doanthong191

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp xây dựng Hà Nội thành Trung tâm Tài chính - Tiền tệ





Đẩy nhanh tiến trình CPH doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và cả nước, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp là những tiền đề quan trọng cho Trung tâm Tài chính - tiền tệ phát triển.

Tỷ trọng kinh tế dân doanh (bao gồm kinh tế tư nhân, HTX và kinh tế cá thể) ở Hà Nội vừa nhỏ vừa có xu hướng giảm dần. “Năm 1995, tỷ lệ kinh tế dân doanh trên địa bàn Hà Nội chiếm 22,9%GDP, năm 2000 giảm xuống còn 20,44%GDP và năm 2003 còn 20,05%GDP” [3]. Tỷ trọng kinh tế dân doanh trong giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội thấp hơn nhiều so với mức bình quân cả nước. Năm 2003, tỷ trọng kinh tế dân doanh trong giá trị sản xuất công nghiệp ở Hà Nội là 14,1%, trong khi của cả nước là 24,8%, ở TP.HCM là 30,2%.

Hà Nội có ít doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng có qui mô lớn, có uy tín cao. Theo Kết quả Điều tra doanh nghiệp 1.4.2001 ở Hà Nội, trong số 4672 doanh nghiệp thì có tới 1797 doanh nghiệp có dưới 10 lao động (1759 là doanh nghiệp ngoài nhà nước) và 1713 doanh nghiệp có từ 10 đến 50 lao động (1541 là doanh nghiệp ngoài nhà nước), số doanh nghiệp có từ 500 đến 1000 lao động chỉ có 128 (trong đó tới 88 là DNNN do TW quản lý) và trên 1000 lao động chỉ có 57 (trong đó 46 DNNN TW, 8 DNNN địa phương và chỉ có duy nhất một CTCP). Tình hình các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn cũng không khả quan hơn, trong tổng số 240 doanh nghiệp thì có tới 175 doanh nghiệp sử dụng từ 10 đến 200 lao động và chỉ có 8 doanh nghiệp sử dụng trên 500 lao động.

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:



13.685
15.427
18.120
22.185
24.900
Tổng huy động vốn NH
152.200
176.400
238.500
283.000
-
Huy động NH của TP
55.390
74.456
98.1591
122.107
144.100
Dư nợ NH của TP
31.353
39.696
45.851
58.082
73.764
Có thể thấy các hoạt động của ngân hàng trên địa bàn Hà Nội hoạt động khá tích cực, là nguồn tài trợ chính cho các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp và phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội Thành phố. Hà Nội là địa phương có mức thu nhập bình quân đầu người cao nên mặc dù chỉ có gần 2,85 triệu dân nhưng lại dẫn đầu cả nước về số dư tiền gửi tiết kiệm (66.294 tỷ đồng) trong khi đó TP HCM có 5,47 triệu dân nhưng chỉ có 53.400 tỷ đồng tiết kiệm. Trước năm 2000, các ngân hàng thương mại huy động vốn dài hạn thông qua các hình thức: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn không được phát hành séc và không được thực hiện các dịch vụ thanh toán (chiếm khoảng 98%) và tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và cá nhân (khoảng 2%). Từ năm 2000 đến nay, ngân hàng thương mại có thêm các hình thức huy động vốn dài hạn thông qua việc phát hành các loại giấy tờ có giá như chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu... nên số lượng vốn thu hút được ngày một tăng. Cũng do nhu cầu đầu tư tăng mạnh nên dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng trên địa bàn cũng có tốc độ tăng đáng kể. Hà Nội là địa phương dẫn đầu toàn quốc về tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn trên tổng dư nợ (năm 2003 chiếm 43,5% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng trên địa bàn). Năm 2002, số dư nợ cho vay trung và dài hạn lớn hơn cả tổng vốn đầu tư toàn thành phố. Theo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội, tháng 1/2005 tổng nguồn huy động của các tổ chức tín dụng thành phố đạt gần 180.000 tỷ đồng, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2004. Có thể nói, hoạt động của các ngân hàng thương mại đã góp phần quan trọng vào đầu tư phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và hỗ trợ tích cực cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô. Mặc dù hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính Hà Nội nhưng quy mô hoạt động, năng lực tài chính và quản trị kinh doanh còn yếu kém, hoạt động trong môi trường kinh tế và đầu tư nhiều rủi ro do hệ thống doanh nghiệp còn yếu kém, thị trường nhiều bất trắc và kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định... Hầu hết các ngân hàng có quy mô vốn nhỏ hơn so với yêu cầu hoạt động kinh doanh. Hoạt động của ngân hàng còn đơn điệu, chủng loại sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn cùng kiệt nàn, chủ yếu dựa vào các hoạt động cho vay thuần tuý. Tỷ lệ nợ xấu còn cao, các chỉ số an toàn hoạt động ngân hàng vẫn còn là vấn đề đáng quan ngại, trong khi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo thông lệ quốc tế là 8% thì ở Việt Nam hệ số này ở mức dưới 5% đối với toàn hệ thống và các ngân hàng thương mại nhà nước thì chỉ đạt 3- 4%. Để đáp ứng được mục tiêu xây dựng Hà Nội thành Trung tâm Tài chính - tiền tệ thì nhất thiết phải cơ cấu lại hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn đồng thời nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động ngân hàng hơn nữa.
Các định chế tài chính phi ngân hàng: Bao gồm các định chế tài chính phi ngân hàng do Bộ Tài chính quản lý và các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm... Đây là những tổ chức có vai trò quan trọng trong hoạt động của Trung tâm Tài chính. Tuy nhiên, hiện nay quy mô vốn huy động của các tổ chức này còn nhỏ, chỉ chiếm khoảng 7,36% nguồn vốn trung và dài hạn huy động trên địa bàn và chủ yếu là của các công ty bảo hiểm.
Các định chế thuộc sự quản lý của Bộ Tài chính được thực hiện các nội dung của hoạt động ngân hàng và nhiều hoạt động đặc thù khác trên cơ sở nguồn đầu tư của NSNN và các nguồn huy động khác trong nền kinh tế, vay nợ nước ngoài đã đạt mức đầu tư bình quân xấp xỉ 30% so với tổng đầu tư toàn xã hội. Hiện nay các định chế thuộc sự quản lý của Bộ Tài chính gồm có Kho bạc Nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Từ năm 1991, thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, KBNN Hà Nội được giao thêm nhiệm vụ huy động vốn nhàn rỗi trong dân để đáp ứng các yêu cầu chi của NSNN và công tác huy động vốn qua KBNN đã thu được những kết quả nhất định trong việc bù đắp thiếu hụt ngân sách, ổn định tiền tệ và ngăn chặn lạm phát. Giai đoạn 1996-2000, tổng số vốn huy động thông qua Kho bạc Nhà nước thành phố đạt 7.430 tỷ đồng và Kho bạc Thành phố luôn là đơn vị dẫn đầu trong cả nước về doanh số huy động của hệ thống kho bạc Nhà nước, tỷ trọng huy động vốn của Hà Nội thường xuyên chiếm khoảng 30% số vốn huy động cả nước. Tuy nhiên, việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân thông qua KBNN chỉ thực hiện khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở nhu cầu của sự nghiệp chi phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hay bù đắp thiếu hụt NSTW vì vậy đợt phát hành trái phiếu không được thường xuyên. Mặt khác, trái phiếu KBNN chưa thực sự hấp dẫn người dân do lãi suất trái phiếu chưa được linh hoạt khi thị trường có biến động, cơ chế thanh toán lãi chưa thoả đáng.
Các công ty tài chính nhìn chung quy mô hoạt động cũng còn hạn chế, phần lớn các công ty đều chưa đạt mức vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng theo Nghị định số 82/1998/NĐ-CP ngày 3/10/1998 của Thủ tướng chính phủ, khả năng huy động vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh còn nhiều hạn chế. Trong 7 công ty tài chính đang hoạt động trên thị trường Việt nam thì có 5 đơn vị thuộc các tổng công ty được thành lập trong nỗ lực tích tụ vốn, tập trung chuyên môn hoá để nâng sức cạnh tranh cho các tổng công ty và các đơn vị thành viên. Nhìn chung các công ty này có lợi thế hơn các ngân hàng thương mại trong việc thẩm định các dự án do có hiểu biết chuyên ngành và khả năng tiếp cận các nguồn thông tin. Tuy vậy, do nguồn vốn hạn chế nên các công ty này chỉ đáp ứng được nhu cầu vốn trong nội bộ tổng công ty ở một mức độ nhất định, chứ chưa nói đến nhu cầu vốn cho phát triển xã hội. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với 2 công ty tài chính cổ phần còn lại dù được thành lập sớm hơn so với các công ty tài chính thuộc các tổng công ty.
Các công ty cho thuê tài chính cũng chưa thực sự là một kênh huy động vốn cho phát triển kinh tế Thủ đô mặc dù thuê mua tài chính là hình thức tạo vốn và dẫn vốn hiệu quả cao cho CNH, HĐH. Tổng giá trị tài sản của 9 công ty cho thuê tài chính chỉ chiếm 0,5% so với các NHTM, tổng vốn huy động của các công ty cho thuê tài chính chỉ bằng 1,11% so với tổng vốn huy động của các NHTM. Tính đến ngày 31/12/2002, số dư vốn huy động qua các công ty tài chính, các công ty thuê tài chính là 470 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 3,3% nguồn vốn trung và dài hạn. Các công ty này được phép nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác có kỳ hạn trên một năm. Tuy nhiên, vai trò cung ứng vốn và sức cạnh tranh của các công ty này rất hạn chế cho nên các nghiệp vụ trên hầu như không thực hiện được. Vì vậy, các công ty cho thuê tài chính chỉ tập trung cho thuê các tài sản thông dụng như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị... Và việc sử dụng phương án thuê tài chính cũng chỉ là sự lựa chọn cuối cùng nếu như khách hàng không có khả năng vay tiền từ ngân hàng.
Các công ty bảo hiểm: Ngành bảo hiểm thương mại Việt Nam được hình thành từ năm 1965 với chức năng cơ bản là trợ giúp về mặt tài chính cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm khi không may gặp rủi ro bất ngờ theo nguyên tắc san sẻ bớt rủi ro của số ít người cho số đông người tham gia bảo hiểm. Trước năm 1994 ở Việt Nam chỉ có 1 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là TCT Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Sau hơn 10 năm mở cửa thị trường, phạm vi và qui mô thị trường bảo hiểm đã tăng lên đáng kể, đóng góp ngày càng lớn đối với sự phát triển kinh tế và ổn định đời sống xã hội. Hầu hết các công ty Bảo hiểm trong và ngoài nước đều có mặt tại Hà Nội và Hà Nội cũng là nơi thị trường Bảo hiểm hoạt động phát triển nhất cả nước.
Trong thời kỳ 1993 -2003 doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng bình quân 33,2%/ năm. Tỷ trọng doanh thu dịch vụ bảo hiểm cũng tăng nhanh từ 0,37%/GDP năm 1993 lên 1,3%/GDP năm 2003. Mức thu phí bảo hiểm ước đạt khoảng 12 ngàn tỷ đồng năm 2004. Theo dự báo của Bộ Tài chính, mức thu phí bảo hiểm đến năm 2010 đạt gần 40.000 tỷ đồng.
Qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các DNBH đã huy động được nguồn tài chính khá lớn từ các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, tạo lập nguồn vốn đầu tư trở lại phát triển kinh tế - xã hội. Thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng từng bước được hình thành với đầy đủ các yếu tố thị trường. Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện có 24 DNBH thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có 7 công ty cổ phần, 7 doanh nghiệp liên doanh, 6 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và trên 30 văn phòng thay mặt các tổ chức bảo hiểm nước ngoài đã làm cho sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam thêm sôi động.
Nội dung và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng được mở rộng, không chỉ có hoạt động bảo hiểm gốc mà còn cả tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, môi giới bảo hiểm. Cơ cấu sản phẩm cũng chuyển dần từ ngắn hạn (sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ) sang dài hạn (sản phẩ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
H BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP:GIẢI PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN MỎ ĐÁ XâY DỰNG NÚI TRÀ ĐUỐC TỈNH KIÊN GIANG Sinh viên chia sẻ 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hải hậu Nông Lâm Thủy sản 0
D Công tác xây dựng gia đinh văn hóa ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long hiện nay, thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng công tác và một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng Khoa học kỹ thuật 0
D đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần tư vấn và phát triển giải pháp phần mềm Công nghệ thông tin 0
D Một số giải pháp cải thiện hệ thống quản trị chất lượng dịch vụ tư vấn ở Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Vĩnh Phúc Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top