thời gian tới.
Tuy nhiên do thời gian có hạn và kiến thức hiểu biết còn nhiều hạn chế nên trong chuyên đề còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để chuyên đề của tui được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2009 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Quận ủy Cầu Giấy (2005), Tài liệu triển khai quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ III Đảng bộ Quận Cầu Giấy nhiệm kỳ 2005 – 2010.
2. GS.TS Tống Văn Đường, TS. Nguyễn Nam Phương (2007), “Giáo trình Dân số và phát triển”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
3. PGS.TS Trần Xuân Cầu, PGS.TS Mai Quốc Chánh (2008), “Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực”, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận Cầu Giấy (2009), Các tài liệu, số liệu về lao động quận Cầu Giấy.
5. Phòng Tài nguyên Môi trường quận Cầu Giấy (2009), các số liệu về diện tích đất thu hồi.
6. Phòng THống kê quận Cầu Giấy (2009), số liệu về dân số quận Cầu Giấy.
7. Quận ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND quận Cầu Giấy (2007), “Quận Cầu Giấy 10 năm xây dựng và phát triển”, Nxb Hà Nội.
8. TS Mai Quốc Chánh, TS Trần Xuân Cầu (2003), “Giáo trình kinh tế lao động”, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
9. website:
10.





DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Biến động dân số quận Cầu Giấy 27
Bảng 2.2: Biến động lao động quận Cầu Giấy 29
Bảng 2.3: Trình độ học vấn của lực lượng lao động quận Cầu Giấy 31
qua các năm 31
Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động 32
quận Cầu Giấy qua các năm 32
Bảng 2.5: Kết quả giá trị sản xuất_giá hiện hành của các ngành kinh tế quận Cầu Giấy 34
Bảng 2.6: Biến động diện tích đất đai của quận Cầu Giấy 37
Bảng 2.7: Tình hình thu hồi đất nông nghiệp của quận Cầu Giấy 40
(1998 – 2008) 40
Bảng 2.8: Lao động bị thu hồi đất theo địa bàn điều tra 41
Bảng 2.9: Cơ cấu tuổi của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp được điều tra 42
Bảng 2.10: Trình độ học vấn của lao động thuộc diện mất đất được điều tra ở quận Cầu Giấy 43
Bảng 2.11: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động mất đất được 45
điều tra ở quận Cầu Giấy. 45
Bảng 2.12: Số hộ nông nghiệp hàng năm có đất bị thu hồi 46
ở quận Cầu Giấy (1998-2008) 46
Bảng 2.13: Số lao động bị mất việc làm do mất đất sản xuất nông nghiệp 47
Bảng 2.14: Thực trạng hoạt động kinh tế của lao động trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp được điều tra 49
Bảng 2.15: Cơ cấu lao động mất đất được điều tra theo ngành kinh tế 51
Bảng 2.16: Thực trạng việc làm của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp theo khu vực hành chính sau thời điểm thu hồi đất 54
Bảng 2.17: Tỷ lệ người lao động được trợ giúp sau khi thu hồi đất 59
Bảng 2.18: Tỷ lệ hộ sử dụng tiền đền bù theo mục đích sử dụng 60
Bảng 2.19: Nguyên nhân thất nghiệp của lao động bị thu hồi đất 64
nông nghiệp 64

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: SỰ CẦN THIẾT TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 3
1.1 Một số khái niệm cơ bản 3
1.1.1 Đô thị hóa 3
1.1.2 Việc làm 11
1.2 Cơ chế tạo việc làm 15
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới tạo việc làm 17
1.3.1 Điều kiện tự nhiên, vốn và con người 17
1.3.2 Nhân tố thuộc về sức lao động 18
1.3.3 Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tạo việc làm 19
1.4. Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động 20
Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN 1998-2008. 23
2.1 Những đặc điểm của Quận ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa 23
2.1.1 Khái quát chung về sự hình thành và phát triển của quận Cầu Giấy 23
2.1.2 Đặc điểm của Quận ảnh hưởng tới tạo việc làm cho người lao động trong diện thu hồi đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa 24
2.1.3 Tình hình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy 37
2.1.4 Đặc điểm của người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp. 41
2.2 Phân tích thực trạng việc làm của người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy trong thời gian vừa qua 46
2.2.1 Khái quát thực trạng việc làm, thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động mất đất 46
2.2.2 Thực trạng việc làm của lao động mất đất theo ngành kinh tế 51
2.2.3 Phân tích thực trạng việc làm của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa sau khi mất đất theo khu vực hành chính tại quận Cầu Giấy. 53
2.3 Các chính sách của Quận tham gia hỗ trợ tạo việc làm cho lao động mất đất ở quận Cầu Giấy 55
2.3.1 Các chính sách đền bù, hỗ trợ 55
2.3.2 Thực trạng học nghề và giải quyết việc làm của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp ở quận Cầu Giấy trong thời gian vừa qua 58
2.4 Đánh giá những ưu điểm, tồn tại và những vấn đề đặt ra nhằm tạo việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp ở quận Cầu Giấy 63
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN CẦU GIẤY TRONG THỜI GIAN TỚI 67
3.1 Các quan điểm về tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy 67
3.2 Phương hướng phát triển kinh tế và dự báo dân số - lao động quận Cầu Giấy đến năm 2010 67
3.2.1 Dự báo dân số - lao động đến năm 2010 của quận Cầu Giấy 67
3.2.2 Định hướng chung về phát triển kinh tế 68
3.3 Giải pháp về tạo việc làm 69
3.3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 69
3.3.2 Nhóm giải pháp về công tác quản lý và tổ chức thực hiện 72
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần dệt may huế Luận văn Kinh tế 0
D Tạo động lực làm việc cho công nhân nhà máy may Veston Hòa Thọ Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống 5S Và Giải Pháp Hoàn Thiện Tạo Môi Trường Làm Việc Hiệu Quả Tại Công Ty Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố tạo động lực làm việc cho công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố hồ chí minh Văn hóa, Xã hội 0
D Một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức, viên chức tại ủy ban nhân dân thà Công nghệ thông tin 0
D Tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại phòng tài chính và phòng kinh tế thành phố hải dương Luận văn Kinh tế 0
M Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo anten bức xạ siêu cao tần làm việc ở dải rộng băng sóng VHF tần số 174 Kiến trúc, xây dựng 0
C Giải pháp tạo việc làm cho người lao động của huyện Hải Hà trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 0
D Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tạo dựng việc làm cho n Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top