do.tuan79

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


Lời nói đầu

Sau hơn 10 năm đổi mới, các doanh nghiệp Nhà nước đạt được sự tăng trưởng kinh tế một cách hết sức khó khăn. Thực tế cho thấy muốn có một kết quả kinh tế tăng trưởng cao, một mặt các doanh nghiệp phải huy động các nguồn lực mới,mặt khác phải sử dụng chúng hết sức tiết kiệm, theo một quy hoạch cơ cấu mang tính dài hạn, tổng thể và có chiến lược. Công việc kinh doanh ngày nay không chỉ giới hạn trong nước, mà ngày càng có quan hệ mật thiết với khu vực và quốc tế. Do vậy, câu hỏi đặt ra đối với các doanh nghiệp Nhà nước là làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của mình cả trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế.
Với trình độ còn thấp, tiềm lực của các doanh nghiệp còn yếu hầu như trên tất cả các mặt thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp. Làm thế nào để có đủ vốn, để sử dụng vốn và các nguồn lực khác có hiệu quả giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng trưởng, thoát khỏi nguy cơ phá sản và chiến thắng trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.Đây đang là một bài toán khó đối với tất cả các doanh nghiệp.
Công ty xây dựng số 1 Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật đó. Từ khi thành lập (năm 1972), Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đã ngày càng được nâng cao. Nhưng để duy trì và phát triển trong điều kiện hiện nay, Công ty cần cải tiến và nâng cao hơn nữa các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Vì vậy, qua thời gian thực tập tại Công ty xây dựng số 1 Hà Nội được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Trần Việt Lâm và các cô chú trong Công ty tui đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng số 1 Hà Nội , với mong muốn liên hệ, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn để nâng cao nhận thức cũng như góp phần nhỏ bé kiến thức của mình vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Bài viết gồm 3 phần:
Chương I : Hiệu quả sản xuất kinh doanh nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Chương II : Thực trạng về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty xây dựng số 1 Hà Nội
Chương III : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty xây dựng số 1 Hà Nội
Qua luận văn này tui xin chân thành Thank thầy giáo hướng dẫn Trần Việt Lâm và các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ tui hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Chương I
hiệu quả sản xuất kinh doanh nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

I/.Hiệu quả sản xuất kinh doanh và vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh


1/.Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh.


Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh song có thể khẳng định trong cơ chế kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp kinh doanh (doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần ) đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này trước hết doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh; phải phân bổ và quản trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn kiểm tra xem phương án kinh doanh đang tiến hành là có hiệu quả hay không ? Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như từng lĩnh vực từng bộ phận công tác nói riêng,doanh nghiệp không thể không chú ý đến việc tính toán hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất. Nó không chỉ là thước đo trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Hiện nay mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh .
Nhà kinh tế học người Mỹ P.Samueleson cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một hàng hoá khác .Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó” .[Xem 1,Trang 407]
Đây là quan điểm phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh ở tầm vĩ mô,nó đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội.Trên phương diện này,việc phẩn bổ các nguồn lực kinh tế để đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả và trên lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà một nền kinh tế có thể đạt được. Quan điểm này chỉ phản ánh sự phân bổ và quản trị có hiệu quả các nguồn lực chứ chưa phản ánh hết mức độ hiệu quả giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra và tính hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Quan điểm thứ hai cho rằng :"Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí.''[Xem 2,trang 253]
Quan niệm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả kinh doanh của phần ''tăng thêm chứ không phải toàn bộ phần tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó cũng đã biểu hiện được quan hệ so sánh tương đối giữa giữa kết quả đạt được và chi phí tiêu hao. Nếu xét theo quan điểm của triết học Mác-Lênin thì mọi sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một cách riêng lẻ, hơn nữa sản xuất kinh doanh là một quá trình trong đó các yếu tố tăng thêm có sự liên hệ mật thiết với yếu tố sẵn có,trực tiếp hay gián tiếp tác động làm kết quả sản xuất kinh doanh thay đổi. Như vậy theo quan điểm này tính hiệu quả kinh doanh chỉ được xem xét tới phần kết quả bổ xung hay cho chi phí bổ xung.
Quan điểm thứ ba của Manfred Kuhn cho rằng:'' Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh[Xem 1,trang 408] tức là hiệu quả kinh doanh được xác địng bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan điểm này đã gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên quan niệm này chưa biểu hiện được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí, chưa phản ánh mức độ chặt chẽ của mối liên hệ này.
Quan điểm thứ tư cho rằng: “Hiệu quả là mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (cái,kg...) và lượng các nhân tố đầu vào( giờ lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu) được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thụât[Xem 1, trang 408]. Quan điểm này mới chỉ phản ánh về mặt lượng, tức là nêu nên mức năng suất của các yếu tố đầu vào và đầu ra, mới chỉ đề cập đến một khía cạnh của hiệu quả đó là năng suất tuy nhiên ưu điểm của quan điểm này là có thể so sánh năng suất của năm này so với năm khác với cùng một đơn vị đo. Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng:''Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chi ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là hiệu quả xét về mặt giá trị[Xem 3,trang 49] . Cũng như quan điểm trên thì quan điểm này cũng chỉ đề cập đến một khía cạnh của hiệu quả đó là chi phí, người ta có thể xác định chi phí kinh doanh thấp nhất trong điều kiện thuận lợi nhất, rồi đem so sánh chi phí thực tế phát sinh với chi phí đặt ra trước đó( chi phí kế hoạch ). Để đạt được hiệu quả chi phí kinh doanh thì phải phân bổ nguồn lực và quản trị có hiệu quả để giảm thiểu chi phí. Do vậy quan điểm này chưa xét tới toàn bộ quá trình hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Quan điểm thứ năm của nhà kinh tế học người Anh Adamsmit cho rằng:“Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá''[Xem 2,trang 253]. N hà kinh tế học người Pháp Ogiephri cũng quan niệm như vậy. ở đây hiệu quả được đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Rõ ràng quan điểm này khó giải thích khi kết quả sản xuất kinh doanh có thể tăng do tăng chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này chúng ta có cùng hiệu quả .

II/. Một số kiến nghị với Nhà nước


- Nhà nước cần hỗ trợ can thiệp để Công ty thu hồi nhanh các khoản thu quá hạn vì thực tế các khoản thu quá hạn của Công ty là 11.650 triệu đồng, đây là con số lớn gây nên tình trạng ứ đọng vốn, chi phí vốn của Công ty cao ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng gây thất thu cho Nhà nước.
- Trong công tác đấu thầu, chủ đầu tư thường chọn nhà thầu đưa ra mức giá thấp nhất chứ ít chú ý đến chất lượng công trình, do vậy nhiều nhà xây dựng đưa ra mức giá thấp nhất để trúng thầu cho nên có thể bỏ qua hay không thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng công trình. Vởy điều này Nhà nước nên có một hệ thống văn bản dưới luật đầy đủ, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong công tác đầu thầu cũng như trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần tăng cường quản lý chặt chẽ đối với lĩnh vực xây dựng, tránh những hiện tượng tiêu cực lợi dụng kẽ hở luật pháp để làm ăn phi pháp ảnh hưởng đến hiệu qủa của ngành xây dựng cũng như môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng.
- Nhà nước cần có các chính sách và biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước để các doanh nghiệp này thực sự giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân:
+ Nhà nước nên có chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp trong nước , khuyến khích sản xuất để có thể cạnh tranh được với hàng nhập ngoại, tránh tình trạng như những năm qua các doanh nghiệp nước ta thường nhập về những loại máy móc cũ kỹ, lạc hậu, không giúp được nhiều cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán các khoản nợ của các doanh nghiệp.
+ Nhà nước cần có các chính sách nhằm khuyến khích khả năng tự chủ, năng động của các doanh nghiệp trong công tác huy động và sử dụng vốn.






Kết luận
Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp phải tự quyết định con đường phát triển của mình, hay tiến lên hay sẽ tụt hậu và trượt khỏi quỹ đạo kinh doanh dẫn đến thất bại phá sản.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phức tạp, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau do điều kiện lịch sử và góc độ nghiên cứu khác nhau. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu theo đuổi của các doanh nghiệp, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Qua thời gian thực tập tại Công ty xây dựng số 1 Hà nội cho thấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty khá được chú trọng, song vẫn không thể tránh khỏi những khó khăn trong thực tế.
Do vậy trong thời gian tới Công ty cần tiến hành thực hiện một số biện pháp cần thiết nhằm phát huy lợi thế và hạn chế khó khăn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Tuy còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, song các giải pháp xác định trong bài viết này với mục đích là phù hợp với khả năng và điều kiện có thể của Công ty.
Với thời gian có hạn cùng với kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng bạn đọc để bài viết sau được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành Thank Trung tâm đào tạo Quản trị kinh doanh Tổng hợp - Đại học kinh tế Quốc dân, Công ty xây dựng số 1 Hà nội và đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Trần Việt Lâm và chú phó phòng tổ chức của Công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài viết này.
Tài liệu tham khảo

1 . Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp
Ngô Đình Giao chủ biên, nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật năm 1997
2 .Kinh tế thương mại dịch vụ - PGS.PTS. Đặng Đình Đào - NXB Thống kê
3 . Nhập môn kinh tế xí nghiệp đại cương - Wohle, Xuất bản lần thứ 7, Munchen 1990.
4 .Luận án PTS Khoa học kinh tế: “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong các đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp”-Nguyễn Thị Thu-Hà nội 1989
5 .Thời báo kinh tế Việt Nam số 31, Thứ bảy ngày 18 tháng 4 năm 1998
6 .Tạp chí xây dựng số 5,6 năm 1999, số 4/2000 (Trang 42), 8/2000 (Trang 13), 1/1999 (Trang 56), 5/1999 (Trang 28)
7 .Một số tài liệu của Công ty xây dựng số 1 Hà nội.

Mục lục
Lời nói đầu
Chương I Hiệu quả sản xuất kinh doanh nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp....................................................................
I . Hiệu quả sản xuất kinh doanh và vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh......................................................................................
1 . Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh................................
2 . Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh.................................
3 . Đặc điểm của phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh................
4 . Sự cần thiết của nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay.........................................................
II . Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh...................
A . Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp...............................................
1. Lực lượng lao dộng..................................................................
2. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất...................................................................
3..Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin..........................................
4. Nhân tố quản trị.........................................................................
5. Nhân tố tính toán kinh tế............................................................
B . Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.................................................
1 . Môi trường pháp lý....................................................................
2 . Môi trường kinh tế.....................................................................
3 . Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng..................................................
III . Xây dựng nghành sản xuất vật chất đặc thù trong nền kinh tế quốc dân................................................................
1 . Tình hình phát triển và vai trò của nó trong quá trình công. nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước..............................................................
2 . Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nghành xây dựng........................
2.1 . Đặc điểm nghành xây dựng..............................................
2.2 . Các đặc điểm của sản phẩm xây dựng..............................
2.3 . Những đặc điểm của sản xuất trong xây dựng..................
Chương II Thực trạng về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty số 1 Hà nội...................................
I . Giới thiệu chung về Công ty.....................................................................
1 . Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty xây dựng số 1 Hà nội.......
2 . Chức năng , nhiệm vụ của Công ty xây dựng số 1 Hà nội.......................
II . Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật........................................................
1 . Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị của Công ty.......................
2 . Đặc điểm lao động của Công ty...............................................................
3 . Ngành nghề kinh doanh của Công ty xây dựng nhà ở số 1.....................
4 . Đặc điểm chế độ tiền lương ....................................................................
5. Đặc điểm nguyên vật liệu.........................................................................
6. Đặc điểm về thị trường của Công ty.........................................................
III . Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng số 1 Hà Nội.................................
1 . Tình hình sản xuất kinh doanhcủa Công ty trong những năm qua...............
1.1. Chỉ tiêu doanh thu..................................................................................
1.2. Chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách......................................................
1.3. Nguồn vốn kinh doanh...........................................................................
1.4. Chỉ tiêu chi phí......................................................................................
2. Các chỉ tiêu định lượng đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh...................
3.1.Các chỉ tiêu tổng hợp.............................................................................
3.2.Các chỉ tiêu kinh doanh bộ phận.............................................................
3. Các chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh......................
Chương III Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng số 1 Hà Nội............
I . Một số giải pháp ......................................................................................
Giải pháp1 : Nâng cao hiệu quả trong công tác đấu thầu......................... .
Giải pháp 2 : Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả..................................
Giải pháp 3 : Phát triển trình độ đội ngũ lao độngvà tạo động lực cho tập thể cá nhân người lao động...................................................
Giải pháp 4 :Vận dụng mối quan hệ Chi phí – Chất lượng – Thời gian để nâng cao chất lượng các công trình xây dựng......................
II/. Một số kiến nghị với Nhà nước...............................................................
Kết luận...........................................................................................................
Tài liệu tham khảo........................................................................................ 1
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top