Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lập kế hoạch chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công đoạn xí nghiệp Vận tải Đường sắt Hà Quảng quý I năm 2004

Chương I
Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng trong mô hình tổng công công ty ĐSVN

1.1. Vai trò, vị trí, đặc điểm của ngành đường sắt
Vận tải là một khâu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Vận tải tham gia vào cả hai khâu lưu thông trong quá trình sản xuất. Vận tải đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên nhiên vật liệu từ nơi khai thác đến nơi sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường thì số lượng sản phẩm tiêu thụ tại chỗ là không đáng kể vì vậy vận tải phải đảm nhiệm vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Vận tải là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, luôn là ngành kinh tế đi trước các ngành khác trong quá trình phát triển xã hội. Trong tiến trình phát triển của xã hội ngành vận tải cũng phong phú và đa dạng các loại hình vận tải để thích hợp với các loại điều kiện khác nhau về tự nhiên và xã hội. Hiện tại ngành vận tải gồm các phương thức vận tải sau:
- cách vận tải đường sắt.
- cách vận tải đường bộ.
- cách vận tải đường thuỷ.
- cách vận tải đường không.
- cách vận tải đường ống.
Ngành vận tải đường sắt ra đời sau vận tải đường thuỷ và đường bộ nhưng với ưu việt của cách vận tải này đã nhanh chóng trở thành cách vận tải quan trọng có vai trò điều tiết nền kinh tế quốc dân. Với doanh thu hơn 1500 tỷ và đóng góp hàng trăm tỷ đồng thuế cho nhà nước.
Trong công cuộc đổi mới đất nước ngành đường sắt đã góp một phần không nhỏ vào sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Cụ thể ngành đã đảm bảo công ăn việc làm cho gần 4 vạn công nhân với doanh thu 1500 tỷ đồng và hàng trăm tỷ đồng thuế. Bên cạnh đó là chất lượng phục vụ các đoàn tầu ngày càng được nâng cao: tầu Thống nhất Bắc Nam chỉ còn 30h, tầu Hà Nội- LC còn 7h và đã đưa các đoàn tầu cố định thời gian vào hoạt động. Ngành đường sắt sẽ còn góp phần đắc lực vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với thời gian chạy tầu rút ngắn hơn, chất lượng phục vụ của các đoàn tầu ngày càng cao, đảm nhận khối lượng ngày càng lớn hơn. Đặc biệt là sẽ giải quyết tốt tình trạng ùn tắc giao thông khi các đoàn tầu trên cao và tầu điện ngầm đi vào hoạt động. Với đặc điểm, vị trí, vai trò của ngành đường sắt ngành đã không ngừng phát triển đảm bảo tốt hơn nữa và góp phần vào thành công của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
1.2. Quyết định thành lập tổng công ty đường sắt Việt Nam của thủ tướng chính phủ
Tổng công ty ĐSVN được thành lập theo quyết định 34/2003/QĐ- TTG của thủ tướng chính phủ, là tổng công ty nhà nước có quy mô lớn, bao gồm các thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập, doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị và các lĩnh vực khác trong tổng công ty nhằm tăng cường khả năng chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn tổng công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Tổng công ty có các nhiệm vụ:
- Kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải đa cách và liên vận quốc tế. Đại lý và dịch vụ vận tải; quản lý, khai thác, sửa chữa, bảo trì hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia; tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo, đóng mới và sửa chữa các phương tiện, thiết bị, phụ tùng chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí. Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp và dân dụng. sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, thực phẩm. Kinh doanh bất động sản, du lịch, khách sạn, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ viễn thông và tin học. In ấn, xuất khẩu lao động, hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước trong hoạt động đường sắt và tiến hành các hoạt động khác theo pháp luật.
- Nhận và sử dụng có hiệu quả vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; đạo tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân đáp ứng nhu cầu phát triển ngành.
Tổng công ty có:
- Tư các pháp nhân theo pháp luật của Việt Nam.
- Điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành.
- Vốn, tài sản và chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong số vốn do tổng công ty quản lý.
- Con dấu, tài khoản tại kho bạc nhà nước, ngân hàng trong và ngoài nước.
- Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo quy định của pháp luật.
- Tên gọi tắt là đường sắt (ĐSVN).
Tên giao dịch quốc tế là Việt Nam railways (VNR).
- Trụ sở đặt tại 118 đường Lê Duẩn - Hà Nội. Tổng công ty được quản lý bởi hội đồng quản trị và được điều hành bởi tổng giám đốc.
Tổng công ty chịu sự quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và chịu sự quản lý của các cơ quan thay mặt chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật.
Tổ chức đảng cộng sản Việt Nam trong tổng công ty hoạt động theo hiến pháp, pháp luật và điều lệ của đảng cộng sản Việt Nam.
Tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong tổng công ty hoạt động theo hiến pháp và pháp luật.
Cơ cấu tổ chức gồm:
- Hội đồng quản trị, ban kiểm soát.
- Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.
- Các đơn vị thành viên tại thời điểm thành lập tổng công ty.
Tổ chức và hoạt động của tổng công ry được quy định cụ thể tại điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty do chính phủ ban hành.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của tổng công ty
A. Doanh nghiệp nhà nước giữ nguyên pháp nhân, nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Công ty quản lý đường sắt Hà Hải.
- Công ty quản lý đường sắt Hà Thái
- Công ty quản lý đường sắt Yên Lào.
- Công ty quản lý đường sắt Hà Lạng.
- Công ty quản lý đường sắt Vĩnh Phúc.
- Công ty quản lý đường sắt Hà Ninh.
- Công ty quản lý đường sắt Thanh Hoá.
- Công ty quản lý đường sắt Nghệ Tĩnh.
- Công ty quản lý đường sắt Quảng Bình.
- Công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên.
- Công ty quản lý đường sắt Quảng Nam- Đà Nẵng.
- Công ty quản lý đường sắt Nghĩa Bình.
- Công ty quản lý đường sắt Phú Khánh.
- Công ty quản lý đường sắt Thuận Hải.
- Công ty quản lý đường sắt Sài Gòn.
- Công ty thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội.
- Công ty thông tin tín hiệu đường sắt Bắc Giang.
- Công ty thông tin tín hiệu đường sắt Vinh.
- Công ty thông tin tín hiệu đường sắt Đà Nẵng.
- Công ty thông tin tín hiệu đường sắt Sài Gòn.
B. Doanh nghiệp chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Công ty xe lửa Gia Lâm.
- Công ty toa xe Hải Phòng.
- Công ty toa xe Dĩ An.
- Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng đường sắt.
C. Doanh nghiệp sẽ tiến hành cổ phần hoá.
1. Doanh nghiệp sẽ tiến hành cổ phần hoá, nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.
1.1. Công ty công trình 6.
1.2. Công ty công trình đường sắt 3.
1.3. Công ty công trình đường sắt.
1.4. Công ty vật tư đường sắt Đà Nẵng.
1.5. Công ty vật tư đường sắt Sài Gòn.
1.6. Công ty công trình đường sắt 1.
1.7. Xí nghiệp đá Hoàng Mai.
- Tính giá thành các SPCĐ và đơn giá biến phí của các SPCĐ.
Trên đây là phần tóm tắt của đề tài tốt nghiệp "Lập kế hoạch chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công đoạn Xí nghiệp Vận tải Đường sắt Hà Quảng quý I năm 2004" dưới đây em xin có một vài kiến nghị như sau:
Kiến nghị:
Trong mô hình tổ chức sản xuất mới Tổng Công ty ĐSVN, Công ty vận tải hàng hoá đường sắt, xí nghiệp vận tải Đường sắt Hà Quảng, cho dù xí nghiệp thành viên vẫn sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch giao thì xí nghiệp cũng cần chủ động và cố gắng khắc phục khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt chú ý là trong công tác về vận chuyển hành khách - hành lý. Xí nghiệp cần đề ra các phương chậm, chiến lược kinh doanh để thu hút thêm luồng hàng, luồng khách. Ví dụ như phương châm nâng cao chất lượng phục vụ của tàu khách hay chiến lược khai thác triệt để ưu thế của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, chùa Yên Tử và các danh lam thắng cảnh khác mà tuyến đi qua. Nên chú ý đến sự liên kết với các xí nghiệp, công ty khác để khai thác du lịch theo tua.
Lãnh đạo xí nghiệp và công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên để nâng cao năng suất lao động đặc biệt là khi tuyến đường sắt Yên Viên - Cái Lân đi vào hoạt động thì cán bộ công nhân viên làm chủ được công nghệ của tuyến. Khai thác tốt nhất những ưu việt của tuyến mang lại… Phục vụ quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước. Đây chỉ là những kiến nghị chủ quan của em với tầm nhìn hạn chế của sinh viên ngồi trên ghế nhà trường. Em mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và những người quan tâm.
Lời kết của người thực hiện. Em đã cố gắng tiếp thu và vận dụng các bài giảng, lời chỉ dẫn của các thầy cô vào đề tài của mình. Mặc dù em đã nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhất bản luận văn của mình. Nhưng với năng lực hạn chế của bản thân cho nên trong đề tài còn nhiều khiếm khuyết, kính mong được thầy cô và những người quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo, đóng góp ý kiến để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Mục lục

Chương I: Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng trong mô hình Tổng công ty ty đường sắt Việt Nam
1.1. Vai trò, vị trí, đặc điểm của ngành đường sắt
1.2. Quyết địh thành lập Tổng công ty đường sắt Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ
1.3. Quyết định thành lập Công ty vận tải hàng hoá đường sắt của Hội đồng quản trị Tổng công ty đường sắt Việt Nam
1.4. Giới thiệu về xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng
1.4.1. Vài nét khái quát của Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng
1.4.2. Mô hình cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng
1.5. Trang thiết bị Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng
Chương II: Lập kế hoạch lao động tiền lương
2.1. Một số vấn đề tiền lương của ngành
2.1.1. Khái niệm về tiền lương
2.1.2. Các chế độ trả lương
2.1.3. Hình thức trả lương
2.1.4. Nhiệm vụ của kế hoạch lao động tiền lương
2.1.5. Đặc điểm, yêu cầu công tác của công nhân viên trong ngành
2.1.6. Cơ sở, các tài liệu lập kế hoạch lao động tiền lương
2.2. Kế hoạch số định viên
2.2.1. Xác định hệ số lương bình quân của toàn xí nghiệp
2.2.2. Xác định lương bình quân của từng bộ phận
2.4. Tính quỹ lương theo định mức lao động và doanh thu
2.4.1. Tính quỹ lương theo định mức lao động
2.4.2. Tính hệ số lương sản phẩm
Chương III: Lập kế hoạch chi phí sản xuất quý I năm 2004
3.1. Các quy định và định mức sử dụng trong kế hoạch chi phí sản xuất của XNTV
3.1.1. Các quy định của Công ty VTHHĐS
3.1.2. Các định mức trong xây dựng kế hoạch chi phí sản xuất
3.2. Nội dung kế hoạch chi phí sản xuất
Chương IV: Tính giá thành sản phẩm công đoạn
4.1. Khái niệm về sản phẩm công đoạn
4.2. Lựa chọn sản phẩm công đoạn và phương pháp tính giá thành sản phẩm công đoạn
4.2.1. Lựa chọn sản phẩm công đoạn
4.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm công đoạn
4.3. Phân khai chi phí các khoản mục chi phần A
4.4. Phân khai chi phí các khoản mục chi phục vụ sản xuất
4.5. Thực hiện phân khai chi phí các khoản mục chi phần A
4.6. Thực hiện phân khai chi phí các khoản mục chi phục vụ sản xuất
4.6.1. Xác định tỉ lệ phân bổ cho các sản phẩm
4.6.2. Thực hiện phân khai chi phí các khoản mục chi phục vụ sản xuất
4.7. Tính giá thành SPCĐ
4.8. Phân khai chi phí theo định phí và biến phí cho các SPCĐ
Kết luận
Kiến nghị

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top