Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà Nội





 Sức sản xuất của vốn lưu động cho thấy cứ một đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

 Năm 2003 cứ 1 đồng vốn lưu động sử đung trong kỳ kinh doanh thì công ty sẽ thu được 0,072 đồng doanh thu, năm 2004 công ty thu được 0,054 đồng doanh thu, như vậy năm 2004 giảm 0,018 đồng doanh thu so với năm 2003, điều này cho thấy công ty sử dụng vốn lưu động năm 2004 là chưa tốt. Vậy các yếu tố nào đã đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty?

 Một số yếu tố chủ yếu như: khoản phải thu, hàng tồn kho sẽ cho ta thấy điều này. Các khoản phải thu năm 2003 la 18.568.203.115 đồng, năm 2004 đã tăng lên thành 34.179.390.622 đồng. Trong đó tập trung chủ yếu vào khoản phải thu của khách hàng. Hàng tồn kho năm 2003 là 9.479.049.539 đồng, năm 2004 tăng thành 41.286.367.452 đồng. Đây là 2 nhân tố chủ yếu tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan về tình hình thị trường và lợi nhuận đem lại từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm qua thì đây cũng chưa phải là tín hiệu quá xấu. Song công ty cũng cần quan tâm hơn về vấn đề này.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ó 860 người, Nữ có 340 người (Quý IV năm 2004), nhu cầu về Nam nhiều hơn so với Nữ của Công ty là do khối lượng công việc khá lớn do đó cần có người lao động trẻ khoẻ trong khâu sản xuất và chế tạo máy móc, khoan hàn, sơn, ...
Công nhân lao đông của Công ty gồm công nhân lao động kỹ thuật cao phục vụ cho đây chuyền công nghệ, chủ yếu là công nghệ chế tạo khuôn cối bằng hệ thống máy vi tính.
Công nhân hoạt động mang tính chất ngành nghề gồm công nhân đột đập, mạ men, lắp ráp, sơn hàn, ...
Đội ngũ công nhân viên phục vụ văn phòng, phục vụ về vật liệu xây dựng cơ bản của Công ty. Đội ngũ này ngày càng được nâng cao về chất lượng theo hướng nâng cao trình độ văn hoá bằng cách cử đi đào tạo tại các trường Đại học như Bách Khoa, Kinh tế, ...
Có thể nói bên cạnh việc đầu tư trang máy móc thiết bị để bắt kịp sản xuất. Công ty đã chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho hướng phát triển lâu dài.
3.2. cách bán hàng của Công ty.
Khách hàng của Công ty chủ yếu là các Công ty vật liệu xây dựng như LICOGIN, Công ty CITYCOM,... và các đại lý chuyên bán đồ cơ khí.
Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội là một công ty chuyên sản xuất nhiếu loại mặt hàng về vật liệu vật liệu xây dựng và kim khí như: sản xuất gạch men, chế tạo cửa xếp, cửa hoa, các đồ đùng trang trí nội thất, các loại đồ gia dụng như xoong chảo...Vì vậy cách bán hàng là vấn đề rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty, do vậy việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện thông qua các cách sau:
- Bán lẻ: Hiên nay Công ty bán lẻ dưới những hình thức bán lẻ trực tiếp và thu tiền ngay: chủ yếu bán cho người tiêu đùng mua với số lượng ít, thường chủ yếu là khách vãng lai.
- Bán buôn: Công ty bán với giá thấp hơn giá bán lẻ cho những khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm với số lượng lơn.
- Bán đại lý: Công ty cung cấp hàng cho các đại lý và các đại lý bán theo quy định của Công ty đồng thời đại lý sẽ được hưởng hoa hổng theo quy định của Công ty (việc bán cho đại lý do phòng kinh doanh phụ trách).Cụ thể các đại lý sẽ được hưởng 10% doanh thu.
Bên cạnh đó Công ty còn có quyền:
+ Ký kết hợp đồng mua bán với các bạn hàng trong và ngoài nước nhằm đáp ứng nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.
+ Quản lý sử dụng lực lượng cán bộ công nhân viên trong Công ty theo phân cấp quản lý cán bộ của Tổng Công ty.
+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn vật tư tài chính theo kế hoạch, theo quy định hiện hành cải thiện lao động, nâng cao đời sống công nhân viên.
+ Được mở tài khoản và sử dụng con đấu riêng.
3.3. Đối thủ cạnh tranh.
Muốn phát triển thị trường nhất định phải nghiên cứu mức độ cạnh tranh trên thị trường đó.
Các doanh nghiệp phải lựa chọn các chiến lược cạnh tranh với các đối thủ của mình và củng cố lợi thế của doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và kinh doanh trên thị trường so với các đối thủ khác. Đối thủ cạnh tranh được hiểu một cách đơn giản là những doanh nghiệp hay cá nhân cùng tham gia kinh doanh loại hàng đó.
do mặt hàng kinh doanh chính của Công ty là các loại vật liệu vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, cát, gạch men và các mặt hàng sản xuất kim khí, ...nên Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường như Công ty sản xuất vả kinh doanh vật liệu vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh về vật liệu vật liệu xây dựng, ... . Ngoài ra Công ty còn các đối thủ cạnh tranh về các mặt hàng kinh doanh khác như các Công ty chuyên sản xuất các loại chảo INOX của Trung Quốc được sản xuất tại Việt Nam, ...
Việc thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh với nhau cùng một mặt hàng làm cho hoạt động trên thị trường trở nên sống động và tăng thêm hiệu quả, nâng cao chất lượng kinh doanh, chất lượng phục vụ khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho xã hội. Với những điều đó Công ty luôn có những biện pháp mới ứng dụng vào điều kiện thực tế để chiếm lĩnh thị trường. Yêu cầu đầu tiên là phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh nghiên cứu tốt đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho Công ty đưa ra các chính sách cạnh tranh có hiệu quả giảm tới mức thấp nhất những rủi ro không may xảy ra.
Chương 2
Phân tíCh thựC trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội
I. phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội
Trong cơ chế thị trường, nền kinh tế mới đã tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, phát huy được hết các khả năng cũng như các tiềm năng thế mạnh của mình, song điều đó cũng đẩy các doanh nghiệp vào cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay cũng đã có những doanh nghiệp đã và đang đứng vững trên thị trường, đẩy mạnh kinh doanh và theo cơ chế mới để đạt được hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo, nắm bắt được thời cơ, đa đạng hoá các mặt hàng kinh doanh và chú trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Trong số đó công ty cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội là một trong những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả ở nước ta hiện nay.
Qua kết quả kinh doanh của Công ty năm 2003 – 2004 ta thấy:
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2003 – 2004.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Stt
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2003
2004
Tuyệt đối
Tỷ lệ(%)
1
Doanh thu thuần
113.542.001.610
130.717.736.956
17.241.442.346
15,18
2
Lợi nhuận sau thuế
3.178.464.308
3.829.923.086
651.458.778
20,50
3
Tổng nộp ngân sách
4.900.000.000
5.500.000.000
600.000.000
12,24
4
Thu nhập bq người/tháng
1.250.000
1.350.000
100.000
8,00
5
Tỷ suất lợi nhuận
theo doanh thu (%)
2,8
2,92
0,12
4,28
Nguồn số liệu:phòng kế toán
Qua số liệu phân tích của bảng 1 ta thấy:
doanh thu của công ty đạt được trong năm 2003 là 113.542.001.610 đồng, trong năm 2004 là 130.783.443.956 đồng, tăng 17.241.442.346 đồng. Điều này cho ta thấy công ty đã có những bước đi đúng đắn, đây là một đấu hiệu tốt cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh găy gắt.
Trong giá trị doanh thu thực hiện được, thì thực hiện kim ngạch xuất khẩu đạt 19.056.595.000 đồng, chiếm 14,57% tổng doanh thu.
-Bên cạnh việc làm mọi cách để tăng doanh thu công ty luôn thực hiện đầy đủ mọi chính sách, chế độ của nhà nước điều này được thể hiện qua việc công ty nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước hàng năm đầy đủ. Cụ thể, Năm 2003 với tổng doanh thu là 113.542.001.610 đồng cùng với việc tăng sản lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ công ty đã nộp cho Ngân sách Nhà nước năm 2003 là 4.900.000.000 đồng, năm 2004 là 5.500.000.000 đồng, tăng 600.000.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,24%.
Lợi nhuận năm 2004 tăng lên so với năm 2003. doanh thu năm 2004 lại tăng lên và tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu do vậy tỷ suất lợi nhuận của doanh thu của năm 2004 tăng lên so với năm 2003 là 0,12% TSLN/đT của năm 2003 là 2,92 phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 2,92 đồng lãi. So sánh năm 2004 với năm 2003 ta thấy cứ 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận lại tăng 0,12.
Về thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty ta thấy năm 2004 là 1.350.000 đồng/người/tháng so với năm 2003 là 1.250.000 đồng/người/tháng với mức tăng là 100.000 đồng/người/tháng, tương ứng với tỷ lệ tăng 8%. Như vậy công ty đã chú trọng vào việc trả lương cho người lao động và nâng cao đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao.
Điều này cho biết quá trình hoạt động kinh doanh của công ty là đạt hiệu quả.
Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty qua hê thống các chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát nhất toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
II. phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty.
Bảng 2: Đánh giá hiệu quả vốn so với doanh thu
Stt
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
1
Tổng doanh thu
Đồng
113.542.001.610
130.783.443.956
2
Tổng vốn kinh doanh bình quân
Đồng
128.639.723.116
141.756.544.568
3
Sức sản xuất của vốn
0,8826
0,9225
Nguồn số liệu: Phòng kế toán
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
Năm 2003 cứ 1 đồng vốn của công ty được đưa vào kinh doanh thì thu được 0,8826 đồng doanh thu. Năm 2004 công ty đã thu được 0,9225 đồng doanh thu, so năm 2004 với năm 2003 thì doanh thu của công ty tăng 0,0399 đồng (0,9225-0,8826).
Bảng 3: Đánh giá sức sản xuất của vốn cố định
Stt
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
1
Tổng doanh thu
Đồng
113.542.001.610
130.783.443.956
2
TSCĐ và đầu tư dài hạn bq
Đồng
51.457.404.792
11.434.157.578
3
Sức sản xuất của vốn cố định
0,062
0,034
Nguồn số liệu: Phòng kế toán
Sức sản xuất của vốn cố định cho thấy 1 đồng vốn cố định sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Ta thấy trong năm 2003 cứ 1 đồng vốn cố định đưa vào kinh doanh thì Công ty thu được 0,062 đồng doanh thu, còn năm 2004 công ty thu được 0,034 đồng doanh thu. Như vậy doanh thu của năm 2004 giảm 0,028 đồng so với năm 2003, điều này cho thấy việc sử dụng vốn cố định của công ty chư...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top